Viêm loét dạ dày ở trẻ em- Nhiều điều cha mẹ chưa biết!

Viêm loét dạ dày ở trẻ em khác với người lớn, do đó bố mẹ thường không để ý, coi nhẹ. Nếu để tình trạng viêm loét kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày thâm chí ung thư. Để hiểu thêm về bệnh cũng như có biện pháp xử lý kịp thời, bạn đọc hãy tìm lời giải trong bài viết dưới đây.

Viêm loét dạ dày ở trẻ em gây nhiều biến chứng nguy hiểm, cha mẹ tuyệt đối không chủ quan
Viêm loét dạ dày ở trẻ em gây nhiều biến chứng nguy hiểm, cha mẹ tuyệt đối không chủ quan

Bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em là gì?

Viêm loét dạ dày hay còn được gọi là bệnh cúm dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc đường tiêu hóa bị viêm, nhiễm trùng xuất hiện vết loét. Bệnh thường gặp có những quốc gia đang phát triển, có mật độ dân số đông, an toàn thực phẩm kém, vùng nhiệt đới như Việt Nam.

Bệnh dạ dày ở trẻ em xảy ra theo các cấp độ như:

  • Đau dạ dày.
  • Viêm dạ dày cấp ở trẻ em
  • Viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em.
  • Viêm loét dạ dày
  • Ung thư dạ dày.

Do đó, bố mẹ tuyệt đối không nên xem thường và bỏ qua các nguyên nhân, biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày cấp ở trẻ em là gì?

Khi trẻ bị viêm loét dạ dày thì chỉ sau 12-72 giờ nhiễm, bé sẽ xuất hiện những biểu hiện cụ thể như sau:

  • Đau bụng: Trẻ có những còn đau bụng bất thường, đau nhất ở vùng rốn và quanh rốn, hay đau về đêm, đau âm ỉ rồi trở lên dữ dội kéo dài vài chục phút, tái đi tái lại.
  • Nôn mửa, chán ăn và nhức đầu: Biểu hiện này thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, kéo dài khoảng 1 ngày. Điều này làm trẻ cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, chậm tăng cân dẫn tới tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng.
  • Đầy hơi, khó tiêu, ợ chua: Hầu như trẻ nào mắc viêm loét dạ dày đều có những triệu chứng này. Nhất là khi dạ dày bị trào ngược lên thực quản, họng sẽ làm cho trẻ bị ho, ợ chua. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ chuyển thành viêm loét dạ dày.
Khi mắc viêm loét dạ dày, trẻ thường chán ăn, biếng ăn kéo dài
Khi mắc viêm loét dạ dày ở trẻ em, bé thường chán ăn, biếng ăn kéo dài
  • Đi phân đen hoặc lẫn máu: Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện cho thấy, có tới hơn 50% trẻ bị nhập viện là do xuất huyết bao tử. Khi gặp tình trạng này, trẻ thường đi ngoài phân màu đen hoặc có dính máu tươi. Nếu cha mẹ không quan sát phân của trẻ thường xuyên, để tình trạng kéo dài làm tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn.
  • Tiêu chảy: Trẻ đi đại tiện nhiều hơn ngày bình thường từ 1-3 lần. Phân thường có nhiều nhầy và đôi khi có dính chút máu.
  • Sốt: Trẻ sốt trên 38 độ, nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời sẽ dẫn tới co giật.
  • Mất nước: Miệng khô, ít đi tiểu, da chân tay lạnh,…

Nếu cha mẹ thấy bé đang có những dấu hiệu bất thường trên, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh diễn biến nặng vừa khó chữa lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ sau này.

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em

Để điều trị thành công và phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em, việc tìm ra tác nhân gây bệnh là rất quan trọng. Thực tế có tới 70% là do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Số còn lại chủ yếu đến từ thói quen ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc bừa bãi của cha mẹ.

Dưới đây là những tác nhân phổ biến gây bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em, cha mẹ cần lưu tâm:

Nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày ở trẻ em là virus

Rotavirus là một loại virus phổ biến gây viêm loét dạ dầy, trong đó chủ yếu là chủng Rotavirus A. Theo thống kê có tới 90% trẻ mắc viêm loét dạ dày ở là do loại virus này.

Ngoài ra còn do chủng Rotavirus B và C nhưng tỉ lệ rất thấp. Độ tuổi thường mắc loại virus này nhất là từ 1-5 tuổi, do hệ miễn dịch còn kém nên virus dễ tấn công và gây bệnh. Khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ, chúng sinh sản, phát triển tác động lên thành ruột non dẫn đến viêm loét dạ dày ở trẻ em.

Rotavirus thường sống ở những môi trường bị ô nhiễm và lây qua những thực phẩm, vật dụng bị nhiễm bẩn. Đặc biệt loại virus này có thể truyền từ người sang người qua việc tiếp xúc chân tay, miệng, đường phân với người bị nhiễm.

Ngoài ra vẫn còn một số loại virus gây bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em như: Novovirus, Calicillin, Adenovirus và Enterovirus.

Viêm loét dạ dày ở trẻ em do bị nhiễm virus
Viêm loét dạ dày ở trẻ em do bị nhiễm virus gây tiêu chảy

Viêm loét dạ dày ở trẻ em do vi khuẩn Hp

Giáo sư, Tiến Sĩ Đào Văn Long hiện là Nguyên Trưởng khoa Nội tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Trẻ bị đau dạ dày chủ yếu là do vi khuẩn Hp gây ra. Do Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu ôn đới nên số trẻ mắc viêm loét dạ dày ở trẻ em cao hơn, đặc biệt với các bé dưới 10 tuổi. Theo thống kê của bệnh viện, trong một gia đình có 4 người thì nguy cơ trẻ nhiễm vi khuẩn Hp là 96-98%.”

Vi khuẩn Hp lây lan qua tuyến nước bọt, dùng chuyên bát đũa… Để sinh sống và nhân lên mỗi ngày được trong môi trường dạ dày, chúng tiết ra một loại enzyme làm trung hòa axit xung quanh nó.

Đồng thời, chúng giải phóng chất NH3,CagA, VagA gây độc cho cơ thể. Từ đó phá hủy chất nhầy bảo vệ lớp viêm mạc, tạo điều kiện cho dịch vị axit tác động làm tổn thương và hình thành viêm lâu ngày dẫn đến tình trạng loét, thủng dạ dày.

Viêm dạ dày cấp ở trẻ do ký sinh trùng

Các loại ký sinh trùng nguy hiểm như: Shigella, Campylobacter, Salmonella, E. coli, campilobacter, Yersinia enteratioitica, tụ cầu. Chính là tác nhân gây ra ngộ độc thực phẩm.

Viêm loét dạ dày ở trẻ em do ký sinh trùng Shigella gây lên.
Viêm loét dạ dày ở trẻ em do ký sinh trùng Shigella gây lên.

Khi trẻ sống trong môi trường nước bị ô nhiễm, thói quen vệ sinh kém, tiếp xúc với động vật, ăn thực phẩm sống và không đảm bảo vệ sinh, ăn thực phẩm sống… có tỷ lệ viêm dạ dày cao hơn.

Do tác dụng phụ của thuốc

Khi cha mẹ đang sử dụng một số loại thuốc Tây để điều trị một triệu chứng bệnh nào cho bé, thấy bé bị tiêu chảy, buồn nôn thì đó có thể là do tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Trên thực tế có nhiều bậc phụ huynh tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho con mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Trong khi, hệ đường ruột, tiêu hóa của trẻ từ 1-5 tuổi còn yếu, nếu cha mẹ sử dụng thuốc không phù hợp sẽ làm cho dạ dày của bé bị rối loạn, ảnh hưởng dẫn đến tình trạng viêm, loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày ở trẻ em do căng thẳng kéo dài

Khi trẻ bị áp lực, căng thẳng học hành kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi làm trẻ chán ăn, lười ăn. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày cấp.

Viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Với những trường hợp viêm dạ dày cấp ở trẻ em, mới hình thành viêm, loét, trẻ có hệ miễn dịch khỏe, tình trạng bệnh không làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và có thể điều trị khỏi nhanh.

Tuy nhiên với những trường hợp như bé sơ sinh, trẻ nhỏ để tình trạng bệnh kéo dài hơn 10 ngày, cha mẹ mới phát hiện. Đồng thời có các biểu hiện bất thường như sốt cao, chán ăn, mất nước… cha mẹ không sớm tìm gặp bác sĩ, tình trạng bệnh sẽ trở lên nguy hiểm. Một số hậu quả có thể xảy đến:

Nếu cha mẹ không có hiện pháp điều trị viêm dạ dày ở trẻ em sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bé.
Nếu cha mẹ không có hiện pháp điều trị viêm dạ dày ở trẻ em sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bé.
  • Xuất huyết dạ dày: Khi vết viêm loét ăn sâu vào lớp niêm mạc, làm dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng và mài mòn dễ bị vỡ, chảy máu.
  • Thủng dạ dày: Khi bị viêm loét, một lỗ thủng trong dạ dày có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lúc này tạo điều kiện thuận lợi cho dịch axit, vi khuẩn xâm nhập cộng với một ít thức ăn tràn ra ngoài khoang bụng dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc.
  • Tắc nghẽn ruột: Khi vết viêm loét xuất hiện ở giữa phần dạ dày với ruột non, gây sưng và hình thành mô sẹo. Việc này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn thức ăn ở dạ dày không đi xuống ruột non làm cho trẻ đau bụng dữ dội.
  • Ung thư dạ dày: Khi bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP, không được điều trị thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư cao hơn.

Do đó, để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm cho bé, việc quan tâm và theo dõi từng biểu hiện của con là vô cùng quan trọng.

Chẩn đoán viêm loét dạ dày ở trẻ em

Bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ dễ gây nhiều biến chứng nặng ảnh hưởng tới sức khỏe sau này, thậm chí là tính mạng. Để quá trình điều trị viêm dạ dày ở trẻ em nhanh và hiệu quả, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ làm một số phương pháp chẩn đoán bệnh tốt hơn.

Để phát hiện viêm loét dạ dày ở trẻ em, các bác sĩ yêu cầu trẻ nội soi dạ dày
Để phát hiện viêm loét dạ dày ở trẻ em, các bác sĩ yêu cầu trẻ nội soi dạ dày
  • Muốn nắm rõ được tiền sử cũng như tình trạng của bệnh ban đầu, các bác sĩ sẽ thực hiện một số các câu hỏi như: Bị đau khi nào? Có triệu chứng gì khác nữa không? Trong gia đình có ai bị đau như thế không?… Sau đó, bé được yêu cầu thực hiện nội soi dạ dày để xác định được vị trí và mức độ viêm, vùng tổn thương, xung huyết, ổ loét, trào ngược dịch mật hay niêm mạc không đều.
  • Trong trường hợp, gia đình không muốn nội soi thì bác sĩ sẽ chỉ định làm test thở hay test đường phân, test user nhanh.
  • Chụp X-quang sẽ cho thấy được hình ảnh niêm mạc bị phù nề hay không, có ổ đọng thuốc hay không, vết loét sâu hay nông.
  • Xét nghiệm mô học để phát hiện xem có vi khuẩn HP hay không.
  • Tùy theo từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bé thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên khoa khác.

Điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em hiệu quả, an toàn

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em, đó chính là tìm ra căn nguyên gây bệnh do virus hay vi khuẩn HP. Sau đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng và tình trạng bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày được sử dụng phổ biến hiện nay, bố mẹ nên tham khảo.

1. Điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em bằng mẹo tại nhà

Bên cạnh cách phương pháp đông y thì khi trẻ xuất hiện những cơn đau bụng, phụ huynh hãy áp dụng ngay một số mẹo dưới đây để giảm nhanh các cơn đau. Đồng thời tránh bệnh diễn biến nặng trước khi gặp bác sĩ.

Mật ong và nghề giúp cải thiện các vị rí đau dạ dày
Mật ong và nghề giúp cải thiện viêm dạ dày ở trẻ nhỏ

Dùng nghệ và mật ong

Hiện nay có nhiều người sử dụng nghệ và mật ong để chữa đau, viêm dạ dày. Bởi trong nghệ có hoạt chất Curcumin có tác dụng ức chế vi khuẩn Hp phát triển, làm giảm tình trạng tiết dịch axit. Ngoài ra, nghệ còn có khả năng tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc, tái tạo da, kích thích quá trình mọc da non.

Khi nghệ được dùng với mật ong có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, diệt khuẩn. Hơn nữa, hợp chất này còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng bằng việc cung cấp các loại dưỡng chất, vitamin nhóm B, kali, kẽm…

Cách thực hiện:

  • Lấy một cốc nước ấm.
  • Cho 10g bột nghệ hòa cùng 1 thìa mật ong.
  • Khuấy đều và cho bé uống 2-3 lần trước mỗi bữa ăn trong ngày.

Dùng gừng

Mọi người thường dùng gừng để điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu. Ngoài ra, gừng còn được sử dụng để giảm đau, kháng viêm và diệt khuẩn, chống oxy hóa. Nhờ trong gừng có chứa nhiều hoạt chất như beta-carotene, axit caffeic, capsaicin , curcumin và axit pantothenic. Bên cạnh đó là hàng loạt các loại khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe.

Chữa đau dạ dày và đại tràng với gừng có tốt không?
Chữa viêm loét dạ dày ở trẻ em với gừng có tốt không?

Cách làm:

  • Lấy một củ gừng, cạo vỏ, thái thành lát mỏng.
  • Ép lấy nước, cho vào 1 cốc nước ấm.
  • Vắt thêm chút chanh và 1 thìa mật ong, khuấy đều.
  • Cho bé uống vào các buổi sáng trong ngày.

Chườm nóng

Chườm nóng chính là cách giúp bé giảm nhanh các cơn đau bụng do dạ dày gây ra. Bởi khi chườm nóng làm nhiệt độ cơ thể tăng, thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt hơn. Từ đó giảm nhanh các cơn đau đồng thời giúp bé cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn.

Cách làm:

  • Lấy một chai thủy tinh, cho cốc nước nóng vào, đậy kín.
  • Dùng chai lăn qua lăn lại vùng bụng bị đau.

Lưu ý: Ngoài ra, mẹ cũng có thể lấy một chút muối hột, rang nóng và bọc vào khăn. Tiếp đến, dùng khăn chườm lên vùng bụng bị đau, lăn qua lăn lại nhiều lần, chắc chắn cơn đau sẽ thuyên giảm.

2. Điều trị bằng thuốc Tây y

Ngoại trừ các nguyên nhân viêm dạ dày cấp do stress, xoắn khuẩn, Helicobacter pylori,… Các bác sĩ sẽ kê cho bé các loại thuốc Tây có tác dụng làm bình thường hóa chức năng của dạ dày, tăng cường tái tạo niêm mạc, kích thích tạo chất nhầy, diệt vi khuẩn HP,…

Dưới đây là một số loại kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn HP, bác sĩ thường dùng:

Cha mẹ nên thận trọng khi sử dụng thuốc tây chữa viêm loét cho trẻ
Cha mẹ nên thận trọng khi sử dụng thuốc tây chữa viêm loét dạ dày ở trẻ em
  • Nhóm thuốc diệt vi khuẩn Hp gồm có: Amoxicillin, Metronidazole, Hydroxylamin, Clarythromycine.
  • Thuốc điều trị tiêu chảy: Loperamid
  • Thuốc chống nôn: Ondansetron
  • Các loại men tiêu hóa: Có tác dụng tăng cường lợi khuẩn, làm cần bằng hệ đường ruột, giảm viêm, tiêu hóa khỏe, kích thích ăn ngon như lactobacillus…
  • Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một phác đồ điều trị bệnh phù hợp cho bé. Với những trường hợp nặng đã điều trị bằng phác đồ không khỏi sẽ tiến hành phẫu thuật.

3. Điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày hay còn gọi là vị quản thống là do ăn uống no đói thất thường, hay ăn cay, rối loạn tinh thần…

Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên như đau bụng, vết viêm loét mới hình thành, cha mẹ nên áp dụng một số bài thuốc Đông y dưới đây vừa có tác dụng ổn tỳ vị, bồi bổ ngũ tạng, cân bằng và điều hòa âm dương, tăng cường chức năng dạ dày, giúp trẻ tiêu hóa khỏe…

Bài thuốc số 1 trị thống, lý khi và sơ can hòa vị

Nguyên liệu cần có: Bạch linh, sài hồ, tô ngạnh, chỉ xác, bạch thược và hương phụ, diên hồ mỗi thứ 12g; cam thảo 4g; xuyên luyện 10g. Nếu thấy hiện tượng ợ chua nhiều, thêm ô tặc cốt. Buồn nôn thì thêm trúc nhự, gừng và bán hạ.

Cách sắc:

  • Lần 1: Đem nguyên liệu đi rửa sạch, cho vào nồi sắc thuốc cùng 4 bát nước. Đun cho tới khi còn 1 bắt, chắt ra bát.
  • Lần 2: Cho 3 bát thuốc vào đun tiếp cho đến khi còn ½., chát ra bát.
  • Hòa 2 bát thuốc của 2 lần sắc với nhau, uống 3 lần trong ngày.
Bài thuốc Đông y chữa mề đay sưng môi an toàn, lành tính
Bài thuốc Đông y chữa viêm loét dạ dày ở trẻ em hiệu quả

Bài thuốc 2 trị đau bụng, buồn nôn, phân nát

Nguyên liệu cần có: Di đường 100gr; nhân sâm 15gr; can khương 30gr; thục tiêu 10gr.

Cách sắc:

  • Đem các dược liệu trên đi rửa sạch, để ráo,
  • Cho vào nồi sắc cùng 1,2 lít nước.
  • Đun sôi cho đến chỉ còn 150ml, chắt ra bát, bỏ bã.
  • Hòa di đường vào bát thuốc.
  • Chia bát thuốc làm 4 lần uống trong ngày.

Bài thuốc số 3 trị đau bụng dữ dội, đau liên tiếp

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Mạch nha và thần khúc mỗi thứ 20gr; bán hạ và sơn tra 16gr; phục linh 18gr; liên kiều và trần bì mỗi thứ 8gr; la bạc tử 10gr.

Cách sắc:

  • Đem các nguyên liệu này đi giã dập.
  • Mang dược liệu cho vào nồi sắc cùng 1,5 lít nước.
  • Đun sôi chỉ còn 250ml, lọc bã lấy nước chắt ra bát.
  • Chia làm 4 phần trong đó ngày uống 3 phần và 1 phần cho buổi tối.

Ngoài ra các bài thuốc đông y như Sơ Can Bình Vị Tán, các loại thuốc đông y được điều chế sẵn hiện cũng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con sử dụng để tránh phải đun sắc.

Biện pháp chăm sóc và phòng tránh viêm loét dạ dày ở trẻ em, cha mẹ cần biết!

Bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em khác với người lớn, nên thường bị bỏ qua và coi nhẹ chỉ khi có biến chứng nặng, cha mẹ mới tìm gặp bác sĩ. Lúc này, tùy theo từng mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bé được điều trị ở nhà hay tại bệnh viện.

Với những trường hợp viêm loét nhẹ được chỉ định điều trị tại nhà, bạn cần lưu ý những điều sau:

Chăm sóc và theo dõi trẻ mắc viêm loét tại nhà
Chú ý chăm sóc và theo dõi tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ em tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm loét dạ dày ở nhà:

Với những trường hợp mắc viêm loét dạ dày nhẹ, được bác sĩ chỉ định điều trị và chăm sóc tại nhà, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Khi bị tiêu chảy, trẻ rơi vào tình trạng mất nước. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội thường xuyên.
  • Với trẻ đang bú mẹ hay sữa ngoài nên uống làm nhiều lần trong ngày. Còn với trẻ lớn hơn thì chia làm nhiều bữa ăn nhỏ.
  • Cho bé ăn đủ 3 bữa chính trong ngày. Bố mẹ có thể tăng, giảm lượng thức ăn theo khả năng của bé, không nên ép trẻ quá vì dễ tạo căng thẳng khiến cho tình trạng bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em trở lên nghiêm trọng hơn.
  • Khi mắc viêm loét dạ dày ở trẻ em, cha mẹ nên hạn chế cho bé uống nước trong bữa ăn và chan canh với cơm khi ăn. Bởi việc này làm trẻ lười nhai mà chỉ nuốt chửng làm dạ dày co bóp và hoạt động mạnh hơn.
  • Chứng bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em thường gây sốt, nên dùng các loại thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol dạng nước và bổ sung nước thường xuyên.
  • Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về thời gian, liều lượng và lộ trình sử dụng thuốc.
  • Với những trường hợp mắc viêm loét dạ dày ở trẻ em, phụ huynh nên cho bé dùng những  món ăn mềm, dễ tiêu hóa và hấp thụ như cháo, bánh mì…
  • Không cho trẻ sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ uống có gas, đồ ăn lạnh, không đảm bảo vệ sinh như xúc xích, nước ngọt, bánh, kẹo…
  • Không tạo cho trẻ áp lực về học hành và cuộc sống, thường xuyên động viên, khuyến khích để trẻ thoải mái hơn giúp đẩy lùi tình trạng bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em.
  • Thường xuyên theo dõi nước tiểu, phân, nhiệt độ của trẻ, nếu có biểu hiệu bất thường đến bác sĩ ngay.

Lời khuyên giúp cha mẹ phòng ngừa viêm loét dạ dày ở trẻ

Viêm loét dạ dày ở trẻ em là bệnh thường gặp hiện nay, nhất là với những trẻ đang trong tuổi đi học. Để giúp cha mẹ phòng bệnh cho bé, các bậc phụ huynh nên chú ý một vài điều dưới đây:

Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn cho trẻ
Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn cho trẻ là cách phòng bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em tố nhất
  • Tạo thói quen vệ sinh cho bé hằng ngày: Rửa tay chân trước và sau khi ăn, trước khi đi ngủ.
  • Khi mắc bị viêm loét dạ dày ở trẻ em, cha mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng, không phù hợp, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ ăn vặt…
  • Ưu tiên dùng thức ăn nóng, chính và ninh nhừ, sơ chế qua thức ăn trước khi nấu.
  • Với trước hợp mắc viêm loét dạ dày ở trẻ em đang đi học, cha mẹ thường xuyên động viên, chia sẻ để trẻ không bị căng thẳng kéo dài.
  • Tiêm phòng cho trẻ để phòng tránh các bệnh lây nhiễm.
  • Cho trẻ uống thuốc diệt trừ giun, sán… cứ 6 tháng/1 lần để tránh ký sinh trùng gây viêm loét dạ dày ở trẻ em
  • Hạn chế dùng thức ăn để qua đêm cho trẻ.
  • Cho trẻ vui chơi, vận động tại những nơi thoáng mát, không bị ô nhiễm về nguồn nước, đất.
    Giặt quần áo rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Hy vọng qua bài viết về viêm loét dạ dày ở trẻ em trên đây, sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức về cách điều trị cũng như phòng bệnh hiệu quả. Nhờ đó giúp các bé sống vui khỏe mỗi ngày hơn.

Viêm da cơ địa chữa khỏi được không là băn khoăn của nhiều người
Viêm da cơ địa có chữa khỏi không và chữa như thế nào?
Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không là mối quan tâm và lo lắng của rất nhiều người. Phát ban và những con ngứa dữ dội có thể…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *