Viêm họng có mủ: Những thông tin quan trọng cần biết
Bảng tóm tắt
Viêm họng có mủ là bệnh gây tổn thương tại vùng niêm mạc họng ở mức độ nghiêm trọng. Nếu như không nhận biết sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin về nguyên nhân, biểu hiện và các phương pháp điều trị căn bệnh.
Viêm họng có mủ là bệnh gì? Các dấu hiệu đặc trưng
Viêm họng có mủ (hay còn được gọi là viêm họng mủ, viêm họng hốc mủ) là bệnh viêm nhiễm tại vùng họng khá phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, đồng thời gây ra nhiều biểu hiện diễn tiến nghiêm trọng.
Tình trạng viêm nhiễm này kéo dài khiến do các tế bào lympho bị tổn thương. Do đó, vi khuẩn, virus đường hô hấp dễ dàng tấn công vòm họng, kết hợp với cặn bã và chất xơ sẽ hình thành nên nhiều hốc mủ trắng (dạng lấm tấm hoặc thành từng mảng).
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh hô hấp khác. Người bệnh nên tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị ngay nếu thấy dấu hiệu bất thường tại họng. Không để trì hoãn việc chữa trị vì có thể gây ra nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả điều trị sau này.
- Đau họng: Khi bị viêm họng có mủ, vùng niêm mạc họng đã bị tổn thương nhiều gây cảm giác đau khi ăn, nuốt hoặc thậm chí là uống nước. Đây là một trong những biểu hiện ban đầu của bệnh và dễ dàng nhận biết.
- Xuất hiện mủ tại cổ họng: Khi mới mắc bệnh, vùng niêm mạc họng có biểu hiện sưng tấy, đỏ, sau một thời gian vùng này sẽ hình thành mủ. Thông thường mủ sẽ có màu trắng đục hoặc màu xanh. Khi ho khạc, mủ sẽ được đưa ra ngoài.
- Ho: Bệnh nhân xuất hiện các cơn ho liên tục. Tùy thuộc vào từng người sẽ xuất hiện ho khan hoặc ho có đờm. Đối với người bệnh là trẻ em, biểu hiện này sẽ rất nguy hiểm nếu như coi thường và không có phương án điều trị sớm.
- Sốt: Do vi khuẩn và virus tấn công vào vòm họng nên người bệnh xuất hiện tình trạng sốt. Tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân khiến xuất hiện biểu hiện sốt cao, sốt nhẹ hoặc không sốt.
- Ngứa họng: Người mắc viêm họng mủ thường xuyên cảm thấy ngứa họng râm ran. Nguyên nhân là do các hạt có chứa mủ xuất hiện cọ xát gây ra cảm giác ngứa, khó chịu.
- Mùi hôi ở miệng: Bệnh nhân viêm họng có mủ thường có mùi hôi đặc trưng ở khoang miệng. Nguyên nhân là do các hạt có mủ gây mùi hoặc do vệ sinh răng miệng không đảm bảo.
Trên đây là những biểu hiện phổ biến nhất của bệnh viêm họng có mủ. Riêng với đối tượng mắc bệnh là trẻ em, triệu chứng phổ biến là xuất hiện đờm dãi, sốt cao, quấy khóc thường xuyên và bỏ ăn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng có mủ
Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm họng là biện pháp tốt nhất để có phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể, viêm họng có mủ gây ra bởi một số nguyên nhân sau đây:
- Mắc viêm họng kéo dài: Bệnh nhân bị viêm họng không được điều trị dứt điểm, đặc biệt nếu để viêm họng ho có đờm kéo dài sẽ diễn tiến thành dạng bệnh viêm họng hạt có mủ.
- Vấn đề vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng không đảm bảo, không đúng cách khiến virus, vi khuẩn tấn công và phát triển. Việc vi khuẩn tấn công vào vòm họng kết hợp với sự tác động của việc ăn uống hàng ngày khiến niêm mạc họng bị tổn thương, kết mủ.
- Do mắc các bệnh lý dạ dày: Một số bệnh nhân mắc bệnh dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dễ mắc bệnh viêm họng có mủ do hiện tượng axit trào ngược.
- Do chế độ ăn uống: Việc sử dụng thường xuyên hoặc quá nhiều các đồ ăn cay nóng, nước uống có gas có thể ảnh hưởng tới vùng họng và gây bệnh.
- Môi trường ô nhiễm: Việc phải sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi và các vấn đề khác khiến vùng mũi họng bị kích ứng gây viêm nhiễm. Bệnh có thể phát triển nhanh hơn với những người không thường xuyên sử dụng khẩu trang.
- Dị ứng với các yếu tố môi trường khác: Người bệnh có cơ địa dị ứng với các tác nhân như lông vật nuôi, phấn hoa, khói bụi khi tiếp xúc với yếu tố này sẽ dễ mắc viêm họng mủ hơn so với người bình thường.
Bệnh viêm họng có mủ có lây hay không?
Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm họng có mủ có khả năng lây lan từ người bệnh sang người bình thường. Các vi khuẩn gây viêm họng mủ có thể lây lan và tấn công các bộ phận lân cận trong hệ thống tai – mũi – họng thông qua các lỗ xoang.
Từ đó, bệnh có thể gây ra các biến chứng hết sức nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, chứng viêm xoang. Thậm chí, các vi khuẩn của bệnh viêm họng hốc mủ hoàn toàn có thể phát tán trong không khí. Nếu như không có biện pháp phòng ngừa bệnh có thể lây từ người sang người theo các con đường:
- Nước bọt, dịch mũi họng.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, cốc uống nước… của người mắc bệnh.
- Tiếp xúc ở khoảng cách gần và không đeo khẩu trang.
- Tụ họp nơi đông người trong đó có người bị bệnh.
Bệnh nhân viêm họng có mủ và những người chăm sóc cần biết cơ chế lây lan của căn bệnh để có phương hướng phòng ngừa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Tâm lý chủ quan khiến nhiều người nghĩ rằng viêm họng mủ là bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên theo đánh giá của giới chuyên gia thì khi đã hình thành mủ, viêm nhiễm không thể tự khỏi. Nếu như không được điều trị ngay thì những biến chứng gây ra là hết sức nguy hiểm, đặc biệt là đối tượng trẻ em.
Phương pháp điều trị viêm họng có mủ
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm họng hốc mủ. Tùy tình trạng của từng bệnh nhân để lựa chọn phương pháp hiệu quả nhất. Việc trị bệnh ở giai đoạn đầu sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Sử dụng thuốc Tây trị viêm họng có mủ
Hiện nay, thuốc Tây được nhiều người lựa chọn trong việc điều trị bệnh viêm họng có mủ nhờ tác dụng nhanh chóng, hiệu quả triệt để. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn và phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc Tây được nhiều người lựa chọn trong việc điều trị bệnh. Riêng bệnh nhân là trẻ em nên chú ý việc lạm dụng thuốc Tây có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển sau này.
Vậy, viêm họng nên uống thuốc gì? Một số loại thuốc thường được chỉ định như sau.
- Kháng sinh: Nhóm thuốc có tác dụng ức chế sự lây lan và phát triển của vi khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Có thể sử dụng thuốc ở dạng tiêm hoặc uống tùy vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể chỉ định một trong các loại thuốc Penicillin; Cephalexin; Amoxicillin; Erythromycin;….
- Thuốc ho: Có tác dụng giảm các cơn ho, long đờm, giảm cảm giác ngứa họng. Các loại thuốc giảm ho thường được điều chế dưới dạng viên ngậm hoặc dạng siro uống (phù hợp với trẻ nhỏ). Chủ yếu các loại thuốc có thành phần từ dược liệu tự nhiên như gừng, lá bạc hà, mật ong, chanh… sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
- Thuốc long đờm: Có tác dụng làm lỏng dịch ở thành họng, từ đó giúp dễ dàng trục xuất và vận chuyển đờm ra ngoài.
- Thuốc súc họng: Có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, hỗ trợ trong điều trị bệnh viêm họng có mủ.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Là nhóm thuốc cần thiết bởi khi mắc viêm họng mủ, rất nhiều bệnh nhân có biểu hiện sốt cao và đau ở vùng họng. Thuốc thường được kê ở dạng viên sủi, dạng bột hoặc dạng viên nén.
Bài thuốc dân gian trị bệnh viêm họng có mủ
Phương pháp dân gian điều trị bệnh viêm họng hạt có mủ sử dụng các nguyên liệu đơn giản và dễ dàng tìm kiếm như mật ong, tỏi, gừng hay chanh. Ưu điểm của những bài thuốc này là lành tính, an toàn và hầu như không có tác dụng phụ, chi phí thấp, có thể thực hiện tại nhà.
Bài thuốc 1: Gừng trị viêm họng mủ hiệu quả
Gừng là gia vị quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu viêm hiệu quả.
Người bệnh sử dụng dược liệu này đơn giản bằng cách sau:
- Nguyên liệu: Gừng tươi chọn củ không quá già hoặc quá non.
- Cách thực hiện: Gừng đem rửa sạch lớp bụi bẩn hoặc đất ở vỏ ngoài. Sau đó cạo thật sạch phần vỏ gừng, đem giã thật nhỏ. Đem đun gừng với lượng nước vừa đủ, lọc lấy nước thêm từ 1 đến 2 thìa mật ong và uống.
Bài thuốc 2: Trị bệnh viêm họng mủ bằng tỏi
Theo nghiên cứu, trong thành phần của tỏi có chứa hàm lượng kháng sinh allicin có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm cực kỳ hiệu quả.
Người bệnh có thể sử dụng tỏi trị bệnh bằng các cách dưới đây:
- Cách 1 – Nhai tỏi sống: Người bệnh bóc lấy 2 đến 3 tép tỏi sống, ngậm và nhai từ từ trong miệng khoảng 5 phút mỗi lần.
- Cách 2 – Uống nước tỏi: Nướng cháy phần tỏi tươi, sau đó giã nát và thêm 1 chút nước. Sử dụng phần nước tỏi này để uống sẽ thấy hiệu quả trị bệnh nhanh chóng.
Bài thuốc 3: Mật ong chữa bệnh viêm họng có mủ
Mật ong là dược liệu quen thuộc trong việc điều trị các bệnh hô hấp. Mật ong có tính ấm, vị ngọt, tác dụng sát khuẩn cao. Tuy nhiên cần lưu ý là chỉ dùng mật ong với bệnh nhân trên 1 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng có thể gây độc hại.
Bài thuốc trị bệnh viêm họng hạt có mủ từ mật ong cũng rất đơn giản, dễ thực hiện. Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sử dụng như sau:
- Cách 1: Hòa mật ong với nước ấm, thêm 1 lát gừng và uống hàng ngày.
- Cách 2: Kết hợp mật ong với lá hẹ. Cho lá hẹ vào bát, đổ thêm 1 chút mật ong. mang đi hấp rồi sau đó uống phần nước, ăn phần cái để điều trị bệnh.
Bài thuốc trị viêm họng có mủ từ hạt chanh
Bên cạnh việc dùng vỏ, nước, hạt chanh cũng là dược liệu trị bệnh viêm họng mủ hiệu quả. Cách sử dụng đơn giản như sau.
- Cắt đôi quả chanh, lọc lấy phần hạt, đem giã nhỏ hạt chanh.
- Hấp hạt chanh với mật ong từ 5 đến 10 phút.
- Phần nước cốt dùng để uống. Phần hạt dùng để ngậm.
- Nên thực hiện phương pháp này hàng ngày để cho hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chữa viêm họng có mủ bằng rễ cam thảo đất
Theo nghiên cứu, trong thành phần của rễ cam thảo đất có chứa thành phần axit glycyrrhizic. Thành phần này có thể gây ức chế quá trình phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Vì thế đây là bài thuốc đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm họng mủ.
Cách sử dụng bài thuốc này như sau
- Phần rễ cam thảo đem rửa thật sạch và phơi khô.
- Sau đó đem thái lát mỏng để ngậm mỗi ngày.
- Thành phần có trong thảo dược sẽ thẩm thấu, ngấm sâu vào niêm mạc họng giúp giảm hiện tượng đau rát và long đờm.
Trị viêm họng có mủ bằng thuốc Đông y
Hiện nay, các bài thuốc trị viêm họng bằng Đông y được đánh giá khá cao nhờ hiệu quả điều trị cao, lành tính, tỷ lệ tái phát thấp, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, quá trình chữa bệnh bằng phương pháp này người bệnh cần kiên trì, không bỏ dở giữa chừng mới đạt hiệu quả như mong muốn.
Dưới đây là một số bài thuốc được nhiều người bệnh áp dụng.
- Bài thuốc 1: Dược liệu chính là cánh cát, cam thảo, hoa thiên phấn, hoàng cầm, tang bạch bì, sa sâm.
- Bài thuốc 2: Nguyên liệu chính là cam thảo, tang bạch bì, thạch hộc, mạch môn, kê huyết đằng, huyền sâm, sinh địa.
- Bài thuốc 3 -Thanh hầu bổ phế thang: Các thảo dược chính là kha tử, phật tử, tân chỉ, cương tàm, bạch nghệ, sơn trà, quất hồng bì,… được gia giảm thành phần tùy theo cơ địa người dùng.
Các bài thuốc sử dụng bằng cách sắc với nước uống ngày 2 lần, thường là sau các bữa ăn chính. Chú ý dùng hết thang thuốc trong ngày, không để nước thuốc qua đêm và nên hâm nóng khi sử dụng.
Phòng bệnh viêm họng có mủ như thế nào?
Bệnh viêm họng có mủ là bệnh nguy hiểm và khá phổ biến hiện nay. Do vậy, bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh nên kết hợp với các phương pháp phòng bệnh để tránh mắc bệnh hoặc tái phát bệnh:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng, súc họng.
- Giữ ấm cơ thể nhất là vào thời điểm giao mùa, không nên ngồi trước quạt hoặc điều hòa quá lâu.
- Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thường xuyên quét dọn, hút bụi.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với những người mắc bệnh.
- Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường rau củ, quả, chất xơ, hạn chế sử dụng các món ăn cay nóng hoặc chất kích thích đồ uống có gas.
- Luyện tập thể thao, cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp
Viêm họng có mủ là căn bệnh thường gặp có thể gây biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên chủ động đi thăm khám ngay nếu thấy xuất hiện các biểu hiện đầu tiên của bệnh. Đồng thời, thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để bệnh nhanh chóng dứt điểm hoàn toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!