Gai đôi cột sống bẩm sinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị bệnh
Bảng tóm tắt
Gai đôi cột sống bẩm sinh là chứng bệnh liên quan về xương cột sống xuất hiện ở bệnh nhân ngay từ khi còn nhỏ. Bệnh không phổ biến và hiện vẫn có rất nhiều bậc phụ huynh chưa rõ về chứng bệnh này. Dù không đe dọa tới tính mạng nhưng gai đôi cột sống sẽ gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt và hoạt động vận động của người bệnh. Để có thể điều trị bệnh đúng cách, chúng ta cần hiểu rõ về chứng bệnh này.
Thế nào là gai đôi cột sống bẩm sinh? Có nguy hiểm không?
Gai đôi cột sống bẩm sinh còn được gọi là bệnh nứt đốt sống. Bệnh xuất hiện ngay từ khi trẻ chưa sinh ra.
Trong quá trình hình thành bào thai, ống thần kinh của cơ thể không được đóng hoàn toàn, phần xương sống nằm bên trên dây sống của bào thai cũng vẫn bị hở. Tủy sống trong xương bị lộ ra ở ngoài cột sống, hình thành nên các gai xương.
Tình trạng gai đôi cột sống này thường xuất hiện ở vị trí bản lề thắt lưng đốt sống L5 và đốt sống S1. Bất cứ trẻ em nào cũng có thể mắc phải chứng bệnh bẩm sinh này. Chính vì vậy, rất khó để có thể phát hiện bệnh ngay từ sớm.
Cho đến khi người bệnh lớn dần, các gai xương bắt đầu phát triển mạnh hơn. Cơn đau cột sống sẽ đau ở mức âm ỉ hoặc sẽ đau rất dữ dội.
Bệnh gai đôi cột sống thể bẩm sinh có 2 dạng là: Nứt đốt sống ẩn và nứt đốt sống nang.
- Nứt đốt sống ẩn là mức độ nhẹ. Khi có khoảng trống nhỏ hình thành giữa các đốt sống sẽ xuất hiện nứt đốt sống ẩn. Bệnh thường có các biểu hiện rất nhẹ và khó nhận biết.
- Nứt đốt sống nang biểu hiện rõ rệt mặt một vết phồng có hình dạng túi ở phần lưng. Trong đó, nứt đốt sống nang lại có 2 loại là thoát vị màng não và thoát vị tủy – màng tủy.
Bệnh nhân khi mắc chứng gai đôi cột sống bẩm sinh ở mức độ nặng không chỉ gây khó khăn cho quá trình điều trị. Người bệnh còn có nguy cơ mắc phải nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Các biến chứng đó là:
Đau thần kinh tọa
Là một trong những biến chứng phổ biến ở người bị gai đôi cột sống thể bẩm sinh. Đau thần kinh tọa xảy ra do gai xương cột sống gây áp lực lên các dây thần kinh tọa. Cơn đau nhức của người bệnh xuất phát từ lưng, kéo xuống hông, đùi và cả cẳng chân.
Cơn đau kéo đến khi bệnh nhân thực hiện các động tác cúi người, khom người hắt hơi hoặc ho. Bệnh để kéo dài sẽ gây ra một số triệu chứng như: Đại tiện, tiểu tiện mất kiểm sát, mông bị teo, chân tay thường xuyên tê bì,…
Thoát vị đĩa đệm
Khi bị gai đôi cột sống, người bệnh cũng bị ảnh hưởng tới phần đĩa đệm. Đĩa đệm chịu tổn thương và và rời khỏi vị trí vốn có. Triệu chứng này làm các nhân nhầy lọt ra ngoài gây chèn ép tới ống tủy sống cũng như rễ thần kinh.
Mỗi khi người bệnh vận động, cơ thể sẽ đau nhức vô cùng khó chịu. Nếu thoát vị đĩa đệm ngày càng nặng hơn, người bệnh có khả năng phải đối mặt với tình trạng tàn phế vĩnh viễn.
Đau thần kinh liên sườn
Bệnh nhân gai đôi cột sống bẩm sinh cũng sẽ phải chịu các cơn đau dữ dội tại phần ức xương và ngực do thần kinh liên sườn bị ảnh hưởng. Cơn đau xuất hiện nặng hơn khi người bệnh vận động sai tư thế hoặc bị hắt hơi, ho mạnh.
Ngoài các biến chứng đau dây thần kinh liên sườn trên, chứng gai đôi cột sống còn có thể dẫn tới một số biến chứng khác cũng rất nguy hiểm như: Viêm màng não, rối loạn cảm giác, vẹo cột sống, mất khả năng vận động chân tay,…
Triệu chứng của gai đôi cột sống bẩm sinh
Người bệnh sẽ không thể phát hiện chứng gai đôi cột sống thể bẩm sinh nếu không xuất hiện các triệu chứng đau nhức. Trong trường hợp bệnh chưa khởi phát, chúng ta chỉ có thể phát hiện bệnh nếu thực hiện các phương pháp chiếu chụp X-quang.
Những triệu chứng thường gặp nhất ở người bị gai đôi cột sống là:
Đau thắt lưng cùng: Điểm đau nặng nhất ở vùng thắt lưng cùng, khi ấn vào vị trí này trên lưng, người bệnh sẽ cảm nhận rõ cơn đau tăng hơn. Đau nhức sẽ kéo tràn xuống chân hoặc cũng có thể ngược lên vùng cánh tay.
Chứng co cứng cơ: Triệu chứng tiếp theo ở người bệnh là hiện tượng cơ bắp bị tê liệt do đau nhức kéo dài, đặc biệt nghiêm trọng hơn là cơ bị co cứng. Thông thường, sẽ có khoảng 10% người bệnh bị rơi vào tình trạng này làm mất đường cong sinh lý. Cột sống lưng bị vẹo, hình dạng bàn chân bị biến đổi và hai bên hông không đều.
Cơn đau lan rộng: Khi các cơn đau ở vùng sống lưng tái phát liên tục, không chỉ vùng đốt sống S1 mà cả vùng thắt lưng. Xương chậu hay xương khớp xung quanh cũng bị đau kèm. Các vùng bàn chân, cẳng chân hoặc bắp chân của bệnh nhân cũng sẽ xuất hiện cơn đau âm ỉ kéo dài.
Chân tay bị tê bì: Người bệnh càng đến tuổi trưởng thành, gai xương càng phát triển và tạo sức ép lên dây thần kinh. Việc này dẫn tới các đầu ngón tay và ngón chân bị giảm linh hoạt. Tay chân người bệnh thường xuyên bị tê bì, giảm sức lực một cách nhanh chóng.
Phương pháp chẩn đoán gai đôi cột sống
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để chúng ta kiểm tra đứa bé ngay khi còn trong bụng mẹ khi sinh ra có bị gai đôi cột sống hay không. Thông qua các phương pháp sàng lọc, bác sĩ có thể biết được thai nhi có bị dị tật hay gai cột sống bẩm sinh.
Siêu âm: Đây là phương pháp phổ thông nhất được thực hiện hiện nay. Biện pháp này dùng sóng âm tần số cao để quan sát cột sống của thai nhi. Nếu phát hiện khe hở trong cột sống hoặc túi nhỏ nhô ra ở cột sống thì chứng tỏ thai nhi đã mắc bệnh.
Xét nghiệm máu: Các bác sĩ sẽ lấy máu của người mẹ để làm xét nghiệm kiểm tra có AFP trong protein hay không. Nếu AFP ở mức cao thì có khả năng thai nhi đã mắc dị tật bẩm sinh hoặc bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh.
Chọc nước ối: Trong trường hợp thai phụ siêu âm không thấy dị thường, nhưng làm xét nghiệm máu lại có lượng AFP cao thì có thể thực hiện thêm kiểm tra chọc nước ối. Các bác sĩ dùng kim lấy chất lỏng trong túi ối ở xung quanh bào thai để làm xét nghiệm.
Cách điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh là gì?
Để điều trị chứng gai đôi cột sống, bệnh nhân có thể điều trị theo phương pháp Đông y hoặc Tây y, dân gian. Mặc dù các phương pháp không thể làm bệnh chấm dứt hoàn toàn, nhưng sẽ giúp người bệnh làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Tây y điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh
Đây là cách điều trị phổ biến cho bệnh nhân hiện nay. Các nhóm thuốc chính mà người bệnh có thể sử dụng bao gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen, Steroid,…Giá người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau nhức.
- Nhóm thuốc giãn cơ: Decontractyl, hoặc Myonal và Mydocalm…
- Một số loại vitamin B giúp người bệnh hỗ trợ các hoạt động xương khớp, thuốc giảm đau hoặc thuốc bôi ngoài da,…
Khi bệnh nhân bị gai đôi cột sống đã trải qua nhiều liệu trình chữa trị, sử dụng các đơn thuốc nhưng không có hiệu quả. Bệnh đã diễn biến nặng hơn với nhiều biến chứng. Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật để ngăn chặn các chuyển biến tồi tệ hơn.
Phương pháp phẫu thuật sẽ giúp người bệnh loại bỏ gai xương. Nhưng người bệnh cũng cần lưu ý, tình trạng gai xương vẫn có thể tái phát trở lại sau phẫu thuật.
Cách chữa gai đôi cột sống bẩm sinh trong Đông y
Ưu điểm của các bài thuốc Đông y là đảm bảo hiệu quả, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Các vị thuốc trong Đông y đều là những vị thảo dược quý trong tự nhiên. Thuốc được lựa chọn, kê đơn phù hợp với từng thể trạng bệnh nhân để đem đến kết quả điều trị tốt nhất.
Nhưng bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y sẽ cần nhiều thời gian hơn để người bệnh thấy được kết quả. Vậy nên người bệnh cần kiên trì khi sử dụng các bài thuốc này.
Bài thuốc 1
Các nguyên liệu thuốc: Thạch cao, cẩu tích, độc hoạt, phòng phong, chi mẫu, hy thiêm, vương cốt đằng, quế chi, đỗ trọng, xuyên quy, ngưu tất.
Cách sử dụng:
- Các bạn dùng các vị thuốc trên cho và nồi hoặc ấm sắc thuốc. Đổ thêm 600ml nước để sắc với lửa nhỏ.
- Thuốc khi sôi cạn còn khoảng 250ml thì có thể tắt bếp và chia phần thuốc thành các bữa nhỏ để uống trong ngày.
Bài thuốc 2
Các nguyên liệu thuốc: Tục đoạn, đỗ trọng, tam thất, long cốt, lộc giác, sinh địa, độc hoạt.
Cách sử dụng:
- Người bệnh sắc mỗi thang thuốc với 1 lít nước. Thuốc khi đã chuyển màu và bằng ⅓ lượng nước ban đầu thì có thể chắt ra để sử dụng.
- Mỗi ngày, người bệnh chia thuốc thành 3 – 4 phần để uống. Bệnh nhân uống thuốc liên tục cho đến khi bệnh đã thuyên giảm. Thuốc đạt hiệu quả tốt nhất khi chúng ta uống thuốc lúc còn nóng.
Bài thuốc 3
Các nguyên liệu thuốc: Tàm sa, chế phụ tử, uy linh tiên, tần giao, sinh địa, quế chi, đương quy, xích thược.
Cách sử dụng:
- Các vị thuốc này chúng ta sắc chúng với 1,2 lít nước. Nước thuốc sắc bằng lửa nhỏ, đợi đến khi thuốc rút cạn còn khoảng 2 bát con, người bệnh có thể sử dụng.
- Lượng thuốc người bệnh chia thành các bữa nhỏ để uống. Nhưng không để thuốc qua đêm, bệnh nhân chỉ sử dụng thang thuốc sắc trong ngày.
Bên cạnh các bài thuốc này, bệnh nhân gai đôi cột sống có thể kết hợp thêm một số biện pháp vật lý trị liệu bằng cách bấm huyệt, châm cứu, chườm nóng…Các phương pháp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.
Dân gian trị bệnh gai cột sống bẩm sinh như thế nào?
Ngoài cách điều trị bệnh bằng các đơn thuốc của Đông y, Tây y, cũng có khá nhiều bệnh nhân tìm đến các phương pháp chữa trong dân gian. Nguồn nguyên liệu trị bệnh mà các bài thuốc này sử dụng cũng là nguồn thảo mộc tự nhiên. Thuốc đảm bảo tính an toàn cho người bệnh.
Chữa gai cột sống bẩm sinh bằng xương rồng
Trong mỗi bẹ xương rồng có chứa hoạt chất làm giảm cơn đau nhức, kháng viêm mà đẩy lùi chứng tê bì chân tay. Người bệnh có thể lựa chọn cách điều trị này với 2 loại xương rồng: Xương rồng bẹ và xương rồng loại 3 cạnh. Cách sử dụng xương rồng cũng rất đơn giản như sau.
Cách sử dụng:
- Các bạn sử dụng 4 – 5 bẹ xương rồng, cắt gai và gọt sạch lớp vỏ.
- Xương rồng bạn mang giã nát hoặc xay nhuyễn cùng với 1 thìa muối trắng. Hỗn hợp giã xong chúng ta bọc lại bằng một chiếc khăn xô.
- Người bệnh dùng khăn bọc xương rồng đắp lên vùng sống lưng bị tổn thương. Mỗi lần đắp khoảng 20 phút và thực hiện 3 lần/ngày.
Cải thiện bệnh bằng cây chìa vôi
Chìa vôi là loại cây mọc hoang ở rất nhiều vùng quê tại Việt Nam. Cây chìa vôi được sử dụng làm vị thuốc quen thuộc trong nhiều bài thuốc về bệnh xương khớp. Với người bị gai đôi cột sống, cây chìa vôi đem lại hiệu quả giảm đau và trừ viêm hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Người bệnh chuẩn bị 300g lá chìa vôi rửa sạch, cắt nhỏ lá và cho vào rang vàng cùng với 2 thìa muối trắng.
- Sau khi ra xong, bạn đổ chìa vôi vào khăn sạch và đắp trực tiếp lên lưng người bệnh. Khi lá nguội có thể sao lại một lần nữa để đắp tiếp.
- Cách thực hiện này người bệnh nên duy trì mỗi ngày sẽ giúp bệnh thuyên giảm khá nhanh.
Đinh lăng hỗ trợ trị gai đôi cột sống
Đinh lăng vốn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc bồi bổ sức khỏe quen thuộc trong dân gian. Đinh lăng cũng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh cho người mắc chứng gai cột sống. Loại cây này giúp bệnh nhân cải thiện các cơn đau, giảm căng thẳng mệt mỏi.
Cách sử dụng:
- Người bệnh kết hợp 30g lá đinh lăng và 30g lá lốt đem rửa sạch, nấu sôi bằng 2 lít nước.
- Khi nước lá đinh lăng sôi khoảng 15 phút, người bệnh tắt bếp và chắt nước để uống.
- Bệnh nhân bị gai đôi cột sống nên uống nước đinh lăng và lá lốt ít nhất 10 ngày. Người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu đau nhức ở sống lưng có dấu hiệu chuyển biến tốt hơn.
Phương pháp phòng ngừa bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh
Như các bạn đã thấy, việc chữa gai đôi cột sống bẩm sinh sẽ rất khó để chữa dứt điểm. Cùng với đó là nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nếu không chữa kịp thời. Vì vậy, chúng ta nên áp dụng một số biện pháp để ngăn ngừa bệnh lý này cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
- Trước khi mang thai, các bạn có thể bổ sung một số thực phẩm giàu axit folic hoặc thực phẩm chức năng bổ sung folic. Các loại rau màu xanh đậm, ngũ cốc và măng tây để phòng ngừa bệnh.
- Hạn chế sử dụng các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các đồ ăn có tính cay nóng. Hoặc các chất kích thích, đồ uống có chứa thành phần cồn,..Đây đều là những thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện nói chung và xương khớp nói riêng.
- Chúng ta cũng nên duy trì cho mình thói quen sống tích cực, lành mạnh. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, các bài tập nhẹ nhàng, để nâng cao sức khỏe. Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng và ngủ đúng giờ mỗi ngày.
- Khi mang thai, thai phụ cần giữ cho tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái, vui vẻ. Không nên khuân vác đồ nặng, ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu. Đặc biệt cần hạn chế mang giày cao gót để giảm áp lực dồn lên khớp xương.
Những thông tin về chứng bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh đã được chúng tôi chia sẻ một cách chi tiết trong bài viết này. Mong rằng bạn đọc đã nắm được những thông tin hữu ích, đặc biệt là phụ nữ đang hoặc sắp mang thai. Hãy thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để mẹ luôn khỏe mạnh. Thai nhi cũng có thể phát triển bình thường và toàn diện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!