Trĩ nội: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị hiệu quả nhất năm 2020

Trĩ nội là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng có sự hiểu biết đầy đủ về bệnh lý này. Nội dung bài đọc mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin để hỗ trợ điều trị và chủ động phòng tránh bệnh. 

Trĩ nội là bệnh gì?

Bệnh trĩ nội là gì? Đây là tình trạng giãn phình tĩnh mạch trên đường lược ở vị trí sâu trong trực tràng gây ứ đọng máu, hình thành nên búi trĩ. Trái với trĩ nội, trĩ ngoại hình thành do bị phình giãn động mạch dưới đường lược, nằm ngoài ống hậu môn. 

Ban đầu bị trĩ nội sẽ không có biểu hiện lạ do niêm mạc trực tràng không có dây thần kinh cảm giác. Bệnh phát triển về lâu dài, búi trĩ gia tăng kích thước người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, khó chịu hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện.  Trĩ nội rất khó để phát hiện sớm, khi nhận ra dấu hiệu thì bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn 2 – 4. Căn bệnh này về cơ bản không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có tác động lớn đến việc sinh hoạt và tâm lý của người bị bệnh. 

Trĩ nội ban đầu sẽ không có triệu chứng rõ ràng
Trĩ nội ban đầu sẽ không có triệu chứng rõ ràng

Những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội

Trĩ nội hình thành là do khu vực trực tràng – hậu môn bị tăng áp lực trong một thời gian dài. Những áp lực đó đã khiến tĩnh mạch bị phình giãn, máu ứ đọng lại tạo nên búi trĩ. Nguyên nhân hình thành bệnh lý là do nhiều yếu tố kết hợp lại, rất hiếm khi do một tác nhân nào đó gây nên. 

Vậy, nguyên nhân gây hình thành trĩ nội là gì? 

  • Tuổi tác: Độ tuổi con người càng thay đổi thì cơ hậu môn và tĩnh mạch càng bị suy yếu và tổn thương, điều này đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ và các bệnh có liên quan đến tĩnh mạch phát triển. Chính vì vậy, người cao tuổi và trung niên là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất lớn. 
  • Rối loạn tiêu hóa cấp độ mãn tính kèm theo các triệu chứng như mót rặn, tiêu chảy, táo bón đã làm tăng áp lực lên trực tràng – hậu môn và gây nên bệnh trĩ. 
  • Mang thai: Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ đặc biệt là thai kỳ cuối, tử cung giãn nở, kết hợp cân nặng tăng đột ngột làm tĩnh mạch trực tràng – hậu môn bị đè nén dẫn đến tình trạng giãn phình và hình thành nên búi trĩ. 
  • Ít vận động, ngồi nhiều cũng là một nguyên nhân dẫn đến mắc trĩ nội do cơ thể đè lên cơ thắt và tĩnh mạch hậu môn gây nguy cơ mắc bệnh cao. 
  • Quan hệ đồng giới là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ rất lớn do hoạt động tình dục đã làm tăng ma sát niêm mạc ống hậu môn khiến tĩnh mạch bị phình giãn dẫn đến tình trạng viêm và ứ huyết. 

Ngoài các tác nhân trên thì còn có những nguyên nhân khác dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ cao như: Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, nhịn đi đại tiện, bị căng thẳng kéo dài, lạm dụng quá nhiều rượu bia,…

Rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến bệnh trĩ nội
Rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến bệnh trĩ nội

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội

Trĩ nội được phân chia thành 4 cấp độ với những triệu chứng khác nhau. Cụ thể biểu hiện của bệnh trĩ nội qua từng mức độ là: 

Bệnh trĩ nội cấp độ 1: 

  • Búi trĩ nằm sâu trong trực tràng và không thể quan sát được bằng mắt thường hay cảm nhận bằng xúc giác. 
  • Người bệnh sẽ bị chảy máu khi đi vệ sinh, vết máu ban đầu sẽ dính vào phân sau đó chảy giọt hoặc bắn thành tia. 
  • Hậu môn có nhiều dịch nhầy tiết ra khiến bệnh nhân có cảm giác ẩm ướt, ngứa ngáy rất khó chịu. 

Dấu hiệu bệnh trĩ nội ở mức độ 2: 

  • Trĩ nội độ 2 búi trĩ có biểu hiện sa xuống, thập thò ở ống hậu môn. 
  • Người bệnh gắng sức hoặc rặn khi đi tiêu sẽ khiến búi trĩ có thể lòi ra và tự động thụt vào bên trong. 
  • Khi đi đại tiện sẽ ra máu kèm theo cảm giác đau rát. 

Bệnh trĩ cấp độ 3: 

  • Búi trĩ phát triển dày với kích thước to hơn, màu sắc đỏ sẫm và có bề mặt ngoài thô như trĩ ngoại. 
  • Cơ thắt hậu môn dần bị suy yếu, búi trĩ lòi ra ngoài kể cả khi ngồi và đi bộ. 
  • Búi trĩ không tự động thụt vào bên trong mà phải dùng tay. 

Trĩ nội cấp độ 4: 

  • Búi trĩ phát triển với kích thước lớn và không thể thụt vào ống hậu môn kể cả khi có tác động lực. 
  • Triệu chứng cơ năng phát triển nặng hơn ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lý của người bệnh. 

Nhiều người thắc mắc trĩ nội có tự hết không, hay cần phải điều trị. Các chuyên gia nhận định, đây là bệnh lý về đường tiêu hóa cần phải được chữa trị càng sớm càng tốt chứ không thể tự khỏi. Thời gian hồi phục còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố tác động đến. 

Biểu hiện trĩ nội có sự khác biệt theo từng cấp độ
Biểu hiện trĩ nội có sự khác biệt theo từng cấp độ

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm gì không?

Trĩ nội có chữa khỏi được không, có gây ra nguy hiểm gì đến sức khỏe của bệnh nhân không trong phần này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp. Về cơ bản, bệnh lý không gây nguy hiểm gì đến tính mạng của bệnh nhân mà chỉ gây khó khăn trong việc sinh hoạt của người bệnh. Thời gian đầu những ảnh hưởng do trĩ gây ra rất ít nhưng càng về sau các triệu chứng sẽ tăng dần về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý bệnh nhân. 

Ngay khi phát hiện bệnh trĩ nội bạn cần phải điều trị ngay bởi càng kéo dài thời gian,  bệnh lý sẽ chuyển  biến theo hướng xấu với những biến chứng như: 

  • Gây thiếu máu mãn tính do bị chảy máu khi đi đại tiện kéo dài. 
  • Bị sa trĩ tắc mạch dẫn đến hiện tượng phù nề vùng niêm mạc hậu môn – trực tràng. 
  • Bị nhiễm khuẩn búi trĩ do búi trĩ sa ra ngoài, bị thít chặt cơ thắt hậu môn dẫn đến tình trạng viêm loét, phù nề và hoại tử. Nếu không điều trị sớm còn có thể gây nhiễm trùng tuần hoàn máu, đe dọa đến sinh mạng. 
  • Bị rối loạn chức năng cơ hậu môn, người bệnh sẽ không thể kiểm soát được hoạt động xì hơi và đào thải phân. 

Vì vậy, để tránh nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm trên, ngay khi phát hiện triệu chứng trĩ nội bạn nên đến ngay cơ sở y tế để khám và được điều trị. 

Trĩ nội gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh
Trĩ nội gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh

Cách chẩn đoán bệnh trĩ nội

Trước khi tiến hành điều trị trĩ nội bác sĩ phải tiến hành kiểm tra, chẩn đoán tình trạng bệnh nhân nhằm đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp. 

So với trĩ ngoại, trĩ nội cần phải kết hợp chẩn đoán lâm sàng với các kỹ thuật y khoa khác để bác sĩ đưa ra phán đoán chính xác hơn. 

Nếu bệnh nhân có các biểu hiện nghi ngờ bị trĩ nội bác sĩ có thể chỉ định thực hiện kỹ thuật chẩn đoán sau: 

  • Đề nghị bệnh nhân ngồi xổm để xác định mức độ xa và quan sát biểu hiện búi trĩ nếu bệnh lý đã chuyển sang cấp độ 2. 
  • Thực hiện nội soi để quan sát trực tràng, hậu môn nhằm mục đích phát hiện những bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn khác. 

Trường hợp bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng hay tổn thương thực thể điển hình bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm phân, máu, chụp CT, X quang,… để có thêm dữ liệu chẩn đoán. Khi đã xác định được tình trạng bệnh lý và nguyên nhân cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra hướng chữa trĩ nội phù hợp, mang đến hiệu quả cao nhất. 

Cách điều trị bệnh trĩ nội

Cách chữa bệnh trĩ nội được áp dụng sẽ tùy vào cấp độ bệnh lý, triệu chứng và khả năng đáp ứng của bệnh nhân để mang đến hiệu quả cao nhất, tiết kiệm về chi phí. Những biện pháp đang được áp dụng phổ biến khi điều trị bệnh gồm có: 

Điều trị trĩ nội theo Tây y

Bệnh trĩ nội và cách chữa Tây y sẽ được áp dụng riêng theo từng cấp độ và khả năng đáp ứng của người bệnh. Cụ thể hơn như sau: 

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây

Nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn 1 hoặc 2 bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định dùng thuốc phù hợp nhằm làm giảm triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển của búi trĩ. Cụ thể:

Thuốc Tây chữa bệnh trĩ cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ
Thuốc Tây chữa bệnh trĩ cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Thuốc bôi mỡ có chứa hydrocortisone, hoạt chất kháng sinh hay panthenol,… sẽ được chỉ định dùng trực tiếp lên hậu môn – trực tràng để cải thiện triệu chứng viêm, phù nề và giảm ngứa. 
  • Thuốc chống viêm, giảm đau như diclofenac, naproxen,… dùng để cải thiện triệu chứng đau rát, phù nề sau khi đi tiêu. 
  • Thuốc nhuận tràng dùng trong trường hợp trĩ nội do táo bón mãn tính để thúc đẩy nhu động ruột hoạt động, rút ngắn thời gian phân ứ đọng trong đại tràng, hỗ trợ bệnh nhân đại tiện thuận lợi hơn. 
  • Thuốc tăng độ bền tĩnh mạch như diosmin, daflon,… làm hạn chế nguy cơ tắc tĩnh mạch, làm vỡ hoặc hạn chế sự phát triển kích thước của búi trĩ. 

Tùy theo trường hợp bệnh lý bác sĩ còn có thể chỉ định bệnh nhân dùng thêm kháng sinh, vitamin C hay thuốc điều hòa nhu động ruột. 

Điều trị trĩ nội bằng thủ thuật xâm lấn

Thuốc tân dược trị trĩ chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng, chính vì vậy can thiệp thủ thuật xâm lấn để loại bỏ búi trĩ là điều buộc phải làm. 

Hiện tại có hai thủ thuật xâm lấn được dùng trong điều trị trĩ nội là: 

  • Thủ thuật thắt búi trĩ bằng vòng cao su qua quá trình nội soi. Bác sĩ sẽ quan sát biểu hiện trực tràng rồi đưa vòng cao su vào thắt búi trĩ. Sau vài ngày búi trĩ sẽ tự động hoại tử và rụng do thiếu máu. 
  • Thủ thuật chích xơ búi trĩ dành cho trường hợp trĩ nội cấp độ 2. Bác sĩ sẽ dùng một loại dung dịch đặc biệt tiêm vào búi trĩ để gây phản ứng xơ hóa, hạn chế tình trạng xuất huyết khi đi tiêu, giảm nguy cơ sa búi trĩ và đề phòng xuất hiện biến chứng. 

Ngoài hai thủ thuật phổ biến được áp dụng trên thì còn có thủ thuật laser, đốt điện nhiệt, áp lạnh bằng khí nito lỏng,… Ưu điểm của thủ thuật xâm lấn là thực hiện trong thời gian ngắn, quy trình đơn giản và có hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, một số trường hợp thực tế ghi nhận búi trĩ vẫn bị tái phát sau khi tiến hành các biện pháp trên. 

Phẫu thuật điều trị bệnh trĩ nội

Nếu thuốc tân dược và thủ thuật xâm lấn không mang đến kết quả tốt khi điều trị kèm theo đó là nguy cơ xuất hiện biến chứng như rối loạn cơ thắt hậu môn, búi trĩ hoại tử, thiếu máu mãn tính thì buộc phải mổ. 

Kỹ thuật mổ điều trị trĩ nội hiện nay có hai loại được áp dụng: 

  • Phẫu thuật longo áp dụng trong trường hợp trĩ cấp độ 2 – 4. Bác sĩ sẽ dùng máy khâu vòng cắt niêm mạc trên đường lược để làm gián đoạn tuần hoàn máu ở búi trĩ và đưa chúng vào ống hậu môn, tiến hành làm teo mô trĩ. 
  • Phẫu thuật khâu triệt mạch THD thực hiện qua kỹ thuật siêu âm để gây tắc tĩnh mạch dẫn máu xuống hậu môn, giảm mức độ phình giãn búi trĩ và làm chúng teo dần. 
Trĩ nội có nguy cơ xuất hiện biến chứng bác sĩ sẽ cân nhắc để phẫu thuật
Trĩ nội có nguy cơ xuất hiện biến chứng bác sĩ sẽ cân nhắc để phẫu thuật

Đông y điều trị bệnh trĩ nội

Điều trị trĩ nội bằng biện pháp Đông y là lựa chọn của khá nhiều bệnh nhân hiện nay. So với Tây y phương pháp này có độ an toàn, lành tính hơn, đặc biệt không mang đến tác dụng phụ. 

Bài thuốc uống Đông y chữa trĩ nội sắc uống theo thang, mỗi ngày dùng 1 thang với lộ trình ít nhất một tháng kết hợp xông, rửa và ngâm bôi sẽ đạt hiệu quả rất tốt. 

Bạn có thể áp dụng 1 trong 4 bài thuốc sau đây: 

  • Bài thuốc số 1: Với các nguyên liệu hắc tam lăng, thiến căn, kim quất mỗi loại 40g cùng 50g nụ hòa và 10g sâm tam thất, trộn đều mang đi sắc lấy nước uống ngày 3 lần. 
  • Bài thuốc số 2: Với các loại dược liệu hoàng cầm, địa du, thược dược, tần quy, kinh giới mỗi loại 12g và địa hoàng mỗi loại 20g. Cho các loại thảo dược vào ấm và sắc lấy nước uống trong ngày. 
  • Bài thuốc số 3: Gồm có các loại dược liệu cam thảo, mai mực, tiểu kế, khổ sâm, súc sa mật, địa du, hòe mễ, bà khấu, lá sen, xuyên bối mẫu mỗi loại 10g, 20g bồ công anh và 3g bột tam thất. Trộn đều các loại dược liệu với nhau sau đó sắc với lượng nước vừa phải để uống trong ngày.
  • Bài thuốc số 4: Cần có các vị thuốc vừng đen, sinh địa, bạch thược, bá tử nhân mỗi loại 12g, 9g chỉ xác, 4g cẩm văn, tần quy,  đơn đào nhân, hoa hòe và hương thảo mỗi loại 8g. Thảo dược trộn đều với nhau sau đó cho vào ấm sắc lấy nước để uống trong ngày. 
Thuốc Đông y dùng trong điều trị trĩ nội
Thuốc Đông y dùng trong điều trị trĩ nội

Mẹo chữa trĩ nội bằng thảo dược tự nhiên

Trĩ nội giai đoạn nhẹ bạn có thể áp dụng bài thuốc từ các loại thảo dược thiên nhiên để điều trị, cải thiện các triệu chứng như ngứa rát, táo bón, đi ngoài ra máu,… Những bài thuốc dân gian hay có hiệu quả khi điều trị bệnh trĩ bạn có thể tham khảo thêm như: 

Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội từ cây thiên lý

Thiên lý có tính bình, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, sát khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng loại thảo dược này để điều trị bệnh trĩ theo cách sau: 

  • Bài thuốc đắp: Chuẩn bị 1 nắm lá thiên lý mang đi làm sạch rồi xay nhuyễn cùng ít muối và nước, lọc phần bã và nước cốt để riêng. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau đó thấm nước cốt đã thu được lên búi trĩ để 10 phút là được. 
  • Món ăn kết hợp điều trị bệnh: Chuẩn bị 1 lượng giò heo vừa đủ dùng, làm sạch sau đó hầm chín rồi cho hoa thiên lý vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi mang ra dùng khi còn nóng. 

Bài thuốc chữa trĩ nội từ cây lược vàng 

Lược vàng là thảo dược có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và cầm máu rất tốt. Chính vì vậy dân gian đã biết sử dụng nguyên liệu này đã cải thiện triệu chứng và vết thương do trĩ gây ra. 

Y học hiện đại cũng đã chứng minh khả năng chữa trị bệnh trĩ của lược vàng nhờ có hoạt chất quercetin giúp tăng cường độ bền thành mạch, giảm nguy cơ nhiễm trùng, kháng khuẩn, diệt khuẩn, tiêu viêm và đào thải độc tố. 

Bạn có thể sử dụng lược vàng để chữa trĩ nội bằng một trong ba cách sau: 

  • Bài thuốc đắp: Chuẩn bị 2 đến 3 lá lược vàng đã làm sạch, ngâm nước muối rồi giã nát. Hậu môn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ thì đắp hỗn hợp lên, cố định lại bằng gạch để qua đêm. 
  • Bài thuốc ngâm: Chuẩn bị khoảng 5 đến 8 lá lược vàng, làm sạch, ngâm nước muối rồi cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước lọc trong thời gian 5 phút. Nước sôi tắt bếp, cho thêm ít muối sau đó mang đi xông, nước nguội thì dùng để làm sạch hậu môn. 
  • Bài thuốc uống: Lấy 2 lá lược vàng đã làm sạch, ép lấy nước rồi cho thêm ít nước ấm và muối hòa tan để uống.
Mẹo chữa trĩ nội từ cây lược vàng
Mẹo chữa trĩ nội từ cây lược vàng

Cách chăm sóc bệnh nhân bị trĩ nội

Kết hợp với quá trình điều trị, bệnh nhân cần chú ý đến giai đoạn chăm sóc để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, rút ngắn thời gian hồi phục. Cụ thể chế độ chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh trĩ như sau: 

  • Mỗi ngày cần uống đủ nước và tăng cường chất xơ trong chế độ dinh dưỡng để làm mềm phân, hạn chế nguy cơ bị táo bón, tránh gây áp lực lên trực tràng và hậu môn. 
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ thường xuyên để cải thiện cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. 
  • Nếu bệnh nhân có triệu chứng viêm và phù nề có thể dùng khăn hoặc túi mát để chườm.
  • Không dùng những loại thực phẩm và đồ uống dễ gây táo bón như cà phê, bia rượu, gia vị cay nóng, đồ ăn nhiều đạm và dầu mỡ. 
  • Tránh mang vác nặng và rặn khi đi tiêu bởi có thể ảnh hưởng đến tĩnh mạch, mang đến cảm giác đau đớn. 
  • Nếu đi đại tiện khó khăn bạn có thể dùng thuốc nhuận tràng và thuốc bôi dạng mỡ. 
  • Mỗi ngày nên dành thời gian từ 15 đến 30 phút để luyện tập thể thao.
  • Tránh các thói quen xấu để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ như hút thuốc lá, thức khuya, ngồi xổm và căng thẳng. 

Trĩ nội không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể xuất hiện biến chứng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Chính vì vậy hãy chủ động đi khám khi có triệu chứng lạ và chăm sóc sức khỏe thật tốt để phòng ngừa bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)
viêm cổ tử cung có mang thai được không do nhiều yếu tố
Viêm cổ tử cung có mang thai được không? Có nguy hiểm không?
Viêm cổ tử cung là một trong những căn bệnh dễ gặp ở phụ nữ. Nhiều vấn đề đáng lo ngại xung quanh nó khiến chị em phải tìm hiểu…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *