Viêm phế quản co thắt: Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị

Viêm phế quản co thắt có triệu chứng tương tự với bệnh hen nên có thể gây ra nhầm lẫn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc điều trị. Trong bài đọc này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và hướng chữa trị đúng cách bệnh lý này. 

Viêm phế quản co thắt là gì?

Viêm phế quản co thắt là tình trạng đường ống dẫn khí từ khí quản vào phổi bị viêm nhiễm, lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời do phù nề, sưng tấy. 

Viêm phế quản co thắt là một dạng bệnh cấp tính của hệ hô hấp
Viêm phế quản co thắt là một dạng bệnh cấp tính của hệ hô hấp

Niêm mạc phế quản bị tác động sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, nếu không được chữa trị kịp thời, triệu chứng kéo dài sẽ làm cho vùng phế quản bị sưng to, phù nề dẫn đến co thắt, bó hẹp đường thở. 

Các tuyến phế quản đã bị viêm sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông khí, tiết chất nhầy nhiều hơn gây triệu chứng ho khạc đờm, thở rít, thở khò khè hoặc khó thở ở người bệnh. 

Bệnh lý này thường xuất hiện ở những người có sức đề kháng kém như: 

  • Trẻ em do đây là đối tượng chưa có hệ miễn dịch hoàn thiện, khả năng kháng bệnh thấp. 
  • Người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu rất dễ mắc bệnh. 
  • Người có bệnh mãn tính như viêm phế quản, viêm phổi,… 
  • Người thường xuyên hút thuốc hoặc hút trong thời gian dài. 
  • Người làm việc trong môi trường ô nhiễm có nguy cơ mắc bệnh cao.

Triệu chứng của viêm phế quản co thắt

Về cơ bản, viêm phế quản co thắt sẽ có các triệu chứng của bệnh viêm phế quản như sổ mũi, sốt nhẹ, tức ngực, hắt hơi,…

Ngoài các triệu chứng trên thì bệnh lý còn có thêm các triệu chứng khác như: 

  • Xuất hiện cơn co rút lồng ngực do cơ phế quản bị co thắt. 
  • Hơi thở của người bệnh yếu hơn bình thường, luôn có cảm giác phải rít lên thì mới thở được bởi lòng phế quản bị thu hẹp. 
  • Trẻ em bị viêm phế quản co thắt có thể bị nôn, nôn sau khi ho và hay quấy khóc. 

Bệnh lý có biểu hiện tương tự với bệnh hen nên có thể gây nhầm lẫn. Vì vậy, khi có triệu chứng nghi ngờ người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và  có hướng điều trị phù hợp. 

Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt

Để điều trị bệnh khỏi triệt để người bệnh cần chủ động nắm rõ nguyên nhân để tìm hướng xử lý triệt để. Viêm phế quản co thắt có thể do các tác nhân dưới đây gây ra: 

  • Do các loại virus gây bệnh thường gặp gây ra như virus hợp bào đường hô hấp RSV, phế cầu, liên cầu, H.influenzae, tụ cầu ký sinh ở mũi sau đó lan xuống phế quản. Vi khuẩn và virus gây bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp như hắt hơi, tiếp xúc gần,… vì vậy người khỏe mạnh cần chú ý. 
  • Do bị hen suyễn khiến quá trình trao đổi không khí trong phổi trở nên khó khăn hơn, vi khuẩn và virus bị mắc kẹt quá lâu trong ống dẫn khí gây ra tổn thương đến mô phổi. 
  • Do bị dị ứng ở người mẫn cảm đường hô hấp trước các tác nhân như mùi hương nồng, thay đổi thời tiết, lông động vật,…
  • Do sống trong môi trường bị ô nhiễm, khói độc, hóa chất làm hệ hô hấp bị suy yếu, vi khuẩn, virus dễ tấn công và gây bệnh. 
  • Do hệ miễn dịch kém, tế bào miễn dịch không có sức đề kháng trước sự tấn công của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. 
  • Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân có khả năng gây bệnh viêm phế quản co thắt. 
Nguyên nhân chính gây viêm phế quản co thắt là do các loại virus
Nguyên nhân chính gây viêm phế quản co thắt là do các loại virus

Viêm phế quản co thắt có gây nguy hiểm không?

Vấn đề viêm phế quản co thắt có gây ra nguy hiểm gì đến tính mạng hay không sẽ được chúng tôi làm rõ hơn ngay sau đây. 

Viêm phế quản nói chung và viêm phế quản co thắt nói riêng là một dạng bệnh lý thường gặp, có thể điều trị dễ dàng để chấm dứt tình trạng bệnh lý triệt để. Tuy nhiên nếu áp dụng sai biện pháp xử lý có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ cao gây tử vong. 

Một số biến chứng của viêm phế quản co thắt có thể kể đến như: 

  • Biến chứng viêm tai giữa do viêm phế quản co thắt không được điều trị kịp thời, ảnh hưởng thính lực. Nếu biến chứng ở thể nặng có thể khiến người bệnh mất đi thính lực hoàn toàn. 
  • Biến chứng viêm phổi do viêm phế quản co thắt không được điều trị kịp thời, ảnh hưởng sang phổi – cơ quan có vị trí gần với phế quản. 
  • Suy hô hấp – biến chứng nặng nhất của viêm phế quản co thắt, nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao do suy hô hấp. 
  • Biến chứng áp xe phổi do vi khuẩn di chuyển từ phế quản sang phổi và tạo thành ổ nhiễm trùng. 

Các biện pháp điều trị viêm phế quản co thắt

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản co thắt để người bệnh áp dụng. Dưới đây là các cách chữa mang đến hiệu quả cao có thể áp dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. 

Điều trị viêm phế quản co thắt bằng biện pháp Tây y

Những căn bệnh do virus gây ra như viêm phế quản co thắt đa phần được áp dụng phương pháp điều trị Tây y để mang đến hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên biện pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, làm thuyên giảm triệu chứng chứ không có tác dụng loại bỏ triệt để ăn nguyên gây bệnh do kháng sinh không thể loại bỏ virus. 

Thuốc Tây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của viêm phế quản
Thuốc Tây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của viêm phế quản

Tùy theo tình trạng và nguyên nhân mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc phù hợp. Cụ thể, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc diệt khuẩn kết hợp với thuốc giảm ho, loãng đờm, giãn phế quản và hạ sốt. 

Khi điều trị viêm phế quản co thắt bằng thuốc Tây bệnh nhân phải sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý sử dụng bởi có thể gây tác dụng ngoài ý muốn như: Rối loạn hệ tiêu hóa, tai biến thần kinh, suy giảm chức năng nghe hoặc sốc phản vệ. 

Đối với phụ nữ đang có thai, người cho con bú và trẻ em không nên dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh bởi những tác dụng phụ gây ra có thể đe dọa đến tính mạng. 

Điều trị viêm phế quản co thắt bằng biện pháp Đông y

Bệnh viêm phế quản co thắt trong sách Đông y ghi lại là do phong hàn xâm nhập vào tạng phế gây tắc nghẽn phế khí. Người bệnh sẽ có cảm giác nặng nề, tức ngực, u uất, khó thở,… ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và cả tâm lý. 

Đông y điều trị bệnh dựa trên nguyên tắc tiêu diệt căn nguyên gây bệnh, làm giảm triệu chứng và bồi bổ sức khỏe, khôi phục chức năng tạng phủ. 

Người bệnh có thể áp dụng một trong các bài thuốc dưới đây để chữa viêm phế quản co thắt: 

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị tiền hồ, khổ hạnh nhân mỗi loại 12g, trần bì, đường quất, bán hạ chế mỗi loại 8g, tề ni, tô diệp mỗi loại 10g, 16g thảo dược bạch phục linh, 4g cam thảo và 3 lát sinh khương. Dược liệu trộn đều với nhau sau đó sắc với lượng nước vừa đủ để chia uống 2 lần trong ngày. 
  • Bài thuốc số 2: Gồm có những loại dược liệu tiền hồ, nham tang, hạnh nhân, ngưu bàng tử, hạnh nhân mỗi loại 12g,  cam thảo, bạc hà mỗi loại 6g, 16g trúc căn và 8g lô căn. Cho các vị thuốc vào ấm để sắc uống hai lần trong ngày vào buổi sáng và tối, thực hiện điều đặn mỗi ngày 1 thang trong 1 tháng là được. 
  • Bài thuốc số 3: Bao gồm có cam thảo, can thương mỗi loại 6g, bán hạ chế, bạch thược mỗi loại 12g , 8g quế chi, 4-6g tế tân, ma hoàng và ngũ vị tử 6-8g. Sắc chung các loại dược liệu với lượng nước vừa đủ sắc thành nước để uống 2 lần mỗi ngày. Áp dụng liên tục trong 1 tháng các triệu chứng sẽ được giảm rõ rệt. 
Điều trị viêm phế quản co thắt bằng thuốc Đông y
Điều trị viêm phế quản co thắt bằng thuốc Đông y

Điều trị viêm phế quản co thắt bằng mẹo dân gian

Xung quanh ta có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên có tác dụng điều trị viêm phế quản co thắt mà bạn có thể tận dụng để chữa trị ngay tại nhà. Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo điều trị dưới đây: 

Mẹo chữa viêm phế quản co thắt bằng gừng tươi 

Gừng có công dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch và làm dịu cảm giác khó chịu do các triệu chứng của viêm phế quản co thắt gây ra. Bạn có thể tận dụng loại dược liệu này để điều trị bệnh bằng cách sau: 

  • Kết hợp gừng và tỏi: Trộn đều nước cốt tỏi tươi với gừng băm nhuyễn cùng đường trắng để dùng 2 lần trong ngày, các triệu chứng bệnh lý sẽ được cải thiện tốt hơn. 
  • Kết hợp gừng với mật ong: Nấu gừng với nước lọc đủ dùng trong ngày rồi cho thêm mật ong nguyên chất vào để uống vào buổi sáng và tối là được.

Nếu áp dụng bài thuốc chữa viêm phế quản co thắt bằng gừng tươi bạn nên tránh sử dụng khi bụng đang đói bởi có thể gây hiện tượng kích ứng niêm mạc dạ dày. 

Mẹo chữa viêm phế quản co thắt bằng mật ong 

Khi bị viêm phế quản, mật ong là nguyên liệu giúp cải thiện triệu chứng rất tốt mà bạn không nên bỏ qua. Dược liệu này có chứa nhiều dưỡng chất tốt với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và ức chế virus gây bệnh. 

Mẹo chữa viêm phế quản co thắt bằng mật ong
Mẹo chữa viêm phế quản co thắt bằng mật ong

Bạn có thể dùng mật ong theo một trong ba cách sau để điều trị viêm phế quản co thắt: 

  • Bài thuốc kết hợp mật ong và giấm táo: Hòa tan 1 thìa mật ong nguyên chất, 1 cốc giấm táo và 2 cốc nước lọc để dùng uống mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng đã được cải thiện. 
  • Bài thuốc kết hợp mật ong và chanh tươi: Trộn đều một thìa mật ong nguyên chất và 1 thìa nước cốt chanh để sử dụng làm giảm các triệu chứng bệnh lý. Áp dụng ngày 2 lần cho đến khi bệnh được cải thiện. 
  • Bài thuốc mật ong và tỏi: Trộn đều một thìa mật ong nguyên chất với tỏi băm nhuyễn để dùng ngày 2 lần bạn thấy các triệu chứng bệnh được kiểm soát tốt hơn. Lý do là bởi cả hai dược liệu này đều có tính kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt. 

Lưu ý, mẹo chữa bệnh từ dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng của viêm phế quản co thắt, không thể dùng thay thuốc kháng sinh hay phác đồ điều trị y tế. 

Đừng bỏ lỡ

Chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt không gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị nhưng có thể tái phát khi có yếu tố tác động. Người bệnh cần chú ý đến vấn đề chăm sóc và phòng ngừa để tránh hiện tượng lây nhiễm trở lại. 

Chú ý về chế độ dinh dưỡng khi bị viêm phế quản co thắt
Chú ý về chế độ dinh dưỡng khi bị viêm phế quản co thắt

Thực hiện chăm sóc đặc biệt khi bị viêm phế quản

Đa phần các trường hợp bị viêm phế quản là do sức đề kháng yếu khiến các loại vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập. Để tăng khả năng phòng bệnh, bạn cần chú ý đến quá trình chăm sóc đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. 

Thời gian điều trị viêm phế quản bệnh nhân nên tránh sử dụng các loại thực phẩm như:

  • Đồ ăn có nhiều muối như đồ muối, thức ăn đóng hộp để tránh cơ thể tiết nhiều dịch nhầy, không tốt cho phế quản. 
  • Thức ăn có chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt sẽ khiến tế bào bạch cầu hoạt động khó khăn, giảm khả năng tiêu diệt hại khuẩn.
  • Đồ gia vị cay nóng sẽ khiến tình trạng ho kéo dài hơn. 

Chế độ dinh dưỡng của người bị viêm phế quản đặc biệt chú ý bổ sung các loại dinh dưỡng như: 

  • Vitamin C có trong các loại quả như dâu tây, cam quýt, bưởi,… để tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Khoáng chất trong ớt chuông, bơ, rau xanh, chuối để tăng cường quá trình đào thải độc tố trong cơ thể. 
  • Protein có trong các loại thịt, đậu, hạt để giúp cơ thể có năng lượng hồi phục nhanh hơn. 

Phòng ngừa viêm phế quản co thắt 

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh và tái nhiễm viêm phế quản co thắt bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây: 

  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển. 
  • Không nên để trẻ, người có sức đề kháng yếu đến nơi đông người. 
  • Hạn chế tiếp xúc môi trường dễ bị ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bẩn, thực hiện đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp. 
  • Uống nhiều nước và luyện tập thể dục thể thao để tăng cường khả năng phòng bệnh. 
  • Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý vừa cải thiện sức đề kháng vừa nâng cao sức khỏe. 
  • Nên giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc gần với người bị viêm phế quản co thắt. 
  • Chủ động bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi. 
  • Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời nếu có triệu chứng. 
  • Đối với trẻ nhỏ nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ để có thể phòng tránh các loại vi khuẩn virus gây bệnh. 

Viêm phế quản co thắt là một dạng bệnh cấp tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên bạn không nên chủ quan để tránh xuất hiện những diễn biến phức tạp. Ngay khi có triệu chứng khác thường thì cần đi khám và điều trị ngay. Chú ý sau điều trị phải chủ động phòng ngừa để hạn chế nguy cơ tái nhiễm.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT HAY

Viêm phế quản cơ bản không gây nguy hiểm đến tính mạng
Viêm phế quản có nguy hiểm không và cách phòng ngừa bệnh
Viêm phế quản có nguy hiểm không là vấn đề được không ít người bệnh quan tâm. Tỷ lệ người mắc căn bệnh này ở nước ta khá cao nhưng…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *