Viêm amidan không sốt: Nguyên nhân và cách điều trị
Bảng tóm tắt
Viêm amidan không sốt thường dễ bị nhầm lẫn với tình trạng viêm họng thông thường. Từ đó, khiến người bệnh nhận định sai và có cách điều trị không hợp lý. Để phát hiện bệnh kịp thời, bạn đọc cần nắm được những thông tin cơ bản sau đây.
Nguyên nhân bị viêm amidan không sốt
Viêm amidan là bệnh lý hô hấp phổ biến ở mọi lứa tuổi. Theo các chuyên gia, có đến 90% trường hợp viêm amidan xuất phát từ sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus vào đường hô hấp gây nhiễm trùng.
Dấu hiệu đặc trưng của hiện tượng nhiễm trùng là thân nhiệt tăng cao, người bệnh có thể sốt đột ngột lên đến 39 độ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bị viêm amidan mà không kèm theo biểu hiện sốt. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sưng viêm này là do:
- Dị ứng: Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với một số tác nhân bên ngoài như khói thuốc, phấn hoa,… Khi tiếp xúc với những dị nguyên này, hệ hô hấp sẽ có những phản ứng nhất định dẫn đến tình trạng viêm amidan không sốt.
- Nhiễm lạnh: Khi Rhinovirus xâm nhập vào amidan, chúng có thể gây viêm mà không đồng thời bội nhiễm cùng vi khuẩn. Do đó, người bệnh sẽ không có biểu hiện sốt hay thân nhiệt tăng cao như các dạng viêm thông thường.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Đối với người bị viêm dạ dày, axit từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và vòm họng gây viêm amidan mà không sốt.
- Dùng thực phẩm lạnh: Thói quen ăn hoặc uống đồ lạnh thường xuyên có thể làm vòm họng bị sưng viêm, không ngoại trừ amidan.
- Lạm dụng đồ uống có cồn: Việc làm dụng rượu, bia và các chất kích thích có thể khiến niêm mạc ở thực quản, amidan và vòm họng bị tổn thương, gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, do không có sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus người bệnh vẫn không có biểu hiện sốt.
- Viêm amidan hốc mủ: Viêm amidan hốc mủ hình thành do không được điều trị triệt để từ giai đoạn cấp. Lúc này, các mô amidan bị tổn thương cùng với vi sinh vật gây hại, tế bào chết và thức ăn tích tụ lại trong vòm họng tạo thành mủ. Người bệnh thường sẽ không nhận thấy triệu chứng gì cho đến khi vết mủ đã sưng to gây đau đớn và gặp khó khăn khi nuốt.
- Viêm amidan mãn tính: Đây cũng là một dạng biến thể của viêm amidan cấp. Người bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng sốt, thậm chí không hề có cảm giác đau đớn trong khoảng thời gian đầu.
- Ung thư amidan: Các tế bào tổn thương ở amidan có thể bị biến đổi và hình thành lên khối u ác tính. Tương tự như bất kỳ loại ung thư nào khác, viêm amidan do ung thư sẽ không xuất hiện triệu chứng nào, kể cả sốt cho đến khi bước vào giai đoạn cuối.
Viêm amidan không sốt có nguy hiểm đến tính mạng không?
Viêm amidan không sốt có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, với những trường hợp bị viêm amidan do phản ứng dị ứng, cơ thể nhiễm lạnh, dùng nhiều rượu bia, đồ ăn, thức uống lạnh,… thì người bệnh không cần lo lắng quá nhiều. Chỉ cần loại bỏ được những tác nhân trên, tình trạng sưng viêm sẽ nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên, với những trường hợp viêm amidan không sốt có kèm theo các biểu hiện như hơi thở có mùi khó chịu, nhai nuốt và hô hấp khó khăn, xuất hiện dịch mủ hoặc máu, xuống cân nhanh chóng thì người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Tốt nhất, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra tổng thể và làm rõ nguyên nhân.
Đặc biệt, với bệnh nhân bị viêm amidan mãn tính không sốt, sau một thời gian tiến triển, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận, thậm chí còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Trong khi đó, ung thư là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm amidan không sốt. Nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào ác tính trong khối u sẽ di căn sang những bộ phận khác trên cơ thể gây ung thư thứ phát.
Dù không kèm theo biểu hiện sốt, viêm amidan vẫn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng về đường hô hấp. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là chủ động thăm khám và phương pháp điều trị ngay từ sớm.
Điều trị viêm amidan không sốt như thế nào?
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Với những trường hợp viêm amidan không sốt dạng nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian, hoặc sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ.
Với những trường hợp viêm amidan không sốt nặng hơn, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị theo phương pháp tây y
Với hầu hết các trường hợp viêm amidan do nhiễm khuẩn và nhiễm virus, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt tối đa những tác nhân này.
Tuy nhiên, nếu bị viêm amidan không kèm theo biểu hiện sốt, bạn chỉ cần sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc long đờm, trị ho có đờm: Carbocistein, Ambroxol, Acetylcystein,…
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Diclofenac, Ibuprofen,…
- Thuốc giảm ho: Bao gồm nhóm thuốc có thành phần chứa Alimemazin, Codein, Toplexil,…
- Thuốc viên ngậm: Được bào chế từ bạc hà, gừng, cam thảo và các loại thảo dược khác để giữ ấm và làm dịu cổ họng.
Một số loại thuốc trị viêm amidan không sốt có thể sử dụng mà không cần đơn kê của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của dược sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Liều dùng thuốc thường khác nhau với mỗi lứa tuổi. Do đó, bạn nên tuân thủ đúng để tránh những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc.
Điều trị theo đông y
Viêm amidan không sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như viêm amidan hốc mủ và viêm amidan mãn tính. Với hai thể bệnh này, bạn có thể sử dụng các bài thuốc Đông Y để điều trị tận gốc, hạn chế nguy cơ dùng thuốc Tây và thực hiện phẫu thuật.
Đông Y quan niệm viêm amidan không sốt là do chính khi hư, khiến phong – hàn – thấp xâm nhập vào phế hệ qua các cơ quan hô hấp là mũi và miệng. Từ đó khiến huyết mạch bị cản trở, thiêu đốt màng cơ, gây sưng viêm ở amidan và vòm họng.
Để trị viêm amidan không sốt từ căn nguyên, bạn có thể sử dụng 2 bài thuốc sau đây:
- Bài thuốc số 1: Có tác dụng bồi bổ chính khí, hỗ trợ phục hồi can tạng và đẩy lùi ngoại tà. Bạn cần chuẩn bị 15g mạch đông, hắc sâm, địa hoàng; 10g đan bì, bạch thược, đò ho, mao từ cô, triết bối mẫu cùng 6g bạc hà. Mỗi ngày sắc một thang thuốc chia làm 2 lần uống, duy trì đều đặn để thấy hiệu quả.
- Bài thuốc số 2: Có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, giải độc cơ thể, thanh lợi yết hầu, từ đó loại bỏ các triệu chứng sưng viêm và đờm, mủ. Bạn cần sử dụng 12g hắc sâm, thục địa; 10g địa cốt bì, hoàng nghiệt, xạ can, thảo quả, mao từ cô cùng 6g cỏ xước; cách sắc thuốc tương tự như bài số 1.
Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian
Trong trường hợp bị viêm amidan không sốt nhưng kèm theo biểu hiện sưng đau cổ họng, ho khan, ho có đờm,… bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu sẵn có tại nhà để cải thiện bệnh. Những thảo dược tự nhiên này có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, long đờm và trị ho rất hiệu quả.
Bạn nên tham khảo một số mẹo trị viêm amidan tại nhà sau đây:
- Cam thảo: Dùng vài lát cam thảo đem hàm cùng nước sôi. Dùng trà cam thảo thay nước uống mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
- Diếp cá: Chuẩn bị một nắm rau diếp cá, nhặt sạch và đem rửa hoặc ngâm qua nước muối. Giã nhuyễn diếp cá và chắt lấy nước chia hai lần uống mỗi ngày.
- Mật ong: Vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi mới thức dậy, bạn hãy uống một cốc nước ấm với 2 thìa mật ong để làm dịu cổ họng và đẩy lùi các triệu chứng của viêm amidan không sốt.
- Gừng: Dùng vài lát gừng thái mỏng, rửa sạch rồi đem hãm với nước số để làm trà uống. Mỗi ngày bạn nên sử dụng 2 – 3 cốc trà gừng.
Hiệu quả của các phương pháp dân gian còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thông thường, một liệu trình điều trị sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày. Sau khoảng thời gian này, nếu các triệu chứng của bệnh không có chiều hướng suy giảm mà còn chuyển biến trầm trọng hơn, bạn nên thay đổi phương pháp hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Cách phòng tránh viêm amidan không sốt
Dân gian có câu “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, viêm amidan không sốt có thể khiến cuộc sống hàng ngày của bạn gặp nhiều phiền toái, việc học tập, làm việc cũng không đạt hiệu quả tốt. Vì vậy, nếu không muốn phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của viêm amidan không sốt, bạn cần chủ động thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng của mình theo những nguyên tắc sau đây.
Ăn gì, kiêng gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm amidan không sốt cần bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng, có kết cấu mềm và dễ nhai, nuốt để không làm tăng áp lực lên vòm họng.
Nếu đang gặp các triệu chứng của viêm amidan không sốt, bạn nên bổ sung các thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C có chức năng tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Không những vậy, hoạt chất này còn có tác dụng hỗ trợ hoạt động của các tế bào Lympho nhằm cải thiện sức khỏe và bảo vệ hệ hô hấp. Bạn nên bổ sung các loại quả có vị chua, giàu Vitamin C như bưởi, cam, quýt, sơ ri, chanh dây, mãng cầu,…
- Các loại rau xanh: Rau xanh là thực phẩm chứa nhiều nước, Vitamin và khoáng chất. Đây đều là những hoạt chất cần thiết cho quá trình hồi phục tổn thương ở amidan và vòm họng. Người bị viêm amidan không sốt nên ăn nhiều cải thảo, mồng tơi, dưa leo, bắp cải,… để làm loãng đờm, giảm sưng viêm và tiêu viêm.
- Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm cũng là một nguyên tố quan trọng để bảo đảm hoạt động của hệ miễn dịch. Với những trường hợp bị viêm họng, cúm mùa, cảm lạnh và viêm amidan không sốt, người bệnh nên tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm như hạt bí, thịt bò, óc chó, hạt điều, rong biển, gan lợn,… để đẩy nhanh quá trình tự phục hồi của cơ thể.
- Thực phẩm có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên như: Gừng, đinh hương, củ cải, nghệ,…Đây đều là những thảo dược tự nhiên rất dễ tìm và dễ sử dụng, nhưng mang lại hiệu quả rất cao trong việc giảm sưng, tiêu viêm, điều trị chứng viêm amidan không sốt và các bệnh lý về đường hô hấp khác.
- Thực phẩm giàu Protein: Người bị viêm amidan không sốt cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu Protein như thịt, cá, trứng, sữa để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ năng lượng cần thiết. Từ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương do hiện tượng viêm nhiễm gây ra.
Bên cạnh những món ăn có lợi cho quá trình điều trị, bạn cũng cần lưu ý tránh xa các thực phẩm như:
- Đồ ăn cứng, khô và khó nhai nuốt như rau củ sấy, đồ nước, mì sấy,… để tránh làm niêm mạc bị tổn thương và tác động đến vị trí bị sưng viêm trong amidan.
- Đồ nhiều dầu mỡ và gia vị có thể làm ổ viêm bị kích ứng, sưng to hơn và đau nhức nhiều hơn. Đồng thời, chúng cũng khiến cơ thể bạn mất đi một lượng nước lớn, dẫn đến tình trạng ứ đờm đặc ở cổ họng và khiến cơ thể thêm mệt mỏi.
- Cà phê, rượu, bia và các chất kích thích khác cũng là những đồ uống bạn cần tuyệt đối tránh xa trong quá trình điều trị viêm amidan không sốt.
- Thực phẩm giàu axit như chanh, quất, giấm, me,… có thể làm amidan bị ăn mòn và viêm loét, khiến các triệu chứng của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần lưu ý những nguyên tắc sau đây để phòng ngừa bệnh viêm amidan không sốt từ sớm:
- Giữ ấm cổ họng mỗi khi giao mùa.
- Không uống nước đá, nước lạnh, đồ ăn lạnh quá nhiều.
- Phát hiện và điều trị từ sớm các biểu hiện của viêm amidan cấp, tránh để bệnh tiến triển đến giai đoạn mãn tính mới bắt đầu thăm khám.
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để khói bụi, ô nhiễm và các tác nhân gây hại không có cơ hội xâm nhập vào hệ hô hấp.
- Uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể được thải độc tốt hơn.
Viêm amidan không sốt là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Do đó, bạn nên chủ động thực hiện những biện pháp phòng tránh và chữa trị từ sớm để không phải đối mặt với những triệu chứng của bệnh!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!