Diễn viên Nguyệt Hằng cũng như hàng ngàn người khác đã khỏi dứt điểm nổi mề đay mẩn ngứa sau khi may mắn tìm đúng thầy đúng thuốc. Nếu bạn cũng phải phải chịu đựng căn bệnh thì đừng bỏ qua.

Nổi mề đay sưng môi do đâu? Có nguy hiểm không? Cách xử lý, điều trị

Nổi mề đay sưng môi là bệnh lý khá phổ biến hiện nay do dị ứng mỹ phẩm, thực phẩm, thời tiết, di truyền hoặc do bệnh y khoa. Nhiều người bệnh lo lắng liệu nổi mề đay sưng môi có nguy hiểm không? Có cách nào điều trị và khắc phục căn bệnh đáng ghét này? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.

Nổi mề đay gây sưng môi khiến nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng
Nổi mề đay sưng môi khiến nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng

Nguyên nhân nổi mề đay sưng môi

Nổi mề đay sưng môi là một bệnh lý thường gặp của bệnh mề đay phù mạch. Giống như các dạng nổi mề đay mẩn ngứa khác, bệnh mề đay phù mạch khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, kèm theo đó là hiện tượng nóng rát, khó chịu và khó thở. Tuy nhiên, nốt mẩn ngứa không biểu hiện rõ trên bề mặt da mà nằm tận sâu trong da.

Nguyên nhân gây mề đay sưng môi chủ yếu do:

  • Dị ứng với một số thực phẩm: Nhiều loại thực phẩm như hải sản có vỏ, đậu phộng, một số loại hạt, đậu nành, lúa mì, trứng, sữa có thể gây dị ứng và nổi mề đay sưng môi.
  • Chất gây dị ứng có trong không khí: Một số chất như phấn hoa, bụi bẩn, không khí bị ô nhiễm và các chất khác trong môi trường có thể gây dị ứng khi người bệnh hít vào. Tình trạng này có thể dẫn đến nổi mẩn đỏ, ngứa, phù mạch và đi kèm với các triệu chứng đường hô hấp trên và dưới.
  • Tác động của môi trường: Ánh nắng mặt trời, không khí bị khô lạnh, tắm nước nóng, mặc quần áo chật, căng thẳng, côn trùng cắn, cơ địa nhiều mồ hôi cũng đều là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị mề đay sưng môi.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể khiến cơ thể bị nổi mề đay mẩn ngứa như Ibuprofen, Penicillin, Aspirin, Naproxen Natri và thuốc huyết áp.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý: Các bệnh lý phổ biến bao gồm viêm gan B (hoặc C), rối loạn hệ thống miễn dịch, nhiễm trùng, nhiễm nấm, HIV, các bệnh tuyến giáp và một số căn bệnh ung thư có thể gây nổi mề đay sưng môi.
  • Yếu tố di truyền: Tuy ít gặp nhưng nổi mề đay sưng môi và phù mạch là bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Nguyên nhân chính của tình trạng này xảy ra do có các bất thường về gen dẫn đến sự thiếu hụt lượng protein bình thường tồn tại trong máu.
Mề đay sưng môi khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống
Mề đay sưng môi khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống

Triệu chứng nhận biết bị nổi mề đay sưng môi

Khi bị nổi mề đay, bệnh nhân có thể xuất hiện một số dấu hiệu như sau:

  • Vùng da xung quanh môi bị sưng phù, cảm thấy đau. Tình trạng sưng môi có thể kéo dài từ 1 – 2 ngày, sau đó lan rộng ra các vùng khác. Các vết sưng có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày, thậm chí trở thành mãn tính.
  • Môi, họng, lưỡi bị sưng phù.
  • Phù mạch ở môi sau vài ngày có thể lan xuống đường tiêu hóa, khiến người bệnh bị đau bụng, tiêu chảy.
  • Một số trường hợp, phù mạch ở môi sẽ lan rộng tới lưỡi gây khó thở, thậm chí người bệnh có thể bị ngạt thở, tử vong.
  • Với những trường hợp phù mạch do di truyền, người bệnh có thể bị suy giảm thị lực, đau đầu, và luôn cảm thấy lo lắng.

Nổi mề đay sưng môi có nguy hiểm không?

Nổi mề đay gây sưng môi có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, nổi mề đay sưng môi không phải là căn bệnh da liễu nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng như gan, phổi, thận. Mề đay sưng môi có thể tự khỏi trong vòng 24 giờ và không gây nguy hiểm nghiêm trọng gì cho người bệnh.

Nổi mề đay gây sưng môi là bệnh da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi
Nổi mề đay gây sưng môi là bệnh da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi

Tuy nhiên, ở một số người bệnh trường hợp mề đay sưng môi có thể gây sưng lưỡi hoặc cổ họng, điều này có thể làm người bệnh khó thở, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và làm việc.

Vì vậy, khi thấy nổi mề đay đi kèm triệu chứng sưng môi, lưỡi, khó thở, chóng mặt cần ngay lập tức đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu để được chăm sóc y tế. Sốc phản vệ có thể gây hạ huyết áp đột ngột, suy hô hấp và tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Cách xử lý và điều trị bị nổi mề đay sưng môi

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay sưng môi, mức độ nặng nhẹ của bệnh lý và cơ địa của từng người mà bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và đưa ra một số phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trong đó bao gồm:

Đối với trường hợp nổi mề đay sưng môi nhẹ

Trong một số trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo một số cách chăm sóc tại nhà như sau:

  • Chườm lạnh: Biện pháp này có thể giúp làm giảm sưng, chống viêm và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy do mề đay gây ra. Người bệnh chỉ cần chườm khăn lạnh hoặc đá lạnh lên vùng da bị phù nề hoặc bị mề đay. Để đạt hiệu quả cao, bạn nên kiên trì áp dụng chườm lạnh 2 – 3 lần/ngày và mỗi lần thực hiện 10 phút.
  • Sử dụng kem dưỡng da hoặc thuốc bôi không kê đơn: Các sản phẩm này có thể chống ngứa và hạn chế tình trạng bị sưng môi. Tuy nhiên, khi bị sưng môi nghiêm trọng, sâu bên dưới lớp biểu bì da, thuốc có thể không mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong muốn.
  • Sử dụng chất chống ngứa tự nhiên: Thoa bột soda hoặc bột yến mạch với nước lên khu vực bị nổi mề đay để có thể làm mát, giảm ngứa và hạn chế được tình trạng nổi mề đay.
  • Sử dụng gel cây lô hội: Cây lô hội chứa đặc tính chống ngứa, làm dịu và hạn chế tình trạng nổi mề đay hiệu quả. Tuy nhiên, gel của cây lô hội có thể gây ngứa ở vị trí tiếp xúc, do đó người bệnh nên thử nghiệm dị ứng trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng ở diện rộng.
Chườm đá lạnh giúp giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy do bệnh gây ra
Chườm đá lạnh giúp giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy do bệnh gây ra

Đối với trường hợp mề đay sưng môi nghiêm trọng

Trong các trường hợp bị nổi mề đay sưng môi nghiêm trọng, kéo dài, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế có uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp:

  • Thuốc chống viêm có chứa thành phần Corticosteroid như Prednison có tác dụng trong việc điều trị sưng môi, giảm viêm do dị ứng. Bên cạnh đó thuốc còn chứa các thành phần giúp chống ngứa và kiểm soát các triệu chứng mề đay. Tuy nhiên, thuốc Corticosteroid có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, do đó người bệnh nên theo dõi hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid như ibuprofen, naproxen, aspirin có tác dụng giảm viêm, hạn chế tình trạng sưng môi và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy do mề đay gây ra.
  • Thuốc tiêm Epinephrine được chỉ định trong một số trường hợp bị sốc phản vệ để ngăn chặn tình trạng gây nguy hiểm cho tính mạng.

Điều trị nổi mề đay gây sưng môi bằng Đông y

Theo Đông y, nổi mề đay sưng môi là bệnh xuất phát chủ yếu từ các yếu tố nội sinh trong cơ thể. Căn bệnh này được chia thành 2 thể chính là nhiệt hạt và phong hàn. Dựa vào các thể bệnh cụ thể mà Đông y sẽ đưa ra bài thuốc phù hợp. Trong đó, tập trung vào giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết.

Chữa bệnh bằng Đông y là phương pháp cải thiện từ gốc, do đó sẽ mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững. Hơn nữa, các bài thuốc Đông y đều có thành phần thảo dược tự nhiên nên an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Chính vì vậy, chữa nổi mề đay sưng môi bằng Đông y đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn.

Bài thuốc Đông y chữa mề đay sưng môi an toàn, lành tính
Bài thuốc Đông y chữa mề đay sưng môi an toàn, lành tính

Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới mang lại tác dụng, không nhanh chóng như các dòng thuốc Tây y. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lựa chọn địa chỉ khám chữa về y học cổ truyền có uy tín nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất.

THẢO DƯỢC ĐÔNG Y TIÊU BAN GIẢI ĐỘC THANG DỨT ĐIỂM MỌI THỂ MỀ ĐAY, DỊ ỨNG

Thảo dược Đông y Tiêu ban Giải độc thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là liệu pháp đặc trị mề đay hoàn chỉnh nhất hiện nay. Bài thuốc kết hợp 2 nhóm thuốc giải độc và bình can phát huy công dụng song song vừa giải độc đặc trị mề đay, tiêu ban, tiêu sẩn phù, hết sưng ngứa; vừa bồi bổ tạng phủ, ổn định cơ địa, chống tái phát.

Công thức bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang trị mề đay
Công thức bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang trị mề đay

Bài thuốc là thành quả nghiên cứu của đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành kế thừa phương thuốc chữa mẩn ngứa của người Mường – Hòa Bình và hàng chục công thức thuốc cổ phương. Đồng thời công trình nghiên cứu hiện đại làm mới công thức thuốc phù hợp với thể bệnh và thể trạng người hiện đại.

Tiêu ban Giải độc thang phù hợp và hiệu quả với mọi thể mề đay mẩn ngứa do nhiều nguyên nhân (chức năng gan kém, dị ứng thời tiết, thực phẩm, nhiễm ký sinh trùng…).

Diễn viên Khánh Linh “Về nhà đi con” là 1 trong hàng ngàn bệnh nhân đã được điều trị khỏi mề đay mẩn ngứa nhờ bài thuốc thảo dược của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc được VTV2 đưa tin là giải pháp hoàn chỉnh cho bệnh mề đay, dị ứng trong phóng sự thực hiện về công tác khám chữa bệnh mề đay bằng Y học cổ truyền.

Tìm hiểu VTV2 đưa tin về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang TẠI ĐÂY. Hoặc xem qua video sau:

Bạn đọc xem thêm thông tin chi tiết bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang TẠI ĐÂY. Hoặc liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được hướng dẫn và tư vấn miễn phí:

  • Hà Nội: B31 Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – ĐT (024)7109 6699 | 0979 509 155
  • Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận – ĐT (028)7109 6699 – 0961 825 886
  • Quảng Ninh: 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – ĐT (0203) 657 0128
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Bài thuốc MỀ ĐAY ĐỖ MINH – 10 người dùng 9 người khỏi hẳn tình trạng nổi mẩn ngứa

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020) cho biết: “Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của nhà thuốc chúng tôi gồm có 3 loại thuốc nhỏ là Thuốc đặc trị dị ứng, Bổ thận giải độc và Bổ gan dưỡng huyết. Bài thuốc có tác dụng điều trị tận căn nguyên gây bệnh. Đồng thời, nó sẽ giúp tiêu viêm, giảm triệu chứng nổi mẩn ngứa; giải độc, bổ gan; bổ thận và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh, ngừa khả năng tái phát”.

Hiệu quả điều trị tình trạng nổi mẩn ngứa, mề đay của bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh được biểu hiện qua từng giai đoạn. Cụ thể là:

KHÁM PHÁ: [Góc kiểm chứng] Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh có tốt không? Giá bao nhiêu?

Giai đoạn tác động của bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Người bệnh tin tưởng lựa chọn Mề Đay Đỗ Minh không chỉ vì bài thuốc giúp đặc trị bệnh hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ. Lương y Tuấn nhấn mạnh bài thuốc này được bào chế từ 50-60 loại dược liệu SẠCH, LÀNH TÍNH. Nhờ chủ động phát triển 3 nguồn thảo dược đạt chuẩn GACP-WHO ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội), nhà thuốc Đỗ Minh Đường có thể chủ động về nguồn nguyên liệu, nói không với rác thuốc, dược liệu bẩn.

Hơn nữa, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh không trộn lẫn tân dược và chất bảo quản nên người bệnh yên tâm sử dụng. Trong suốt gần 3 thế kỷ qua, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh đã được hơn 150.000 bệnh nhân tin tưởng sử dụng.

ĐỌC THÊM: [Review chi tiết] Người bệnh nói gì về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Lương y Tuấn cho biết mọi đối tượng bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa đều dùng được bài thuốc này, liệu trình điều trị như thế nào, sau khi thăm khám, ông sẽ tư vấn cụ thể cho người bệnh. Hiện có nhiều cá nhân giả mạo lương y Tuấn để bán thuốc giả cho người bệnh. Chính vì vậy, chúng tôi khuyên mọi người nếu muốn điều trị bệnh bằng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh thì chỉ liên hệ tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo các thông tin dưới đây:

Thông tin Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường:

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình  
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh
  • Điện thoại: 0963 302 349 – 0938 449 768 
  • Website:https://dominhduong.org | https://dominhduong.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có dịch vụ thăm khám và tư vấn miễn phí cho tất cả người bệnh trên khắp cả nước. Trong trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, nhà thuốc sẽ hỗ trợ giảm chi phí điều trị.

DMD LOANMEDAY 013

Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nổi mề đay sưng môi

Khi bị nổi mề đay sưng môi, ngoài áp dụng những biện pháp điều trị như trên, người bệnh cũng cần phải chú ý thực hiện một số điều sau để có thể ngăn chặn tình trạng sưng viêm diễn tiến nặng hơn.

  • Hạn chế dùng tay sờ nắn, cào gãi, xoa lên vùng da đang nổi mề đay. Điều này sẽ khiến cho môi sưng phù và viêm nhiễm trở lên nặng hơn.
  • Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, che chắn môi cẩn thận. Có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm có tinh chất từ thiên nhiên để bảo vệ da.
  • Tốt nhất không nên sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào trong thời gian đang bị nổi mề đay sưng môi để tránh các vùng da bị tổn thương hơn.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh để loại bỏ bụi bẩn, khói bụi.
    Tránh xa các tác nhân gây bệnh từ môi trường như: Hóa chất, bụi bẩn, nguồn nước, thực phẩm, thức ăn,…
  • Uống mỗi ngày ít nhất từ 1,5 – 2 lít nước. Bạn có thể kết hợp bổ sung nước ép hoa quả (dưa hấu, cà rốt, ổi,…) để giúp cơ thể tăng cường đào thải độc tố có hại ra bên ngoài.
  • Bổ sung nhiều rau xanh (súp lơ, cải bó xôi, rau ngót,…) và các loại củ quả (dưa hấu, lê, mít, mãng cầu,…) giàu thành phần vitamin và khoáng chất có lợi để giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh xa các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ ăn cay nóng, chế biến sẵn rượu bia và thuốc lá,… Những loại thực phẩm này sẽ khiến viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời gian theo phác đồ điều trị của bác sĩ da liễu để có thể mang lại hệu quả và tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bị nổi mề đay sưng môi. Mong rằng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn đọc có thêm sự hiểu biết về nguồn gốc của căn bệnh cũng như tìm được cho mình giải pháp để điều trị bệnh một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

5/5 - (2 bình chọn)

XEM THÊM

[Review] chi tiết về hiệu quả của bài thuốc thảo dược đặc trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng ngàn người tin dùng và khỏi bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *