Viêm họng, viêm amidan điều trị như thế nào cho hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để lắng nghe vị chuyên gia có gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn một phương pháp hiệu quả đã giúp hơn 2000 người khỏi bệnh.

Viêm họng dị ứng có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Viêm họng dị ứng có biểu hiện như thế nào, làm sao để điều trị triệt để bệnh? Đây là bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng. Người bệnh cần chú ý để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị thích hợp. 

Bệnh viêm họng dị ứng
Bệnh viêm họng dị ứng

Viêm họng dị ứng là bệnh gì?

Viêm họng dị ứng còn được gọi với các tên gọi khác là bệnh viêm họng kích ứng hoặc bệnh viêm họng kích thích. Đây là tình trạng lớp niêm mạc trong vòm họng bị tổn thương. 

Họng xảy ra các phản ứng do bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài như: Lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, khói bụi hoặc là đồ ăn…

Nếu một người mắc phải chứng viêm họng thông thường sẽ chỉ cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn, đồ uống, họng có cảm giác vướng.

Trong khi đó, viêm họng thể dị ứng sẽ có thêm một số biểu hiện rõ rệt, ví dụ như sổ mũi hoặc hắt xì thường xuyên. Người có sức đề kháng thấp sẽ dễ bị mắc viêm họng dị ứng hơn.

Nguyên nhân dẫn tới viêm họng dị ứng

Về cơ bản, các bệnh viêm họng được xác định nguyên nhân gây ra đều do các loại virus, vi khuẩn tấn công khoang miệng, vòm họng. Nhưng đối với viêm họng dị ứng thì sao? Nguyên nhân chính mà người bệnh mắc phải là do bị dị ứng, bị kích thích bởi các tác nhân từ môi trường xung quanh. 

Các tác nhân có hại kích ứng mũi và cổ họng tiết dịch nhầy, từ mũi dịch đi xuống vùng họng. Dịch nhầy tích tụ làm vướng cổ họng và xuất hiện các ổ viêm.

Có thể kể ra các nguyên nhân gây bệnh sau:

  • Viêm họng dị ứng theo mùa: Có không ít người mắc phải viêm họng dị ứng theo mùa hoa nở. Đặc biệt vào mùa xuân, nhiều loại hoa nở khiến không khí chứa nhiều phấn hoa, gây ra các dị ứng rõ rệt đối với người bệnh. Nhưng cũng có những trường hợp người bệnh mắc dị ứng quanh năm, không phân chia mùa.
  • Dị ứng do nấm mốc: Nấm mốc, nấm men hay các loại vi khuẩn cũng là một trong những tác nhân gây hại đến sức khỏe, cụ thể là sức đề kháng của chúng ta. Khi bước vào những giai đoạn chuyển mùa, cơ thể chưa kịp thích ứng càng tăng khả năng bị các loại nấm mốc, vi khuẩn tấn công hơn.
  • Khói thuốc lá: Khói thuốc lá rất hại đối với cơ thể, điều này ai trong số chúng ta cũng đều rõ. Khói của thuốc lá gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp, làm ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó gây ra chứng viêm họng dị ứng phổ biến ở rất nhiều người hiện nay.
Các nguyên nhân làm người bệnh mắc viêm họng thể dị ứng
Các nguyên nhân làm người bệnh mắc viêm họng thể dị ứng
  • Lông động vật: Dị ứng với lông động vật là hiện tượng mà không ít người đang gặp phải. Không chỉ xảy ra hiện tượng phát ban, nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc với lông động vật. Hệ thống miễn dịch càng nhạy cảm càng tăng khả năng chúng ta bị mắc viêm họng dị ứng hơn.
  • Đồ ăn, thức uống: Không phải tất cả mọi người đều biết rằng, viêm họng dị ứng còn có thể xảy ra do một số đồ ăn mà bạn sử dụng hàng ngày. Trong một số loại thức ăn, đồ uống có chứa thành phần là những protein: Arginine kinase, casein, vicillin, tropomyosin,…Có khả năng gây ra phản ứng miễn dịch, hình thành chứng viêm họng dị ứng.
  • Thuốc: Không những bị viêm họng dị ứng do thời tiết thay đổi, lông động vật, nấm mốc,…Mà bệnh còn có thể xảy ra khi chúng ta sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thành phần gây mẫn cảm. Một số loại thuốc mà người bệnh có thể bị dị ứng như: Aspirin, insulin, globulin, beta lactam, methyldopa,…

THAM KHẢO THÊM: 

Biểu hiện viêm họng dị ứng? Bệnh có nguy hiểm không?

Đối với loại bệnh này, người mắc sẽ nhanh chóng có những dấu hiệu phát bệnh ngay sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại. Để không bị nhầm lẫn với những chứng viêm họng khác, người bệnh cần quan sát kỹ lưỡng. 

Những triệu chứng rõ rệt nhất ở người bệnh bị mắc viêm họng dị ứng gồm:

  • Mũi chảy nước: Triệu chứng đầu tiên cho thấy viêm họng của bạn đã tổn thương, cụ thể là dị ứng. Mũi sẽ tiết ra nhiều dịch trong khoang mũi, khi dịch trong khoang đầy sẽ chảy xuống vùng cổ họng. Dịch xuống họng làm tăng cảm giác ngứa và đau họng.
  • Ngứa họng: Bởi vì nước mũi chảy xuống nên họng bị ngứa là điều tất yếu. Cộng với các phản ứng do dị ứng bởi các tác nhân nên bạn sẽ thấy họng vô cùng khó chịu. 
  • Đi kèm hai dấu hiệu trên, người bị viêm họng dị ứng sẽ xuất hiện các cơn ho khan, đau rát cổ họng dẫn tới khó khăn trong giao tiếp. Đồng thời cổ họng cũng luôn có cảm giác khô và muốn uống nước liên tục.
  • Người bị viêm họng thể dị ứng cũng có biểu hiện thở khò khè, đặc biệt khi nằm biểu hiện sẽ càng rõ.
  • Người bệnh cũng cần đặc biệt chú ý, nếu bạn không chỉ bị ho mà còn đau họng hay sốt thì đó không phải dị ứng viêm họng. Rất có thể bạn đã mắc viêm họng do virus hoặc vi khuẩn khác gây ra.

Nhìn chung, người mắc viêm họng dị ứng sẽ biểu hiện bằng triệu chứng ho khan, chảy nước mũi, ngứa họng, hắt hơi,… Điều bạn cần làm là lựa chọn phương pháp điều sớm để bệnh khỏi dứt điểm. 

Triệu chứng của bệnh viêm họng dị ứng
Triệu chứng của bệnh viêm họng dị ứng

Tránh để lâu ngày với tâm lý bệnh tự khỏi vì bệnh sẽ chuyển biến thành viêm họng mãn tính. Biểu hiện của bệnh mãn tính là phù nề thanh quản nặng, hô hấp khó khăn và dễ gây nghẹn. Hệ miễn dịch cũng gặp rối loạn, vi khuẩn nhiễm dễ xâm nhập gây nhiễm trùng vòm họng. 

Người bệnh sẽ mất nhiều thời gian hơn nếu muốn chữa trị khỏi hẳn. Các bác sĩ cũng đã khuyến cáo, cần điều trị bệnh sớm để quá trình điều trị dễ dàng và sớm đạt kết quả tốt nhất.

Thực tế, chứng viêm họng này KHÔNG DỄ GÂY NGUY HIỂM cho sức khỏe của người bệnh. Chúng ta nếu phát hiện bệnh sớm, cũng như điều trị đúng phương pháp sẽ ngăn chặn được nguy cơ tái phát. 

Nhưng có một trường hợp người mắc cần phải thật chú ý. Người bị dị ứng thức ăn có thể bị sốc phản vệ, cổ họng bị bỏng rát, liên tục nuốt nước bọt, nôn mửa, đau bụng.

Đây là tình trạng nguy hiểm cần lập tức đến các cơ sở y tế để khắc phục kịp thời. Nếu người bệnh chậm trễ có thể gây ra hiện tượng hôn mê, ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe.

Tổng hợp những cách chữa viêm họng dị ứng hiệu quả

Viêm họng dị ứng nếu biết cách điều trị sớm sẽ dễ dàng để điều trị dứt điểm, tránh tái phát nhiều lần. Khác với một số bệnh viêm họng khác, người bị bệnh này sẽ được các bác sĩ lựa chọn cho những liệu trình điều riêng biệt. 

Cũng có một số trường hợp người bị viêm họng dị ứng có thể tự khỏi, nếu bị viêm nhẹ và tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Hiện nay, đang có 3 lựa chọn phương án điều trị dành cho người bệnh, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Chữa trị viêm họng dị ứng tại nhà bằng mẹo dân gian

Trong dân gian, chúng ta có khá nhiều phương pháp chữa cho người bị dị ứng viêm họng. Những mẹo chữa trị này đều sử dụng nguồn nguyên liệu dễ kiếm, cách làm cũng đơn giản, nhanh chóng.

  • Mật ong: Không còn xa lạ khi chúng ta ví mật ong là thần dược cho sức khỏe. Mật ong chữa chứng viêm họng nói chung, đặc biệt hiệu quả với người bị viêm họng dị ứng nói riêng. Bạn chỉ cần dùng mật ong pha cùng một chút nước ấm, ngậm dung dịch trong cổ họng 1 – 2 phút. Mật ong sẽ giảm cảm giác ngứa rát, cơn ho cũng giảm đi khá nhiều.
  • Tía tô tươi: Người bệnh có thể sử dụng nguồn lá tía tô tươi để giảm ngứa rát họng, giảm ho ngay tại nhà. Bạn rửa sạch lá tía tôi rồi xay ép lấy nước để uống. Ngoài ra chúng ta có thể nấu cháo và thêm lá tía tô, công hiệu cũng sẽ không đổi mà còn bổ sung thêm dinh dưỡng.
Chữa bệnh bằng các mẹo dân gian
Chữa bệnh bằng các mẹo dân gian
  • Chanh và muối: Nếu bạn không muốn dùng tía tô hay mật ong thì có thể chọn lựa chanh và muối. Người bệnh sử dụng ít muối hạt, chanh bóc vỏ đem trộn cùng, để khoảng 5 phút. Sau đó chúng ta lấy nguyên liệu vừa trộn đem ngậm tối đa 10 phút. Chứng đau rát họng, khô họng sẽ giảm sau khoảng 2 – 3 ngày.
  • Bột nghệ: Bột nghệ phát huy tốt khả năng giảm sưng và đau rát vùng họng cho người bệnh. Các bạn hãy pha khoảng 1 – 2 thìa bột nghệ với nước ấm để uống. Có thể thêm 1 thìa mật ong để vị dễ uống hơn. Mỗi ngày người bệnh nên uống 1 lần để nhanh có sự chuyển biến.

Lời khuyên dành cho các bạn rằng những mẹo chữa dân gian này chỉ phù hợp với bệnh nhẹ. Người bị dị ứng nhưng không có nhiều triệu chứng. Thời gian để đạt được hiệu quả chữa bệnh của các phương pháp này cũng lâu hơn.

Vì vậy, các bạn hãy cân nhắc khi sử dụng phương pháp chữa bệnh trên. Nếu sử dụng mẹo dân gian chữa viêm họng dị ứng sau vài ngày chưa có dấu hiệu khởi sắc, chúng ta cần thay đổi cách điều trị khác. 

Cách điều trị hiệu quả bằng thuốc Tây y

Cùng với mẹo chữa trị bằng dân gian, thuốc Tây cũng có khả năng điều trị bệnh khá hiệu quả. Để sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cần có sự tư vấn, kiểm tra và kê đơn từ bác sĩ. Đơn thuốc mà người bệnh sử dụng chủ yếu có các loại thuốc sau:

  • Nhóm thuốc dị ứng( hay gọi là thuốc kháng H1): Gồm một số loại thuốc như: Telfast BD hay Fexofenadin, Cetirizin Stada,…
  • Nhóm thuốc hóa lỏng dịch mũi, làm thông mũi: Acetylcystein, Phenylephrine, Bromhexin,…
  • Nhóm thuốc chống viêm: Lizobakt, Tyrothricin, Septolete,…
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Clarithromycin, Penicillin, Azithromycin,…
  • Nhóm thuốc điều hòa hệ miễn dịch: Ragwitek, Aflubin, Oralair,…
  • Nước muối NaCL 0.9% rửa mũi và súc miệng
Sử dụng tân dược để điều trị viêm họng
Sử dụng tân dược để điều trị viêm họng

Các loại thuốc điều trị trên đây khi người bệnh cần sử dụng đều phải có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi với mỗi trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những đơn thuốc khác nhau phụ thuộc thể trạng, bệnh lý cũng như nguyên nhân gây bệnh. Tự ý mua thuốc và sử dụng có thể dẫn làm tăng nguy cơ khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. 

Nếu bạn gặp bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình uống thuốc, cần dừng sử dụng ngay lập tức. Một số biểu hiện có thể gặp phải khi người bệnh chịu tác dụng phụ như: Đau dạ dày, mất ngủ, khô miệng, đau đầu hoặc nặng hơn là co giật. 

Chữa viêm họng dị ứng qua các bài thuốc Đông y

Số người bị mắc viêm họng dị ứng hiện nay không ít, cũng vì thế mà vấn đề tìm kiếm phương pháp điều trị viêm họng được đặt ra bàn luận rất nhiều. Thực tế, tùy thuộc cơ địa mỗi người mà chúng ta có cách điều trị khác nhau. Có người thấy hiệu quả nhanh, nhưng có người cần thời gian dài hơn để trị dứt điểm. 

Đối với Đông y, dị ứng không chỉ là bệnh chịu tác động từ các nhân tố từ môi trường bên ngoài. Viêm họng hay viêm họng dị ứng còn có thể là ảnh hưởng từ các cơ quan bên trong cơ thể. Tạng trong cơ thể rối loạn cùng với yếu tố ngoại cảnh khiến mọi người dễ mắc bệnh hơn. 

Trong Đông y, chúng ta có những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng. Dược liệu chủ yếu sử dụng trong những bài thuốc này có thể kể đến như: Quất hồng bì, kha tử, trúc diệp, bạc hà, sơn trà, cam thảo, kinh giới, cương tâm,…

Đông y chữa viêm họng dị ứng rất hiệu quả
Đông y chữa viêm họng dị ứng rất hiệu quả

Tùy thuộc thể trạng cũng như tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được kê những bài thuốc phù hợp để quá trình điều trị đạt kết quả nhanh chóng. Thuốc Đông y vừa giúp chấm dứt viêm họng dị ứng, phòng ngừa tái phát. Đồng thời cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể, khí huyết lưu thông. 

Các dược liệu đều đảm bảo tính an toàn, hiệu quả đối với người bệnh. Vậy nên Đông y là phương pháp điều trị được đa số người bệnh lựa chọn. Nhưng các bạn cũng cần chú ý, hãy tìm hiểu và lựa chọn cơ sở chữa trị bệnh uy tín, đảm bảo sử dụng nguồn dược liệu chất lượng. 

Người bệnh cần lưu ý điều gì khi điều trị viêm họng dị ứng?

Khi bị viêm họng dị ứng, người bệnh không chỉ quan tâm đến cách điều trị, cần phải chú ý tuân thủ theo một số lưu ý sau.

  • Tăng cường sử dụng các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C, E qua các loại trái cây, rau củ. Bổ sung nguồn chất béo omega 3 cùng các chất kháng sinh tự nhiên có trong gừng, tỏi, nghệ tươi.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa protein gây ra các kích ứng cho người đang bị viêm họng như: Sữa bò, lạc, cua, tôm,…Các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chua gây hại cho hệ bài tiết của thận và gan. Các chất kích thích tới hệ miễn dịch như nước ngọt, thuốc lá, rượu bia. Các thực phẩm không tốt cho vùng họng đang bị sưng như: Kem, nước lạnh, đồ uống lạnh…
  • Uống nhiều nước ấm mỗi ngày, nên uống từ 2 lít nước để cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.
  • Người bệnh nên sử dụng các dụng cụ rửa mũi để có thể lấy hết dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng hơn. 
  • Các bạn hãy luôn giữ cho cổ họng được ấm, đặc biệt vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường.
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao là cách để chúng ta để tăng cường sức khỏe, giúp hệ miễn dịch luôn được ổn định.
  • Người bệnh cũng cần tránh tiếp xúc khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng. Thường xuyên dọn dẹp không gian sống, tạo không khí thoáng mát, sạch sẽ.

Chúng ta có thể thấy rằng, viêm họng dị ứng có rất nhiều cách chữa. Dựa vào những biểu hiện của bệnh mà chúng tôi đã đề cập, các bạn hãy chú ý quan sát triệu chứng của bản thân.

Phân biệt đúng các dấu hiệu để người bệnh không mắc phải sai sót trong quá trình điều trị. Điều trị kịp thời, đồng thời thiết lập chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ để phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất!

CHỦ ĐỀ CÙNG CHUYÊN MỤC:

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn phân vân "“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Hãy lắng nghe phản hồi người bệnh để tự tin lựa chọn bài thuốc này. CLICK TẠI ĐÂY
Bị đau họng nên ăn gì, không nên ăn gì giúp bệnh nhanh khỏi
Bị viêm họng, đau họng nên ăn gì? Kiêng ăn gì giúp bệnh mau khỏi
Với người bị viêm họng, đau họng, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu sử…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *