Ngứa vùng da quanh mắt là bệnh gì? Điều trị thế nào?

Triệu chứng ngứa vùng da quanh mắt khiến không ít người lo lắng, đặc biệt là khi tình trạng này xảy ra thường xuyên trong thời gian dài. Vậy nguyên nhân ra biểu hiện này là gì? Khi nào thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa và điều trị? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau sẽ giúp bạn đọc xử lý đúng, tránh được rủi ro có thể xảy ra.

Ngứa vùng da quanh mắt là bệnh gì? Điều trị thế nào?
Ngứa vùng da quanh mắt là bệnh gì? Điều trị thế nào?

Ngứa vùng da quanh mắt là bệnh gì?

Bất kỳ ai cũng có thể bắt gặp tình trạng ngứa vùng da quanh mắt, nhưng phổ biến nhất nhất là ở phụ nữ. Biểu hiện này gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu sớm tìm ra nguyên nhân để chữa trị thì hầu như không quá nghiêm trọng. Dưới đây những bệnh thường thấy có triệu chứng ngứa quanh mắt:

Ngứa vùng da quanh mắt do viêm bờ mi

Nguyên nhân của bệnh viêm bờ mi là do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn. Bệnh lý này khiến vùng da xung quanh mí mắt bị viêm và có các biểu hiện như:

  • Ngứa vùng da quanh mắt gây khó chịu
  • Hay chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng và thị lực giảm
  • Lông mi rụng nhiều

Viêm mô tế bào

Vùng da quanh mắt bị khô ngứa có thể là triệu chứng của bệnh viêm mô tế bào. Thường thì bệnh là do côn trùng hay các bệnh viêm nhiễm ngoài da như chốc lở hay chàm. Đối với bệnh này, cần phát hiện để điều trị sớm để tránh dẫn đến tình trạng nghiêm trọng gây nhiễm trùng máu. Ngoài gây triệu chứng ngứa da, viêm mô tế bào còn khiến bệnh nhân đau đớn, ảnh hưởng đến thị lực. Thậm chí, biến chứng của nó còn có thể gây mù lòa.

Viêm da mí mắt

Nguyên nhân gây viêm da mí mắt là do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Biểu hiện thường thấy nhất của bệnh là ngứa ngáy, sưng đỏ, khô vùng da quanh mắt.

Viêm da tiếp xúc gây ngứa vùng da quanh mắt

Bị viêm da tiếp xúc khi làn da chạm vào những tác nhân từ môi trường bên ngoài gây kích ứng. Những người ở môi trường không khí ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với hóa chất, mỹ phẩm rất dễ mắc phải.

Vùng da quanh mắt bị ngứa do các tác nhân từ môi trường
Vùng da quanh mắt bị ngứa do các tác nhân từ môi trường

Vùng da quanh mắt bị ngứa do bệnh vảy nến

Vảy nến xuất hiện trên da mặt, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể sẽ lây lan đến vùng da quanh mắt. Lúc này, sẽ dẫn đến tình trạng lông mi và lớp da che phủ mí mắt bị khô, gây ngứa ngáy, gây cảm giác như bị châm chích nhẹ.

Nổi mề đay xung quanh mắt

Nổi mề đay là phản ứng da cấp – mãn tính rất phổ biến. Thông thường, những tổn thương do bệnh lý gây ra có thể ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả vùng da quanh mắt. Vùng da ở quanh mắt rất mỏng, nhạy cảm và dễ kích ứng. Vì thế, nếu xuất hiện mề đay ở đây thì sẽ gây cảm giác vô cùng khó chịu.

Một số biểu hiện ngứa vùng da quanh mắt kèm theo như sưng mí mắt, giảm thị lực. Nguyên nhân dẫn đến mề đay có thể là do dị ứng sản phẩm chăm sóc và trang điểm, dụi mắt quá nhiều, côn trùng cắn…

Dấu hiệu nhận biết vùng da quanh mắt bị tổn thương do mề đay:

  • Trước khi vùng da quanh mắt bị nổi mẩn và ban da sẽ có cảm giác như bị châm chích, kích thích, nóng rát nhẹ.
  • Trên da xuất hiện các nốt nhỏ màu hồng hoặc đỏ, gây đỏ mắt, sưng mí mắt.

Khi vùng da quanh mắt nổi mề đay sẽ không bị ngứa như những vị trí khác trên cơ thể. Tuy nhiên, da ở gần mắt khá mỏng, nhạy cảm nên sẽ có cảm giác nóng rát, châm chích vô cùng khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt.

Nổi mề đay quanh mắt gây ngứa ngáy, nóng rát
Nổi mề đay quanh mắt gây ngứa ngáy, nóng rát

Nguyên nhân gây ngứa vùng da quanh mắt

Bị ngứa quanh mắt không chỉ là triệu chứng của những bệnh lý kể trên. Theo đó, sẽ có những tác nhân sau khiến dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

  • Người mắc viêm da tiết bã nhờn cũng có thể bị ngứa vùng da quanh mắt.
  • Không cung cấp đủ ẩm dẫn đến da khô, đau rát và ngứa ngáy.
  • Bệnh lupus xuất hiện trên mặt cũng có khả năng tác động đến vùng da quanh mắt. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức xương, khớp, đổ mồ hôi, sốt…
  • Khi bị chấn thương khiến các mạch máu dưới da quanh mắt mắt bị vỡ cũng dẫn đến tình trạng ngứa ngáy kèm theo các đốm đỏ li ti.
  • Trong một số trường hợp, hệ thế miễn dịch bị suy yếu cũng dẫn đến tình trạng ngứa vùng da quanh mắt.

Bị ngứa vùng da quanh mắt cần gặp bác sĩ khi nào?

Hầu như, vùng da quanh mắt bị ngứa không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chỉ cần chăm sóc tốt, triệu chứng sẽ được cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngày càng trở nên nặng hơn, xuất hiện các biểu hiện sau thì hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị.

  • Mắt bị mờ đi, khó nhìn.
  • Tình trạng ngứa ngày một nặng hơn, thêm vào đó là các triệu chứng đau đầu, nổi mẩn đỏ có mủ.
  • Da quanh mắt bị bong tróc, đỏ nhiều hơn.
  • Thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà nhưng tình trạng ngứa ngáy không được cải thiện.
Dụi mắt thường xuyên khiến vùng da quanh mắt bị tổn thương
Dụi mắt thường xuyên khiến vùng da quanh mắt bị tổn thương

Điều trị ngứa vùng da quanh mắt thế nào?

Nếu tình trạng khô ngứa không quá nghiêm trọng thì có thể điều trị tại nhà. Dựa vào diễn biến sức khỏe của mỗi người sẽ có những biện pháp xử lý phù hợp, tránh gây hại đến sức khỏe.

Điều trị ngứa vùng da quanh mắt tại nhà

Nếu tình trạng ngứa ngáy ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Nên áp dụng các mẹo sau:

Chườm lạnh hoặc chườm mát

Việc chường lạnh hoặc chườm mát rất đơn giản nhưng cải thiện tình trạng ngứa da quanh mắt hiệu quả. Thực hiện như sau:

  • Lấy viên đá lại cho vào chiếc khăn mỏng sạch
  • Chườm lên vùng da quanh mắt trong khoảng 10 phút

Đắp túi trà lên mắt

Đắp túi trà lên mắt cũng mẹo chăm sóc vùng da quanh mắt hiệu quả, được sử dụng phổ biến. Thực hiện như sau:

  • Dùng nước ấm để vệ sinh vùng da quanh mắt
  • Dùng túi trà đã pha đắp lên mắt khoảng 30 phút
  • Dùng bông mềm thấm khô

Dùng gel nha đam

Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp da, mờ thâm nám mà còn được dùng để làm dịu, chữa lành tổn thương trên da. Vì vậy, dùng gel nha đam cũng là mẹo chữa trị ngứa vùng da quanh mắt tại nhà an toàn, hiệu quả. Thực hiện như sau:

  • Lấy nha đam rửa sạch, loại bỏ phần vỏ, giữ phần gel.
  • Vệ sinh phần da bị ngứa và thoa gel nha đam lên.
  • Để 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, thấm khô.
Dùng nha đam làm giảm cảm giác ngứa vùng da quanh mắt
Dùng nha đam làm giảm cảm giác ngứa vùng da quanh mắt

Bị ngứa vùng da quanh mắt dùng thuốc gì?

Nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà nhưng không mang lại hiệu quả thì nên thăm khám bác sĩ. Tùy vào mức độ của bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc sau:

  • Dùng thuốc Corticosteroid bôi lên vùng da bị ngứa để giảm khô, trị viêm
  • Uống thuốc Corticosteroid đối với những bệnh nhân bị ngứa trên diện tích rộng.
  • Thuốc Calcineurin: Dùng để điều trị tình trạng ngứa vùng da quanh mắt do bệnh vảy nến hoặc viêm da dị ứng.
  • Uống thuốc Histamin để an thần, giảm ngứa.
  • Dùng kem chống ngứa được bác sĩ kê để thoa lên: Loại kem này không chỉ làm giảm ngứa mà còn khiến da mềm mại hơn.

Lưu ý: Sử dụng thuốc tây đem đến hiệu quả nhanh nhưng sẽ có những tác dụng phụ. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe bệnh nhân cần dùng đúng liều lượng, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Làm sao để phòng ngừa ngứa vùng da quanh mắt?

Để tránh cơn ngứa vùng da quanh mắt, chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa, chăm sóc. Có thể thực hiện hàng ngày bằng những hành động thiết thực sau:

Vệ sinh, chăm sóc vùng da quanh mắt mỗi ngày
Vệ sinh, chăm sóc vùng da quanh mắt mỗi ngày
  • Không dụi, chà xát vùng da quanh mắt.
  • Nên hạn chế ăn những thực phẩm khiến cơ thể bị dị ứng.
  • Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm có thành phần, xuất xứ rõ ràng. Tốt nhất nên sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giữ ẩm cho da, có thể dùng thêm một số sản phẩm dưỡng ẩm chuyên dụng.
  • Vệ sinh vùng da quanh mắt sạch sẽ ngày ít nhất 2 lần, đặc biệt đối với những người thường xuyên trang điểm.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tình trạng ngứa vùng da quanh mắt. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được phương pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Lưu ý, khi phát hiện những biểu hiệu bất thường của cơ thể hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.

4.5/5 - (4 bình chọn)
Hành động gãi chỉ khiến bệnh vảy nến nặng thêm
Giải đáp thắc mắc bệnh vảy nến có lây không? Lây qua đường nào?
Bệnh vảy nến có lây không có lẽ là thắc mắc thường thấy của những bệnh nhân không may gặp phải bệnh lý này. Theo thống kê, trên thế giới…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *