Viêm phế quản phổi: Triệu chứng và cách thức điều trị bệnh

Viêm phế quản phổi là một bệnh lý phức tạp của hệ hô hấp, có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời hoặc áp dụng sai cách. Bệnh lý này có cách điều trị như thế nào, phòng ngừa ra sao bạn có thể tìm hiểu ngay sau đây. 

Viêm phế quản phổi là gì? Nguyên nhân gây bệnh?

Viêm phế quản phổi là tình trạng tổn thương cấp, lan sang phế nang và phế quản. Triệu chứng viêm nhiễm của bệnh khá phức tạp có thể ảnh hưởng sang phổi. 

Viêm phế quản phổi có diễn biến khá phức tạp
Viêm phế quản phổi có diễn biến khá phức tạp

Bệnh lý sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân, nếu không xử lý kịp thời hoặc áp dụng sai cách điều trị.

Nguyên nhân chính gây viêm phế quản phổi là do vi khuẩn, virus gây ra. Tác nhân gây bệnh phổ biến nhất chính là phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae type B (Hib). Những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào phế quản, phế nang khi có điều kiện thuận tiện và tiến hành gây bệnh. 

Ngoài ra, virus cúm và nấm có thể gây bệnh viêm phế quản phổ. Nếu bị nhiễm trùng virus, có hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn, bệnh lý sẽ chuyển biến theo hướng phức tạp, quá trình điều trị khó khăn và tốn thời gian hơn.

Ngoài hai nguyên nhân chính gây bệnh viêm phế quản phổi đã được kể trên thì còn có nhiều tác nhân gây bệnh khác như: 

  • Do sự thay đổi thời tiết đột ngột, độ ẩm thấp khiến hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ mắc bệnh. 
  • Do tính chất công việc phải tiếp xúc với khói bụi, môi trường không khí bị ô nhiễm, nồng độ hóa chất cao,…
  • Do lối sống không lành mạnh như uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều, ăn uống thiếu dưỡng chất, sinh hoạt phản khoa học,…
  • Do sức đề kháng thấp dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản.

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi

Viêm phế quản phổi có những dấu hiệu đặc trưng để người bệnh nhận biết và điều trị sớm. Cụ thể các biểu hiện bệnh lý như sau: 

  • Người bệnh bị sốt, có thể sốt cao hoặc nhẹ. 
  • Ho kèm theo khạc đờm nhầy. 
  • Có cảm giác khó thở, thở nhanh hoặc nông. 
  • Bị đau tức ngực, khi ho nhiều sẽ có cảm giác khó thở. 
  • Trạng thái cơ thể mệt mỏi, đầu đau nhức. 
  • Có trạng thái mê sảng, dễ bị nhầm lẫn. 

Người lớn mắc bệnh viêm phế quản có thể phát hiện dễ dàng nhưng với trẻ sơ sinh sẽ khác. Nếu bệnh lý không được phát hiện kịp thời có thể biến chuyển nghiêm trọng hơn. 

Phụ huynh cần để ý nếu trẻ có các biểu hiện sau cần chủ động đến ngay cơ sở để điều trị: 

  • Môi, móng tay và da trẻ chuyển sang màu tím tái hoặc xanh do thiếu oxy. 
  • Trẻ bị thở nhanh, thở gấp hoặc tiếng thở phát ra tiếng khò khè, rên rỉ. 
  • Trẻ có biểu hiện ho, sốt kèm theo đờm. 
  • Trẻ bị nghẹt mũi và chảy nước nước mũi.
  • Bé có cảm giác ớn lạnh hoặc lạnh. 
  • Trẻ có dấu hiệu nôn trớ. 
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có dấu hiệu đau bụng hoặc đau tức ngực. 
  • Trẻ ít hoạt động hơn ngày bình thường, lười ăn, nằm li bì và có cảm giác mệt mỏi. 

Nếu có người lớn và trẻ nhỏ có bất kỳ một trong các biểu hiện trên hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. Bởi viêm phế quản phổi có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp.

Ho là triệu chứng điển hình của viêm phế quản phổi
Ho là triệu chứng điển hình của viêm phế quản phổi

Những ai có thể bị viêm phế quản phổi

Viêm phế quản phổi là bệnh lý phổ biến của đường hô hấp thường gặp ở bất kỳ đối tượng và lứa tuổi nào. Riêng trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh là nhóm người dễ mắc bệnh nhất do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. 

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng đã chỉ ra những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm phế quản phổi như sau: 

  • Trẻ dưới 2 tuổi. 
  • Người trưởng thành độ tuổi trên 65. 
  • Người hút thuốc lá thường xuyên hoặc dùng rượu quá mức. 
  • Người thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp có nguy cơ cao bị viêm phế quản phổi.
  • Người vừa phẫu thuật chấn thương hoặc ghép tạng. 
  • Người có tiền sử mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, xơ nạng, giãn phế quản và hen suyễn. 
  • Người có bệnh mãn tính như suy tim, tiểu đường, bệnh về gan. 
  • Người tự miễn hoặc bị HIV.
  • Người đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch trong thời gian điều trị ung thư, hóa trị liệu, dùng thuốc chống thải ghép hoặc corticoid kéo dài. 

Cách chẩn đoán bệnh viêm phế quản phổi

Chẩn đoán là việc cần thiết trong quá trình xử lý viêm phế quản phổi. Bác sĩ sẽ dựa trên thông tin chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để xác định nguyên nhân gây bệnh và hướng phác đồ điều trị phù hợp trong từng trường hợp bệnh nhân. 

Chẩn đoán lâm sàng sẽ nhận biết qua các biểu hiện:

  • Bệnh nhân có triệu chứng sốt kèm theo ho có đờm. 
  • Nhịp thở bệnh nhân tăng so với mức bình thường, có dấu hiệu khó thở hoặc thở khò khè. 
  • Cánh mùi của bệnh nhân phập phồng, với trẻ sơ sinh có dấu hiệu sùi bọt cua. 
  • Người bệnh có dấu hiệu rút lõm lồng ngực. 
  • Bệnh nhân có trạng thái li bì hoặc mê sảng. 
  • Toàn thân, móng tay và da tím tái, có thể xuất hiện co giật hoặc cơn ngừng thở tạm thời. 
  • Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt rải rác ở hai bên phế trường. 

Kết hợp chẩn đoán lâm sàng sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như: 

  • Chụp X quang tim phổi để xem nốt mở trong hai phế trường. 
  • Dùng công thức máu để tìm số lượng bạch cầu tăng. 
  • Thực hiện xét nghiệm khí máu động mạch nếu bệnh nhân có thấy nhiễm toan hoặc kiềm hô hấp. 

Cách điều trị bệnh viêm phế quản phổi

Hướng điều trị viêm phế quản phổi sẽ có sự thay đổi tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng và độ tuổi bệnh nhân. Nếu bệnh lý đang nhẹ, người bệnh có thể tự chữa tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, áp dụng mẹo chữa dân gian. Trường hợp bệnh nặng và trẻ sơ sinh bị bệnh buộc phải áp dụng biện pháp chữa y tế. 

Đông y chữa viêm phế quản phổi

Hướng điều trị bệnh bằng Đông y hiện nay được áp dụng phổ biến bởi thuốc sử dụng có độ an toàn cao, lành tính, loại bỏ được căn nguyên gây bệnh đồng thời hồi phục trạng thái sức khỏe. 

Đông y chữa viêm phế quản vừa loại bỏ căn nguyên gây bệnh vừa dưỡng bệnh
Đông y chữa viêm phế quản vừa loại bỏ căn nguyên gây bệnh vừa dưỡng bệnh

Thầy thuốc sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, lựa chọn thảo dược kết hợp để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, cân bằng âm dưỡng, điều hòa khí huyết, vừa chữa bệnh vừa dưỡng bệnh. 

Một vài bài thuốc Đông y được dùng nhiều để điều trị viêm phế quản phổi gồm có: 

  • Bài thuốc số 1: Với các nguyên liệu lô căn, ngưu bàng tử, nham phong, bạc hà, hạnh nhân, cát cánh, cam thảo, trúc căn, tang diệp, cúc hoa. Gia giảm định lượng thuốc cân đối sau đó trộn đều, cho vào ấm sắc cùng 3 bát nước nấu còn khoảng 1 bát thì dừng. Chia thuốc uống 2 lần trong ngày sau bữa ăn 30 phút. 
  • Bài thuốc số 2: Cần có các loại thảo dược cát cánh, tang diệp, cam thảo, hạnh nhân, đậu xí, tiền hồ, xuyên bối mẫu, sa sam. Trộn đều các loại dược liệu rồi sắc lấy nước uống ngày 2 lần sau ăn 30 phút. 
  • Bài thuốc số 3: Sẽ dùng các loại thảo dược như long sa, cam thảo, bạch thược, ngũ mai tử, bán hạ chế, can khương, tế tân, quế chi. Sắc thuốc với lượng nước vừa đủ để uống ngày 2 lần sau ăn là được. 

Tùy theo thể bệnh thầy thuốc sẽ gia giảm thảo dược kết hợp cùng châm cứu để hiệu quả chữa trị được tốt hơn. 

Mẹo dân gian chữa viêm phế quản phổi

Dược liệu tự nhiên xung quanh ta có hiệu quả chữa bệnh tốt không kém gì thảo dược Đông y. Bạn có thể tận dụng ngay những nguyên liệu sẵn có trong nhà để điều trị viêm phế quản phổi bằng một vài cách như sau: 

  • Mật ong: Hãy lấy mật ong nguyên chất hòa chung với giấm táo hoặc nước cốt chanh và ít nước lọc để uống ngày 2 lần. 
  • Gừng tươi: Bạn có thể dùng dược liệu để hãm trà gừng mật ong uống hoặc dùng kết hợp với tỏi và đường trắng để dùng. Mỗi ngày uống 2 lần kiên trì thực hiện bệnh sẽ khỏi. 
  • Trầu không: Chỉ cần chuẩn bị một nắm lá trầu không làm sạch, ép lấy nước để uống ngày 2 lần các triệu chứng viêm phế quản phổi sẽ được cải thiện. 
  • Tỏi tươi: Người bệnh ăn mỗi ngày 2 đến 3 tép tỏi sống hoặc ngâm cùng mật ong nguyên chất, giấm, đường đỏ 15 ngày rồi dùng để ăn cả nước và cái. 

Đối với mẹo dân gian và thuốc Đông y có tác dụng chậm nên đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài. Người bệnh cần chú ý khi áp dụng bài thuốc nam nếu không có hiệu quả hoặc có triệu chứng khác thường thì phải ngừng sử dụng ngay. 

Cải thiện triệu chứng viêm phế quản phổi bằng gừng 
Cải thiện triệu chứng viêm phế quản phổi bằng gừng

Tây y điều trị viêm phế quản phổi

Điều trị bệnh viêm phế quản phổi theo hướng Tây y sẽ mang đến cho bạn kết quả nhanh, cải thiện triệu chứng rõ rệt theo từng ngày. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý dùng thuốc bởi có thể tự mình gây hại sức khỏe, khiến bệnh lý biến chuyển theo chiều hướng xấu hơn. 

Nếu điều trị bệnh theo triệu chứng người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc như sau: 

  • Hạ sốt sẽ dùng ibuprofen hoặc paracetamol, tuyệt đối không tự ý dùng aspirin nhất là với người dưới 18 tuổi. 
  • Giãn phế quản bằng thuốc salbutamol hoặc theophylin dạng khí dung hoặc phun hít. 
  • Ho đờm sẽ dùng thuốc Dextromethorphan, terpin codein và Acetylcystein. Lưu ý thuốc này chỉ dùng cho người lớn khỏe mạnh có biểu hiện ho nhiều, mệt mỏi, mất ngủ, không dùng cho trẻ nhỏ, người suy tim,…
  • Làm thông thoáng đường thở bằng cách kê cao đầu, hút dịch mũi họng, với trẻ nhỏ cần vỗ rung hoặc dẫn lưu. 

Điều trị viêm phế quản phổi theo nguyên nhân sẽ dùng thuốc theo chỉ định: 

  • Viêm phế quản phổi do virus có thể dùng thuốc điều trị cúm A, tránh dùng thuốc điều trị virus trong trường hợp thông thường. 
  • Viêm phế quản do vi khuẩn dùng Ampicillin 500mg phối hợp với Amikacin hoặc Tobramycin, Cefotaxim, Cloxacin, Chloramphenicol,… Lưu ý, nếu có dùng kháng sinh thì phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Người bệnh không được tự ý dùng thuốc điều trị viêm phế quản phổi khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ đặc biệt với trẻ nhỏ và người cao tuổi vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. 

Thuốc Tây chữa viêm phế quản phải dùng theo chỉ định
Thuốc Tây chữa viêm phế quản phải dùng theo chỉ định

Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản phổi

Quá trình điều trị viêm phế quản phổi bạn cần chú ý về lối sống và chủ động thực hiện các biện pháp dưới đây để hỗ trợ cải thiện triệu chứng, nâng cao khả năng phòng bệnh đối với người bình thường và người đã hồi phục sau trị liệu: 

  • Quá trình điều trị bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn. 
  • Không hút thuốc lá, tránh xa môi trường độc hại, có nhiều hóa chất. 
  • Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang và tránh vào khu vực ô nhiễm. 
  • Luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, thay đổi thời tiết nhất là cổ ngực. 
  • Tiêm vacxin phòng bệnh cúm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. 
  • Ăn uống đầy đủ chất, uống nhiều nước đặc biệt là nước ấm và nước hoa quả. 
  • Luyện tập thể thao để cải thiện sức đề kháng để phòng chống bệnh tật.

Vì có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm vì vậy bạn cần chủ động điều trị viêm phế quản phổi càng sớm càng tốt. Nếu có triệu chứng bất thường hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và xử lý nhanh chóng.

5/5 - (1 bình chọn)
Viêm-họng-mãn-tính-quá-phát
Viêm họng mãn tính quá phát là gì? Nguy hiểm không?
Viêm họng mãn tính quá phát là tình trạng niêm mạc họng bị phù nề và có dấu hiệu tăng sản do tái phát nhiều lần. Bệnh gây ra nhiều…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *