Loãng xương ở người cao tuổi: Điều trị và phòng tránh ra sao?

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi có thể gây ra các biến chứng như cong vẹo cột sống, đau nhức xương, gù hay trầm trọng nhất là gãy xương. Là một bệnh lý rất khó tránh khỏi khi bước qua tuổi 50, người cao tuổi phải đối mặt với căn bệnh này như thế nào?

Vì sao người cao tuổi dễ mắc bệnh loãng xương?

Loãng xương hay xốp xương là tình trạng xương có tỷ trọng khoáng chất suy giảm đáng kể. Hiện tượng này do các nguyên nhân như thay đổi nồng độ hormone sinh dục (estrogen, androgen), các chất protein, vitamin D, canxi… trong cơ thể.

Nhờ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh cùng sự tận tâm của lương y, bác sĩ nhà thuốc Đỗ Minh Đường mà vợ tôi đã đỡ đau nhức, tự đi lại chỉ sau vài chục ngày.

Ở người cao tuổi, các hệ cơ quan tiêu hóa, bài tiết, thần kinh, tuần hoàn, nội tiết đều hoạt động yếu hơn. Cùng với đó xương hấp thụ canxi và các chất dinh dưỡng kém, điều này khiến cho việc hủy xương nhanh hơn tạo xương và xương trở nên xốp, rỗng, dễ gãy. Mặt khác, chế độ dinh dưỡng hằng ngày không đủ chất cũng có thể dẫn đến loãng xương người cao tuổi.

Chất lượng xương giảm đi khi tuổi tác tăng lên
Chất lượng xương giảm đi khi tuổi tác tăng lên

Tỷ lệ bệnh loãng xương ở người cao tuổi có sự khác nhau giữa 2 giới, nữ giới thường mắc bệnh nhiều hơn nam giới do ở phụ nữ tuổi mãn kinh buồng trứng ngừng hoạt động, nồng độ hormone estrogen giảm mạnh. Điều này làm tăng hoạt tính của tế bào hủy xương và khối lượng xương mất dần theo thời gian.

Ngoài ra người già có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như suy thận, viêm gan mạn tính, gout, cường giáp, trấn thường,… những bệnh lý này có thể kéo theo biến chứng liên quan đến bệnh loãng xương.

Dấu hiệu loãng xương ở người cao tuổi – Hậu quả đi kèm

Loãng xương ở người già là một bệnh mãn tính kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm và diễn ra một cách âm thầm, không gây đau đớn nên người bệnh thường không để ý đến. Hầu hết các trường hợp loãng xương ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể, chỉ có những dấu hiệu như mệt mỏi, ăn uống kém, đau nhức xương nhưng không thường xuyên.

Về sau khi sự thiếu hụt canxi trầm trọng hơn người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như:

  • Đau nhức xương, đặc biệt là đau lưng, đau chân tay, đau các khớp như khớp khối, khớp cổ chân, khớp háng….
  • Cảm giác đau nhức nhiều và rõ rệt hơn và ban đêm.
  • Dễ dàng bị gãy xương khi vấp, ngã, xảy ra va đập.
  • Người bệnh loãng xương thường xuyên bị chuột rút.
Loãng xương gây đau nhức khiến khả năng vận động bị hạn chế
Loãng xương gây đau nhức khiến khả năng vận động bị hạn chế

Khi bệnh loãng xương không được phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh có thể gặp phải các biến chứng khó lường như:

  • Nhức mỏi toàn thân ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt
  • Khó ngủ, ngủ không sâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Mệt mỏi, trầm cảm
  • Biến dạng cột sống, gù, vẹo
  • Mất khả năng vận động
  • Rạn nứt xương, gãy xương, gia tăng nguy cơ tử vong

Do vậy việc khám bệnh để phát hiện và điều trị đúng phác đồ là phương án cần thiết khi gặp phải loãng xương ở người già.

Chẩn đoán loãng xương ở người cao tuổi

Người cao tuổi khi cảm thấy có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nên đi khám xương khớp tại các bệnh viện, cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cận lâm sàng đánh giá tình trạng của xương như:

  • Đo mật độ xương: Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh loãng xương cần thực hiện với tất cả các người bệnh.
  • Chụp Xquang xương cột sống, xương tay, xương chân: Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phát hiện bệnh loãng xương ở người cao tuổi bằng cách tạo hình ảnh tái tạo cấu trúc toàn bộ cơ thể.
  • Làm các xét nghiệm sinh hóa: Mục đích là để xác định nồng độ các hormone, các chất hóa học trong cơ thể để phát hiện tình trạng bệnh.
  • Sinh thiết xương: Là một thủ thuật cắt mô mềm trong xương để kiểm tra tủy xương và các tế bào máu có trong tủy xương, giúp bác sĩ có thể chẩn đoán, theo dõi và điều trị những bệnh lý liên quan.
  • Chụp cộng hưởng từ đánh giá cấu trúc xương bên trong: Là phương pháp rất có giá trị trong việc đánh giá các tổn thương ở xương, các sụn chêm, sụn khớp, dây chằng.
Khám chẩn đoán loãng xương ở người cao tuổi
Khám chẩn đoán loãng xương ở người cao tuổi

Điều trị và chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh loãng xương

Theo thống kê có đến 20% bệnh nhân loãng xương bị gãy xương đùi tử vong chỉ sau 6 tháng; có khoảng 30% người bệnh khỏi bệnh nhưng nguy cơ tái phát gãy xương khá cao. Vậy để điều trị và chăm sóc loãng xương ở người cao tuổi cần thực hiện như thế nào cho đúng, các bạn có thể tham khảo các biện pháp:

Dùng thuốc điều trị loãng xương người già

Hiện có 3 nhóm thuốc chính thường được sử dụng là thuốc chống hủy xương, thuốc kích tạo xương và thuốc bổ sung canxi. Việc sử dụng thuốc nào sẽ tùy thuộc và mức độ loãng xương, độ tuổi, giới tính của người bệnh theo yêu cầu của bác sĩ.

  • Thuốc chống hủy xương: Đây là thuốc làm chậm quá trình hủy xương, gồm có các thuốc như thuốc uống hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng (Alendronate, risedronate, ibandronate); thuốc tiêm (Ibandronate); thuốc truyền tĩnh mạch (Axit zoledronic). Các loại thuốc đều có chỉ định và chống chỉ định riêng nên người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
  • Thuốc bổ sung canxi: Là nhóm thuốc chứa muối canxi dành cho bệnh nhân có chế độ ăn uống ít canxi và khoáng chất; được bào chế dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Thuốc uống có tác dụng điều trị và hỗ trợ cải thiện bệnh còi xương và loãng xương. Còn thuốc tiêm tĩnh mạch giúp làm giảm lượng canxi và tăng lượng kali trong máu.
  • Thuốc kích hoạt tạo xương: Thuốc kích hoạt tạo xương có canxi, vitamin D và các chuyển hóa của vitamin; thuốc tăng đồng hóa (anabolic agents). Để sử dụng các thuốc có hiệu quả cao nhất và tránh tác dụng phụ người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Xem thêm

Điều trị bệnh loãng xương ở người già bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là các bài tập giúp cải thiện, phòng ngừa các bệnh loãng xương ở người cao tuổi; cùng với đó là giảm tình trạng lưng gù, cải thiện các giai điệu cơ, duy trì phạm vi hoạt động của cơ khớp. Các bài tập vật lý trị liệu đều được cá nhân hóa và hướng dẫn bởi từng chuyên gia cụ thể nên sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt nếu kiên trì.

Vì người cao tuổi xương khớp đều đã có dấu hiệu thoái hóa nên các bài tập trị liệu cần thực hiện một cách chính xác, nếu không những tác động tiêu cực lên xương khớp còn nặng nề hơn. Hơn nữa, người già nên có sự giám sát của người thân khi tập để nếu có vấn đề gì ngay lập tức phải đến bệnh viện chuyên khoa để xử lý.

Người cao tuổi tập vật lý trị liệu cần có sự giám sát của chuyên gia
Người cao tuổi tập vật lý trị liệu cần có sự giám sát của chuyên gia

Sử dụng thực phẩm bổ sung

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thực phẩm bổ sung dành cho người cao tuổi loãng xương. Thực phẩm chức năng gồm có các loại sữa loãng xương, các loại thực phẩm chức năng (Calci K2, Mequib 3b, OsteoSanum,…) giúp tăng cường xương khớp chắc khỏe, hạn chế các biến chứng nguy hiểm liên quan.

Đa số người cao tuổi đều được khuyến khích sử dụng sữa loãng xương. Không chỉ giúp hệ xương khớp khỏe mạnh, tăng cường vận động; các loại sữa còn chứa đầy đủ các dưỡng chất cơ thể cần mà người già khó có thể dung nạp bằng đường ăn uống.

Phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Có rất nhiều phương pháp để phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi, ta có thể kể đến các phương pháp như:

  • Ăn uống đầy đủ chất: Tăng cường bổ sung thêm các loại thức ăn giàu canxi, protein, vitamin D như tôm, cua, ốc, sữa, các chế phẩm từ sữa… Đây là những thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D. Cùng với đó bổ sung thêm rau, trái cây, giá đỗ để thay đổi sự chuyển hóa của xương, giảm tốc độ mất xương và tăng các khoáng chất cho xương.
  • Đối với phụ nữ nên bổ sung nội tiết tố estrogen sau mãn kinh bằng cách sử dụng các thực phẩm chức năng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tập thể dục đều đặn hằng ngày: Đây không chỉ là phương pháp giúp xương khỏe mạnh, mà còn giúp cơ bắp dẻo dai, tăng cường sức khỏe tổng thể. Những người đã bị loãng xương khi tập thể dục cần phải cẩn thận, tránh vận động quá mạnh.
  • Không hút thuốc, không uống rượu bia. Những chất này không hề có lợi cho sức khỏe đặc biệt là với người cao tuổi.
  • Khám kiểm tra xương định kỳ 6 tháng/lần theo lời hẹn của bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm bệnh loãng xương.
  • Khi bị gãy xương do loãng xương thì cần hết sức cẩn trọng để gãy xương không tái phát, không nên làm các động tác mạnh, gấp gáp, tránh vấp ngã.

Bài viết trên đây của chúng tôi đã đưa ra những thông tin cần thiết xoay quanh bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Hy vọng thông qua bài viết này có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương. Hãy chủ động sớm để những biến chứng xương khớp tuổi già không gây cản trở cuộc sống sinh hoạt.

5/5 - (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

Osteo Pro - máy đo loãng xương được nhiều cơ sở y tế tin dùng
Máy đo loãng xương loại nào tốt? 8 thiết bị phổ biến nhất
Máy đo loãng xương là một thiết bị dùng để phát hiện bệnh loãng xương được nhiều bệnh viện và cơ sở y tế sử dụng phổ biến ngày nay.…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *