Polyp đại tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu và bài thuốc điều trị tốt nhất hiện nay
Bảng tóm tắt
Polyp đại tràng là bệnh lý nguy hiểm, nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng đe dọa cả tính mạng. Tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị polyp đại tràng giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về căn bệnh này.
Polyp đại tràng là gì? Có nguy hiểm không?
Polyp đại tràng là một dạng tổn thương tại niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh. Từ đó hình thành một vài cục nổi lên giống như một khối u nhưng không phải là khối u, những cục này tại đại tràng có thể có cuống hoặc không.
Tùy theo kích thước và vị trí của các khối u tại đại tràng mà Polyp này có thể là polyp lành tính hoặc ác tính. Với những trường hợp polyp lớn, nguy cơ ung thư đại tràng sẽ rất cao. Phần lớn trường hợp này là do polyp lâu ngày.
Polyp đại tràng được phân chia thành nhiều loại khác nhau:
- Về hình thái: polyp đại tràng có thể có cuống (gần giống hình cây nấm) hoặc không có cuống.
- Về số lượng: Đại tràng có thể xuất hiện một hoặc nhiều polyp
- Về kích thước: Đường kính của polyp dao động từ một vài mi-li-mét đến vài centimet. Gồm có: polyp đại tràng 3mm, polyp đại tràng 5mm
Ngoài ra, có một số loại polyp đại tràng mang tính chất gia đình hoặc có tính di truyền từ đời này sang đời khác. Khi đó, polyp đại tràng có thể kèm thêm tình trạng bệnh lý tại những cơ quan khác trên cơ thể như: Đau dạ dày, sưng viêm… Một số loại polyp còn có thể xuất hiện bởi đột biến gen, không liên quan đến di truyền.
Polyp đại tràng có nguy hiểm không?
Trường hợp người bệnh mắc polyp tuyến sẽ có khả năng phát triển thành ung thư và đe dọa lớn đến sức khỏe của người bệnh. Những ảnh hưởng lớn nhất của polyp đại trực tràng có thể kể đến như:
- Gây đau bụng: Thường xuyên bị đau bụng, nhất là khi các polyp đại tràng lớn dần lên. Lúc này, người bệnh có thể bị tắc ruột.
- Tiêu chảy kéo dài: Người bệnh có thể bị đi ngoài nhiều lần, nhất là bị đi ngoài lỏng do nhu động ruột tăng lên bất thường.
- Gây đi ngoài ra máu: Tình trạng mất máu, chảy máu liên tục sẽ thường xuyên gặp phải do polyp đại tràng gây ra.
- Bí đại tiện: Bệnh nhân khi bị polyp đại tràng sẽ liên tục gặp khó khăn khi đi đại tiện, thậm chí phân có kèm theo máu tươi.
Để tránh những bất tiện và nguy hại do căn bệnh polyp đại tràng gây ra, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ và điều trị bệnh từ sớm để tránh những nguy hại đáng tiếc.
Nguyên nhân gây ra polyp đại tràng
Polyp trực tràng chủ yếu hình thành do lối sống và sinh hoạt không điều độ, một số trường hợp khác là do tính di truyền. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác cũng tạo nên polyp đại tràng phải kể đến như:
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Ăn uống không hợp vệ sinh, thức ăn nhiều dầu mỡ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến polyp đại tràng.
- Căng thẳng, áp lực: Với người bệnh thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành và phát triển polyp đại tràng. Đây cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn mức bình thường rất nhiều.
- Tuổi tác: Theo thống kê có khoảng 90% trường hợp người bệnh nằm trong độ tuổi trên 50. Vì thế, có thể khẳng định polyp đại tràng tấn công phần lớn vào đối tượng trung niên và người cao tuổi.
- Do di truyền: Bệnh polyp đại tràng có tính di truyền. Vì thế, nếu trong gia đình có người từng mắc các căn bệnh liên quan đến đại tràng sẽ có nguy cơ mắc polyp cao hơn.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, polyp đại tràng có nguy cơ tấn công cao hơn đến những đối tượng sau đây:
- Người có tiền sử bị khối u
- Người thường xuyên ăn thịt, đồ béo, hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc, dùng các chất kích thích như: rượu bia…
- Bệnh polyp đại tràng tấn công những người thừa cân béo phì, người dễ tăng cân nhanh trong thời gian ngắn, người ít vận động…
Dấu hiệu của polyp đại tràng – cẩn trọng mối nguy hại khó lường
Các loại polyp đại tràng thường không gây triệu chứng rõ rệt. Đã có rất nhiều bệnh nhân không thể phát hiện ra mình đã bị polyp đại tràng cho đến khi vô thực hiện nội soi.
Khi có polyp đại tràng bệnh nhân có thể xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
- Đi ngoài ra máu: Hãy cẩn trọng khi thấy phân có dính máu, xuất hiện máu đỏ tươi hay đỏ sẫm, máu chảy thành từng giọt… khi đi ngoài.
- Thay đổi thói quen đi tiêu: Thói quen đi tiêu bị xáo trộn cũng gây ra những ảnh hưởng lớn với sức khỏe và đó là một dấu hiệu cảnh báo polyp đại tràng.
- Đau bụng: Polyp càng lớn càng gây chèn ép đến lòng ruột. Đó là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau bụng từng cơn. Những cơn đau này có thể dữ dội hơn tùy theo từng mức độ và tình trạng của polyp.
- Thiếu máu: Khối polyp khi bị chảy máu có thể gây ra những hệ quả vô cùng nghiêm trọng, gây thiếu máu, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Thiếu máu lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm suy giảm trí nhớ.
Chẩn đoán polyp đại tràng
Hiện nay, có những phương pháp chẩn đoán để tìm polyp đại tràng phổ biến nhất thường được các bác sĩ sử dụng như:
- Chụp cản quang đại tràng: Trước khi chụp cản quang, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng một loại chất lỏng để có thể quan sát rõ hơn polyp trong đại tràng.
- Soi đại tràng sigma: Bác sĩ sẽ đặt một ống mỏng, dẻo vào phía trong trực tràng. Tên gọi của loại ống này là sigmoidoscope – ống nội soi. Bác sĩ sẽ quan sát qua ống nội soi này để phát hiện polyp ở phần cuối của đại tràng.
- Nội soi đại tràng: Phương pháp này giúp các bác sĩ quan sát toàn bộ polyp qua màn hình và có thể thực hiện cắt bỏ khi phát hiện có polyp.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Công dụng chính của phương pháp này là soi đại tràng “ảo” để phát hiện bệnh. Máy X-quang và máy tính sẽ cùng tạo ra hình ảnh của ruột già có thể quan sát trực tiếp qua màn hình.
- Xét nghiệm phân: Dùng mẫu phân và những dụng cụ chuyên dụng khác để phát hiện polyp đại tràng.
Khi thấy có những dấu hiệu của polyp đại tràng, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ và thực hiện các chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.
Những biện pháp điều trị polyp đại tràng hiệu quả nhất
Polyp trực tràng là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh cần nhanh chóng điều trị bệnh càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng xấu của nó đến sức khỏe.
Một số cách điều trị polyp đại tràng mang lại hiệu quả cao như sau:
Điều trị nội khoa
Bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc kháng viêm với trường hợp polyp nhẹ. Tuy nhiên, đây chỉ là những loại thuốc có tác dụng tạm thời và không thể điều trị bệnh tận gốc.
Bệnh nhân vẫn có thể bị tái phát bệnh polyp đại tràng sau khi đã điều trị nội khoa.
Điều trị ngoại khoa
Cắt bỏ polyp đại tràng là phương pháp mang lại hiệu quả khá cao cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc giảm đau trước khi tiến hành cắt bỏ polyp. Polyp nhỏ có thể thực hiện bằng nội soi, trường hợp polyp quá to sẽ được xử lý bằng phẫu thuật.
Các biện pháp phòng tránh polyp đại tràng
Chuyên gia khuyến cáo bạn nên sớm thực hiện những biện pháp để có thể phòng ngừa bệnh polyp đại tràng từ sớm. Dưới đây là những biện pháp phòng tránh polyp đại tràng mà bạn có thể tham khảo:
- Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng những loại rau củ quả và chất xơ, hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thực phẩm khó tiêu
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Duy trì cân nặng phù hợp
- Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường lưu thông khí huyết
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ và nội soi tiêu hóa để tầm soát bệnh polyp đại tràng
Trên đây là những thông tin về căn bệnh polyp đại tràng bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh, có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng ung thư nguy hiểm đến tính mạng. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên thường xuyên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để tầm soát polyp và ung thư một cách tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!