Đau dạ dày có mấy cấp độ? Làm sao để giảm đau một cách hiệu quả nhất
Bảng tóm tắt
Đau dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bệnh đau dạ dày có mấy cấp độ và triệu chứng của từng cấp độ như thế nào? Người bệnh thường phát hiện mình mắc bệnh ở giai đoạn nặng khi các triệu chứng đã rõ rệt. Do vậy mà việc điều trị bệnh lý này ngày càng khó khăn. Bạn hãy tham khảo bài viết này để có được những thông tin đầy đủ và chính xác về các cấp độ của đau dạ dày cũng như các cách điều trị hợp lý.
Các cấp độ của bệnh đau dạ dày và triệu chứng nhận biết
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày có các tổn thương. Người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng thượng vị, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu. Đây là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh và thường rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm.
Bệnh lý đau dạ dày thường có 3 giai đoạn chính: viêm dạ dày, loét dạ dày và đau dạ dày cấp. Các triệu chứng ban đầu thường là khó nhận biết và chỉ khi bệnh đã nặng thì các triệu chứng mới rõ rệt. Để có hướng điều trị tốt nhất bạn nên hiểu rõ chính xác và phân được được các triệu chứng ngay từ khi khởi phát để có biện pháp phòng và điều trị tốt nhất.
Viêm dạ dày
Viêm dạ dày (Gastritis) là tình trạng dạ dày bị viêm, sưng. Bệnh lý này có thể xảy ra bất ngờ hoặc kéo dài. Viêm dạ dày là giai đoạn đầu tiên của các bệnh lý về dạ dày, kéo dài có thể dẫn đến loét dạ dày và nặng hơn nữa là ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày không có nguy hiểm và nếu bạn chăm sóc tốt bệnh sẽ chuyển biến tốt. Tuy nhiên nếu tình trạng viêm tái phát nhiều lần và kéo dài, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn. Khi có tình trạng kéo dài bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày:
- Đau vùng bụng trên (vùng thượng vị): Đây là dấu hiệu ban đầu để bạn nhận biết bệnh lý về dạ dày. Bạn cảm thấy đau nhói, đau từng cơn vùng từ rốn đến xương sườn. Thông thường, bạn có thể đau sau khi ăn, lúc đói, đau về đêm. Do những thời điểm này, tại dạ dày tiết ra một lượng axit nhất định và làm tổn thương vị trí viêm.
- Cảm giác đầy bụng: Tình trạng này xảy ra sau khi ăn xong. Bạn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, khó chịu kể cả khi bạn đã ăn lâu rồi. Triệu chứng này sẽ hết sau khi bạn làm việc và hoạt động thể chất do làm tiêu hao năng lượng. Điều này sẽ làm bạn chán ăn trong lần tiếp theo và kéo dài sẽ dẫn đến những triệu chứng nặng hơn, việc điều trị cũng khó khăn hơn.
- Chán ăn kéo dài: Khi dạ dày có tình trạng viêm, các chức năng không ổn định, làm giảm hiệu suất hoạt động, tiêu hóa thức ăn giảm, dẫn đến đầy bụng. Tình trạng đầy bụng kéo dài, bạn sẽ cảm thấy no, không muốn ăn nữa và dần sẽ là chán ăn. Chán ăn lâu ngày, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng và dễ nhiễm bệnh.
- Buồn nôn và nôn: Khi chức năng tiêu hóa thức ăn không còn tốt, để thực hiện đủ quy trình, cơ thể bạn phải tiết ra một lượng axit dịch vị nhiều hơn để có thể tiêu hóa được hết thức ăn. Axit dịch vị tiết ra quá nhiều, thường xảy ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Khi có trào ngược, bạn sẽ cảm thấy nóng rát vùng thực quản, buồn nôn và có thể nôn mửa. Trào ngược kéo dài, làm tổn thương lớp niêm mạc và làm tăng nguy cơ làm bệnh nặng hơn.
Loét dạ dày
Loét dạ dày (Stomach Ulcers) xảy ra khi các vết thương bị viêm kéo dài và tái phát nhiều lần. Các vết loét ngày càng tổn thương và ăn sâu vào lớp niêm mạc dạ dày, gây ra những biến chứng nặng. Giai đoạn này ngoài những biểu hiện ban đầu, còn có những triệu chứng đã tiến triển nặng thêm:
- Những cơn đau xảy ra thường xuyên và dai dẳng: Dạ dày bị tổn thương, hoạt động không ổn định, lượng axit dịch vị tiết quá nhiều. Những nguyên nhân này làm cho các vết loét ngày một nặng hơn.
- Buồn nôn và nôn nhiều hơn: Sự trào ngược dạ dày ngày càng tăng, cơ thể tiết dịch vị quá nhiều. Khả năng co bóp của dạ dày bị hạn chế do loét làm giảm khả năng hoạt động của dạ dày.
- Sụt cân bất thường: Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn. Do hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng. Cơ thể mệt mỏi, yếu gần và có nguy cơ gây ra nhiều bệnh mắc kèm khác.
- Đại tiện ra máu: Đây là triệu chứng vết loét đã bị tổn thương nặng lớp niêm mạc. Bạn có thể nhìn thấy máu là do dạ dày đã có hiện tượng xuất huyết nhưng mức độ nhẹ.
Đau dạ dày cấp
Đau dạ dày cấp là tình trạng cảnh báo các triệu chứng của bệnh đã trở nên nặng hơn. Các triệu chứng ngày một rõ ràng và xảy ra thường xuyên hơn. Đa số bệnh đau dạ dày được phát hiện ở giai đoạn này khi bệnh nhân đến khám. Do vậy, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Các triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua, đau bụng trên, nôn đều diễn ra nhiều hơn. Trầm trọng hơn cả là nguy cơ xuất huyết dạ dày ngày càng tăng cao. Tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày
Đây là giai đoạn cuối cùng, khi tình trạng bệnh đã rất nặng và xảy ra thường xuyên. Những vị trí tổn thương ngày càng nhiều và việc hình thành các mô tế bào mới để thay thế đã mất kiểm soát. Một khi sự sinh sản tế bào mới không còn theo quy luật thì đó là khi các mô ung thư phát triển.
Ung thư dạ dày có hai loại lành tính và ác tính. Nếu lành tính bạn có thể cắt bỏ các khối u và thực hiện một chế độ chăm sóc đặc biệt cẩn thận. Ung thư ác tính thì khác. Các tế bào ung thư ngày càng lây lan với tốc độ chóng mặt, không kiểm soát được. Tình trạng bệnh ngày càng nặng và rất khó điều trị.
Đau dạ dày là một bệnh có thể khỏi được nếu bạn chữa bệnh và chăm sóc hợp lý. Nếu tình trạng bệnh ngày càng nặng, nguy cơ biến chứng ngày càng tăng. Vì vậy, ngay khi có những triệu chứng đầu tiên, bạn nên đến những cơ sở khám chữa bệnh để có cách điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách khắc phục đau dạ dày?
Các cách khắc phục đau dạ dày hiện nay thường có hai tác dụng chính là làm giảm nhanh các triệu chứng bên ngoài và kiểm soát tốt các tổn thương bên trong. Bệnh ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà bằng các cách dân gian. Nếu bệnh đã nặng bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bằng các thuốc chữa đau dạ dày để có kết quả tốt.
Mẹo chữa dân gian tại nhà
Các mẹo dân gian thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, lành tính và rất đơn giản. Đây chỉ là các cách hỗ trợ, giúp giảm các triệu chứng bên ngoài cho bệnh nhân một cách nhanh nhất. Cách này chỉ áp dụng khi có những triệu chứng đầu tiên, mức độ nhẹ và đặc biệt kết hợp với chế độ chăm sóc đúng để tránh tái phát.
1. Sử dụng mật ong
Trong mật ong rất giàu các vitamin, chất chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa. Bởi vậy, mật ong có khả năng giảm tình trạng viêm, loét dạ dày và giúp làm lành vết thương nhanh. Đồng thời, mật ong còn bổ sung các chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách thực hiện:
Bạn có thể uống mật ong pha với nước ấm. Đây là cách phổ biến và đơn giản nhất để giảm nhanh các triệu chứng bên ngoài. Bạn sẽ thấy cảm giác khó chịu qua nhanh. Thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một thìa mật ong hòa với một cốc nước ấm (60 – 70°C).
Lưu ý: Nên sử dụng thường xuyên vào mỗi buổi sáng trước khi ăn 30 phút. Điều này giúp kiểm soát được lượng dịch vị tiết ra sau khi ăn, tránh tác động đến vị trí tổn thương. Sử dụng mật ong có nguồn gốc rõ ràng và an toàn, tránh hàng giả, hàng nhái.
2. Chữa trị bằng nghệ
Nghệ là một dược liệu tự nhiên có chứa nhiều thành phần tốt cho dạ dày, đặc biệt là curcumin. Đây là một chất đã được nghiên cứu và áp dụng trong nhiều loại thuốc chữa bệnh về dạ dày.
Cách thực hiện:
Nghệ thường được kết hợp với mật ong để có thể tăng khả năng điều trị và nhanh chóng khỏi bệnh.
- Rửa sạch nghệ, giã nhuyễn và ngâm trong nước ấm. Điều này giúp các tinh chất sẽ thấm hoàn toàn vào nước.
- Lấy khoảng 2 thìa mật ong pha với nước nghệ.
- Sử dụng thường xuyên, mỗi ngày 1 – 2 lần để cải thiện được tính trạng bệnh.
3. Sử dụng nước gừng
Gừng là một món ăn có mùi thơm vị cay nhưng nó lại là một dược liệu giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Gừng có tính ấm, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Do vậy, sử dụng gừng giúp giảm nhanh tình trạng viêm, giảm tiết axit dịch vị. Bạn có thể sử dụng các cách chữa bằng gừng dưới đây:
- Trà gừng: Thái vài lát gừng cho vào cốc nước ấm, uống vào mỗi buổi sáng, bạn sẽ thấy các triệu chứng sẽ giảm hẳn sau 1 tháng sử dụng.
- Gừng kết hợp với mật ong và chanh: Lấy một thìa mật ong pha với nước ấm và nửa thìa nước cốt chanh. Gừng bạn có thể thái lát hoặc sử dụng nước cốt gừng.
4. Nước ép bạc hà
Lá bạc hà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm co thắt dạ dày và giảm đau hiệu quả. Sử dụng bạc hà giúp giảm dứt hẳn những cơn đau dạ dày. Có hai cách sử dụng: trực tiếp và uống nước.
- Cách 1: Bạn có thể nhai trực tiếp lá bạc hà tươi 2 – 3 lần trong ngày. Cách này giảm đau nhanh và hỗ trợ tại vị trí bị tổn thương.
- Cách 2: Cho lá bạc hà vào cốc nước nóng để các tinh chất thấm dần ra. Bạn nên uống 2 – 3 lần trong ngày để có hiệu quả tốt.
5. Sử dụng giấm táo
Giấm táo có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường khả năng hấp thu và ngăn ngừa khó tiêu. Nhờ vậy, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm nhanh, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn chỉ cần lấy 2 – 3 thìa giấm táo hòa với nước ấm. Uống trước khi ăn để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Các mẹo trên đây bạn chỉ nên áp dụng khi mới bắt đầu có triệu chứng nhẹ. Đồng thời, bạn nên kết hợp với chế độ ăn lành mạnh, tránh tái phát và tình trạng bệnh nặng hơn.
Các loại thuốc Tây y
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị đau dạ dày. Những loại thuốc này giúp giảm các triệu chứng, hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Bệnh đau dạ dày không chỉ sử dụng một thuốc mà thường kết hợp nhiều thuốc để có hiệu quả tốt nhất. Do vậy, bạn nên đi khám để có một cách điều trị hợp lý nhất.
Các thuốc điều trị đau dạ dày thường chia ra làm hai nhóm: điều trị nguyên nhân và triệu chứng.
Điều trị nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các thuốc được sử dụng để làm giảm các nguyên nhân thường gặp:
- Kháng sinh: Bệnh đau dạ dày thường có liên quan đến một loại vi khuẩn là Hp (Helicobacter Pylori). Loại vi khuẩn này hiện nay đã kháng rất nhiều loại kháng sinh, vì vậy bạn nên sớm đi khám để phát hiện có vi khuẩn hay không. Thông thường, khi mới bắt đầu có triệu chứng đau dạ dày, nhóm kháng sinh cephalosporin được sử dụng nhiều nhất.
- Thuốc trung hòa dịch vị: Đây là nhóm thuốc có khả năng làm trung hòa, giảm độ pH axit trong dạ dày. Do trong bệnh dạ dày, các dịch vị axit được tiết ra rất nhiều, làm ảnh hưởng đến các vết tổn thương.
- Nhóm giảm tiết dịch vị: Những thuốc thuộc nhóm này có khả năng kích thích dạ dày giảm tiết ra dịch vị, tránh làm tổn thương đến các ổ viêm, loét của dạ dày.
Điều trị triệu chứng:
Bệnh đau dạ dày có rất nhiều triệu chứng thường gặp như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn. Nhóm thuốc này giúp giảm các tình trạng trên và cải thiện bệnh tốt hơn.
Thông thường điều trị đau dạ dày là kết hợp hai các điều trị này để có được những kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, thuốc thường có những tác dụng phụ và tương tác thuốc nhất định. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để có hướng điều trị hợp lý.
Các loại thuốc Đông y
Từ xa xưa đã có nhiều bài thuốc đông y có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày. Các bài thuốc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn và có tác dụng tốt cho dạ dày.
Bài thuốc 1: Thạch bì chi tử
Nguyên liệu của một thang thuốc bao gồm:
- Bối mẫu 12g.
- Trạch tả 16g.
- Trần bì 10g.
- Thạch bì 8g.
- Chi tử, đan bì, thược dược mỗi loại 20g.
Đun thang thuốc cho đến khi thuốc đặc là được. Chia làm 5 lần bằng nhau, sáng 4 lần và tối 1 lần.
Bài thuốc 2: Sa nhân hương phụ
Nguyên liệu:
- Sa nhân: 8g.
- Hương phụ, ô dược mỗi vị 20g.
- Cam thảo, trần bì, diên hồ sách mỗi thứ 20g
Sắc thuốc vừa đủ để chia thành 4 phần bằng nhau, sáng sử dụng 3 phần và tối 1 phần. Sử dụng liên tục trong 4 ngày để có hiệu quả tốt.
Bài thuốc 3 : Hương phụ bình lang
Nguyên liệu: Một thang thuốc bao gồm:
- Hương phụ: 25g.
- Binh lang, cam thảo: 10g.
- Tam tiên, lai phục tử mỗi vị 45g.
- Trần bì, phật thủ, hoắc hương mỗi thứ 15g.
Sắc làm nước uống, mỗi thang thuốc chia làm 3 lần uống. Sử dụng hằng ngày cho đến khi hết bệnh.
Cách phòng tránh đau dạ dày
Đau dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa. Vì vậy, bạn cần có một chế độ ăn lành mạnh để hạn chế các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm: Bạn nên sử dụng những thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng các hóa chất hay các chất kích thích tăng trưởng.
- Sử dụng thực phẩm đa dạng: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên không nên ăn quá no, tránh đầy bụng, khó chịu và cơ thể tiết quá nhiều axit, ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Điều này giúp dạ dày hoạt động vừa phải, không phải tiết quá nhiều axit dịch vị để tiêu hóa thức ăn.
- Hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng: Những thực phẩm này làm tăng nguy cơ viêm, loét dạ dày và tiến triển bệnh nặng hơn.
- Không sử dụng các chất kích thích: Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá – là những chất có rất nhiều chất có hại cho cơ thể.
- Tinh thần: Tránh căng thẳng, luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Đau dạ dày là một bệnh rất dễ tiến triển nặng và khó phát hiện sớm. Các triệu chứng thường rõ ràng khi tình trạng đã nặng. Vì vậy, bạn nên biết được đau dạ dày có mấy cấp độ, cách triệu chứng thường gặp và những cách điều trị để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!