Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Cách khắc phục bệnh hiệu quả

Viêm da tiếp xúc gây không chỉ đem lại cảm giác khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh. Vì vậy mà câu hỏi “viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?” là vấn đề hầu hết người bệnh đều quan tâm. Bài viết dưới đây của blog CHR sẽ giải đáp chính xác nhất vấn đề trên, đồng thời tư vấn đến bạn đọc giải pháp khắc phục bệnh hiệu quả.

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Bệnh viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà của blog CHR, viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu gây ra những tổn thương trên bề mặt da, khiến da bị sưng đỏ, viêm tấy rất khó chịu. Bệnh thường xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất, kim loại, mỹ phẩm, ánh nắng mặt trời, nhựa cây, côn trùng…

Triệu chứng viêm da tiếp xúc điển hình nhất là tình trạng nổi ban đỏ hoặc hồng trên da. Sau đó, các nốt mụn nước sẽ bắt đầu xuất hiện kèm theo cảm giác ngứa ngáy, rát da, sưng viêm rất khó chịu.

Với câu hỏi viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi, bác sĩ Hà cho biết: Các triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc thường giảm dần sau 1 – 4 tuần. Sang đến tuần thứ 5 thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Thời gian khỏi bệnh ở mỗi người là bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể:

1. Mức độ tổn thương da

Nếu da chỉ bị tổn thương nhẹ, các triệu chứng bệnh không nghiêm trọng thì bệnh viêm da tiếp xúc có thể dần khỏi sau vài ngày hoặc 1 – 2 tuần mà không cần phải can thiệp y tế.

Ngược lại, nếu vùng da bị viêm lan rộng, tình trạng sưng viêm, ngứa rát nặng thì người bệnh cần phải đi khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị kịp thời. Lúc này, thời gian lành bệnh sẽ kéo dài hơn.

Nghiêm trọng nhất là khi người bệnh không điều trị bệnh kịp thời khiến da bị bội nhiễm. Lúc này, những tổn thương đã nặng, sâu nên việc điều trị mất nhiều thời gian nhất. Thậm chí nếu điều trị và chăm sóc da không đúng cách thì có thể để lại sẹo sau khi điều trị.

Bệnh viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào mức độ tổn thương da
Từng mức độ tổn thương da mà thời gian điều trị là khác nhau

2. Yếu tố cơ địa

Đây là một yếu tố liên quan mật thiết đến quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc. Những người bệnh có cơ địa nhạy cảm, mức độ tổn thương da thường nặng hơn và tốc độ lây lan sẽ nhanh hơn. Kèm theo đó là thời gian phục hồi da cũng dài hơn. Đối với người có làn da ít nhạy cảm và thể trạng tốt thì các triệu chứng bệnh chỉ ở mức độ nhẹ. Lúc này, thời gian điều trị bệnh sẽ ngắn hơn, chỉ trong vài ngày hoặc một vài tuần là bệnh có thể khỏi hẳn.

3. Phương pháp điều trị

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị bệnh. Hiện nay, có rất nhiều cách chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc như các mẹo trị bệnh tại nhà, dùng thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y. Mỗi phương pháp trị bệnh đều có ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với những giai đoạn hay triệu chứng bệnh nhất định.

Thông thường, cách chữa bệnh bằng các mẹo dân gian, sử dụng cây lá quanh nhà an toàn, lành tính nhưng cần áp dụng lâu dài mới cho hiệu quả. Sử dụng thuốc Tây y sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh rất nhanh, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát trở lại.

Phương pháp Đông y chủ yếu sử dụng thuốc dược liệu, thường cho hiệu quả lâu dài, bền vững. Nhưng nhược điểm là thời gian thuốc phát huy tác dụng chậm. Đồng thời, người bệnh cũng tốn nhiều công đun sắc, chuẩn bị thuốc.

Điều trị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi tùy thuộc vào biện pháp điều trị thích hợp
Phát hiện sớm bệnh và tác nhân gây bệnh để có cách chữa trị phù hợp

4. Chế độ chăm sóc

Đây là một yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị bệnh viêm da tiếp xúc. Thông thường, các phương pháp chữa bệnh chỉ cho hiệu quả cao khi người bệnh chăm sóc, vệ sinh da đúng cách. Ngược lại, nếu chỉ dùng thuốc mà không quan tâm tới việc chăm sóc da hay cải thiện những thói quen không tốt trong ăn uống, sinh hoạt thì bệnh sẽ rất dễ tái phát lại, thời gian điều trị bệnh cũng lâu hơn.

5. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có rất vai trò quan trọng với sức khỏe nói chung và tình trạng bệnh viêm da tiếp xúc nói riêng. Việc xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh, hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi da, nâng cao thể trạng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Ngược lại, nếu sử dụng những thực phẩm có khả năng gây kích ứng da hay phản ứng dị ứng thì triệu chứng bệnh sẽ thêm nặng và trầm trọng hơn.

Viêm da dị ứng tiếp xúc bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào chế độ ăn uống của người bệnh
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp nâng cao thể trạng và cải thiện tình trạng bệnh

Các biện pháp giúp giảm thời gian điều trị viêm da tiếp xúc

Bên cạnh câu hỏi viêm da tiếp xúc bao lâu thì hỏi, người bệnh cũng đặc biệt quan tâm tới việc làm sao để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Như đã chia sẻ ở trên, thời gian điều trị bệnh viêm da tiếp xúc phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc da… Vì vậy, để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau:

1. Khám và điều trị bệnh kịp thời

Ngay khi khởi phát các triệu chứng, bạn nên đi khám sớm để khắc phục bệnh kịp thời. Lúc này các dấu hiệu còn nhẹ, việc chữa trị dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả cao và rút ngắn được thời gian điều trị.

Bên cạnh đó, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Đặc biệt là với thuốc Tây bởi đây là nhóm thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe nếu dùng sai cách, sai liều lượng hay sai thuốc.

Hiện nay, một số thuốc thường được kê đơn cho người bệnh viêm da tiếp xúc gồm:

  • Với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát: Người bệnh có thể sử dụng hồ nước và dung dịch Jarish. Hai loại này có tác dụng sát khuẩn nhẹ, loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt da. Đồng thời, chúng có khả năng làm dịu da và bảo vệ các vùng da bị tổn thương.
  • Với trường hợp các triệu chứng dị ứng bùng phát mạnh: Lúc này, cần sử dụng thuốc kháng histamin để làm giảm các kích ứng da.
  • Với trường hợp tổn thương trên da đã khô: Các thuốc chứa corticoid được sử dụng trong các trường hợp này. Chúng có tác dụng chống viêm, giảm sưng, giảm ngứa giúp gười bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Lưu ý rằng, bạn không sử dụng thuốc khi da còn chảy dịch, ẩm ướt.
  • Có hiện tượng nhiễm khuẩn: Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nhằm diệt khuẩn, tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến kháng thuốc hoặc gặp tác dụng phụ. Do vậy, người bệnh nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phạm vi tổn thương rộng: Nếu chỉ bị viêm da ở một vài vùng da nhỏ hẹp, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài da. Nếu vùng tổn thương lan rộng, người bệnh cần sử dụng kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi viêm da tiếp xúc để điều trị toàn thân.

2. Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà

Để rút ngắn thời gian điều trị và có kết quả tốt, ngoài việc sử dụng thuốc, bạn nên áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc tại nhà để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Dưới đây là một số lời khuyên bác sĩ khuyên người bệnh nên áp dụng:

  • Vệ sinh da sạch sẽ, tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
  • Chườm lạnh trong khoảng 15 phút để làm giảm cơn ngứa và ngăn ngừa bệnh lây lan.
  • Tắm nước mát để làm giảm triệu chứng bệnh, đồng thời loại bỏ một số dị nguyên gây dị ứng da. Mẹo này nên áp dụng khi vùng tổn thương da lan rộng.
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên để làm giảm hiện tượng da khô, bong tróc, nứt nẻ. Đây đồng thời là cách giúp bạn phục hồi làn da hư tổn, giảm nguy cơ hình thành sẹo và tạo lớp ngăn cách mỏng để ngăn vi khuẩn xâm nhập.
Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà hỗ trợ quá trình điều trị bệnh
Thường xuyên áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh

3. Hạn chế tối đa tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh

Bạn cần xác định mình bị dị ứng với những dị nguyên nào và tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với những yếu tố đó để triệu chứng bệnh không bùng phát. Trong trường hợp phải tiếp xúc với các dị nguyên ngày, bạn nên rửa sạch da với nước để tránh bệnh bùng phát.

Ngoài ra, người bệnh duy trì một số thói quen tốt, tránh xa một số yếu tố nguy cơ, làm tăng khả năng tái phát bệnh như sau:

  • Không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, caffeine
  • Tránh để bị căng thẳng, stress nặng
  • Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya, thức đêm
  • Hạn chế tiếp xúc với động vật, côn trùng
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và làm việc
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học gây kích ứng da

4. Bảo vệ da

Khi bị viêm da tiếp xúc, làn da của bạn trở nên rất nhạy cảm với yếu tố thời tiết hay ánh nắng mặt trời. Vì vậy, người bệnh nên lưu ý một số điều sau để bệnh không bùng phát:

  • Hạn chế trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Dưỡng ẩm cho da, đặc biệt khi thời tiết khô, lạnh
  • Mặc áo khoác, che kín nhất có thể khi đi ra ngoài
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao ( từ 50 trở lên)
  • Hạn chế vận động mạnh khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, điều này tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển
Bảo vệ da tối trước ánh sáng mặt trời và sự thay đổi thời tiết
Bảo vệ da tối trước ánh sáng mặt trời và sự thay đổi thời tiết

5. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh, người bệnh nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để làm giảm triệu chứng bệnh, hỗ trợ phục hồi da. Các chuyên gia da liễu khuyên người bệnh nên ăn nhóm thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, cá lanh, hạt chia, bơ…
  • Trái cây, rau xanh giàu vitamin E, A… như Dâu tây, dưa hấu, rau chân vịt, các loại quả mọng…
  • Thực phẩm giàu kẽm như: Hạnh nhân, mầm lúa mì, sữa chua…

Ngoài ra, bạn nên tránh ăn các thực phẩm có chứa các chất không tốt cho cơ thể và có chứa chất gây kích ứng để tránh làm bệnh nặng hơn, cụ thể gồm:

  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê…
  • Hải sản
  • Thực phẩm, món ăn cay nóng chứa ớt, hạt tiêu
  • Rượu bia, chất kích thích…
  • Rau muống
  • Món ăn quá mặn hoặc quá ngọt…

6. Tránh gãi, chà xát mạnh trên da

Việc này không những không làm bớt ngứa da mà còn làm cho các nốt mụn nước bị vỡ ra. Vi khuẩn, virus có trong dịch tiết sẽ chảy sang vùng da lân cận, làm tăng diện tích vùng da bệnh.

Ngoài ra, hành động này còn làm tổn thương da trở nên nghiêm trọng và khó phục hồi hơn. Vì vậy, bạn không nên gãi hay chà xát, gãi mạnh, thay vào đó bạn nên chườm lạnh, thoa kem dưỡng da để làm dịu cơn ngứa.

Tránh gãi, chà xát mạnh vùng da tổn thương để hạn chế lây lan
Tránh gãi, chà xát mạnh vùng da tổn thương để hạn chế lây lan

Trên đây, blog CHR đã giải đáp chi tiết câu hỏi “bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?”, đồng thời, gợi ý bạn cách để giảm thời gian điều trị bệnh. Mong rằng, bạn sẽ sớm khắc phục thành công bệnh lý này để lấy lại làn da khỏe mạnh.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Hiệu quả điều trị của bài thuốc An Bì Thang thông qua số liệu khảo sát thực tế
Những người trực tiếp sử dụng bài thuốc An Bì Thang đã đánh giá thế nào? Thực hư hiệu quả ra sao? CLICK NGAY để biết câu trả lời chi tiết.
Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp hiện nay
Viêm da tiếp xúc dị ứng, kích ứng, bội nhiễm: Nguyên nhân & cách chữa trị
Viêm da tiếp xúc là loại bệnh da liễu phổ biến hiện nay, gây ra tình trạng nứt nẻ da, đau rát cho người bệnh. Việc hiểu rõ về bệnh…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *