Ngứa lưng là dấu hiệu của bệnh gì? Hướng dẫn phòng tránh và điều trị từ A đến Z

Ngứa lưng là tình trạng da nổi các nốt mẩn ngứa kéo dài, gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống thường ngày của người bệnh. Nguyên nhân gây nên dấu hiệu này có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau. Càng sớm phát hiện và điều trị, khả năng phục hồi và hạn chế biến chứng càng cao. 

Ngứa lưng là hiện tượng thường gặp nhưng cần cảnh giác
Ngứa lưng là hiện tượng thường gặp nhưng cần cảnh giác

Ngứa lưng cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?

Ngứa lưng không phải một bệnh lý cụ thể mà là dấu hiệu ngoài da,  gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ bản chất của bệnh sẽ giúp bạn đọc điều trị đúng cách, tránh được sai lầm đáng tiếc khi chỉ tập trung loại bỏ biểu hiện ngoài da, thay vì đi sâu tác động vào nguyên nhân cốt lõi.

Lưng bị ngứa do bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây ngứa lưng phổ biến nhất. Với đặc điểm do sự kí sinh của vi khuẩn trên da, nấm ngứa và cái ghẻ, bất cứ đối tượng nào đều có nguy cơ mắc phải, dễ dàng lây lan từ người sang người. 

Ngứa lưng do nấm ghẻ
Ngứa lưng do nấm ghẻ

Khi mắc ghẻ, da của bệnh nhân sẽ xuất hiện các nốt mẩn ngứa, mụn nước, mẩn đỏ, kích thước bé, ngứa ngáy nhiều về đêm khi cái ghẻ hoạt động mạnh. Thời gian phát bệnh thường kéo dài từ 2 – 4 tuần. Nếu không được điều trị dứt điểm, các dấu hiệu ngứa da có thể tái đi tái lại nhiều lần trong năm.

Ngứa ở lưng do nổi mề đay

Nổi mề đay là căn bệnh ngoài da thuộc thể tự miễn, khởi phát khi cơ thể có sự mất cân bằng trong hoạt động hệ miễn dịch. Trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh, một số người bệnh có sự tăng sinh kháng thể IgE, dẫn tới đẩy mạnh sản xuất các chất trung gian gây viêm tại tế bào mast. Từ đó dẫn tới các phản ứng sẩn phù, mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt, ngứa thành từng mảng. 

Ngứa lưng do nổi mề đay thường dễ dàng lan rộng ra nhiều khu vực lân cận và trở thành thể mãn tính nếu không được điều trị đúng cách. Người mắc bệnh nổi mề đay mãn tính có thể mất tới nhiều năm mới có thể phục hồi da như ban đầu.

Ngứa sau lưng do viêm nang lông

Bị ngứa ở lưng do viêm nang lông thường xuất phát từ thói quen làm sạch cơ thể của người bệnh. Da lưng là vùng khó vệ sinh, đặc biệt với diện tích rộng tạo môi trường lý tưởng để mồ hôi, bụi bẩn và nấm ngứa trú ngụ tại các lỗ chân lông gây bệnh. 

Viêm nang lông gây ngứa lưng
Viêm nang lông gây ngứa lưng

Căn bệnh này gây cho người mắc cảm giác châm chích vùng lưng, đau rát, khó chịu. Một số mụn viêm có chứa dịch hoặc mủ. Nếu chà sát trong quá trình vệ sinh da sẽ có nguy cơ bị vỡ, gây nhiễm trùng.

Ngứa da lưng vì mắc viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa vùng lưng khiến người bệnh cảm thấy nóng rát, da mất đi độ ẩm cần thiết, đỏ thành từng mảng, nứt nẻ, có mảng da chết. Ngứa lưng gia tăng nhiều về đêm. Trường hợp nặng, đường nứt trên da sẽ rỉ máu, nhiễm trùng hoặc lở loét. 

Các biểu hiện của viêm da cơ địa có thể dễ dàng biến mất nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tái diễn nhiều lần đòi hỏi bạn cần rèn luyện thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý.

Viêm da tiết bã gây ngứa lưng

Ngứa lưng do viêm da tiết bã chủ yếu khởi phát ở người có làn da dầu, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường. Không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, bệnh còn khiến da bị khô rát, bong tróc, nóng đỏ. Ngoài vùng mặt, da đầu, vùng lưng cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao di dễ đổ mồ hôi, sử dụng thắt lưng, nịt bụng thường xuyên.

Nếu viêm da tiết bã tiến triển lên mặt có nguy cơ để lại sẹo thâm khó phục hồi. Ảnh hưởng tới thẩm mỹ trên da

Ngứa lưng do rối loạn chức năng gan thận

Gan và thận là những cơ quan đóng vai trò không thể thiếu đối với quá trình đào thải độc tố bên trong cơ thể. Nếu hoạt động của một trong hai bị ảnh hưởng thông qua tác nhân gây hại, sẽ khiến cơ thể bị độc tố tích tụ, gây nóng gan, ứ mật trong gan hoặc suy thận. Lâu dần phát qua da, tạo thành các nốt mẩn ngứa ở lưng. Nếu các dấu hiệu này tồn tại lâu có thể cảnh báo nguy cơ suy gan, thận kèm theo người mệt mỏi, vàng da, chướng bụng, tiểu buốt hoặc tiểu rắt…

Ngứa lưng khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Hầu hết tình trạng ngứa lưng đều có thể dễ dàng khắc phục tại nhà thông qua việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, vệ sinh đúng cách hoặc dùng mẹo dân gian. Tuy nhiên, khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần chủ động thăm khám tại bệnh viện gần nhất hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng.

Ngứa lưng nên gặp bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm
Ngứa lưng nên gặp bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm
  • Bị ngứa lưng dữ dội về đêm, gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
  • Da có biểu hiện chảy mủ, viêm sưng hoặc nhiễm trùng.
  • Diện tích tổn thương ngày càng lớn.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, nước tiểu sậm màu, mắt hơi vàng.
  • Tái phát thường xuyên nhiều lần trong thời gian ngắn.
  • Việc áp dụng điều trị tại chỗ không đem lại hiệu quả cao.

Cách khắc phục tình trạng bị ngứa lưng hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp điều trị ngứa lưng được nhiều người bệnh và bác sĩ da liễu khuyên dùng:

Thuốc Tây chữa ngứa lưng

Trong số các phương pháp điều trị, việc sử dụng thuốc Tây thường đem tới hiệu quả nhanh nhất. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ. Chính vì vậy bạn nên tham khảo sự chỉ định của chuyên gia trước khi sử dụng.

Thuốc Tây chữa ngứa lưng
Thuốc Tây chữa ngứa lưng
  • Thuốc kháng histamin: Để ngăn ngừa tác nhân dị ứng bên trong cơ thể, các chuyên gia sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng kháng histamin, ức chế hệ miễn dịch. Tùy vào thể trạng, thể bệnh, bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm kháng histamin thế hệ H1 hoặc H2. Đối tượng thuộc nhóm phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên cân nhắc trước khi sử dụng.
  • Thuốc corticoid: Các sản phẩm chứa corticoid thường được sản xuất dưới dạng kem bôi ngoài da. Thuốc có khả năng đào thải tế bào chết, khôi phục màng bảo vệ da, loại bỏ tác nhân gây bệnh, giảm ngứa chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối với vùng da lưng, người bệnh cần tránh sử dụng trên diện tích quá lớn, vệ sinh kỹ tay và áp dụng sau khi tắm để tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc gây tê tại chỗ: Trong trường hợp giảm đau, giảm ngứa nhanh, người bệnh nên tham khảo một số sản phẩm chứa benzocaine, pramoxin. Tuy nhiên tránh lạm dụng ngừa tác dụng phụ.
  • Thuốc đặc trị: Một số bài thuốc được kê theo từng bệnh lý cụ thể trên da như thuốc chữa ghẻ, thuốc chữa hắc lào, viêm da…

Chữa ngứa lưng tại nhà

Quá trình chữa ngứa lưng tại nhà chủ yếu sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn, phù hợp cho thể bệnh nhẹ như:

Tắm lá trà xanh

  • Trong thành phần của lá trà chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng làm sạch da, tiêu diệt vi khuẩn, chống oxy hóa, làm se vết thương. 
  • Để đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn chỉ cần đun 1 nắm lá trà xanh với 500ml nước. 
  • Sau đó pha vừa ấm, dùng tắm toàn thân.

Cách chữa ngứa lưng bằng nhựa nha đam

  • Cây nha đam (lô hội) giúp da được cấp ẩm tại chỗ, đồng thời chứa nhiều thành phần kháng sinh làm lành da, kháng viêm. 
  • Người bệnh chỉ cần lọc bỏ phần vỏ ngoài.
  • Sử dụng lõi trong chà nhẹ lên da lưng. Để gia tăng hiệu quả, nên cho nha đam vào tủ lạnh trước khi dùng khoảng 10 phút.

Sử dụng lá trầu không

  • Bạn cần rửa sạch khoảng 5 – 7 lá.
  • Đem giã nát cùng với muối hạt to.
  • Sau đó lấy phần bã đắp trực tiếp lên vùng bị mẩn ngứa. 
  • Làm sạch lại bằng nước ấm sau khoảng 15 phút.

Phương pháp phòng tránh hiệu quả ngứa lưng

Các nguyên nhân gây ngứa lưng luôn có thể tấn công cơ thể bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc uống thôi là chưa đủ, đòi hỏi người bệnh cần thực hiện và duy trì các thói quen sau đây để ngăn ngừa nguy cơ tái phát dai dẳng:

  • Vệ sinh da thường xuyên, đúng cách, không chà sát quá mạnh lên da. Chú ý làm sạch vùng lưng.
  • Để cấp nước cho hoạt động đào thải độc tố và dưỡng ẩm từ bên trong, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Có thể kết hợp với các loại trà thải độc, nước ép hoa quả hoặc sinh tố.
  • Đi ngủ trước 23h, duy trì thời gian ngủ mỗi ngày từ 7 – 8 tiếng để gan thận được nghỉ ngơi và làm việc hiệu quả hơn.
  • Ưu tiên các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút tốt.
  • Kết hợp việc sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm và bôi kem chống nắng trước khi ra đường ít nhất 15 phút.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất dị ứng, giữ cho nhà của luôn thông thoáng, sạch sẽ.

Ngứa lưng mặc dù không gây hại trực tiếp đến tính mạng, nhưng việc hời hợt trong điều trị và thiếu kiến thức phòng ngừa có thể dẫn tới biến chứng khó phục hồi trên da. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả những kiến thức bổ ích nhất về cách khắc phục tình trạng này.

4.8/5 - (6 bình chọn)
Hành động gãi chỉ khiến bệnh vảy nến nặng thêm
Giải đáp thắc mắc bệnh vảy nến có lây không? Lây qua đường nào?
Bệnh vảy nến có lây không có lẽ là thắc mắc thường thấy của những bệnh nhân không may gặp phải bệnh lý này. Theo thống kê, trên thế giới…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *