Viêm họng liên cầu khuẩn: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh lý đường hô hấp do nhiễm phải liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Bệnh có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh và tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy viêm họng liên cầu khuẩn là gì và cách chữa trị viêm họng liên cầu khuẩn ra sao?

Viêm họng liên cầu khuẩn là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng liên cầu khuẩn (hay viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A) là biểu hiện viêm họng do vi khuẩn liên cầu khuẩn – Streptococcus gây nhiễm trùng. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi.

Viêm họng liên cầu khuẩn phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. 
Viêm họng liên cầu khuẩn phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi.

Viêm họng liên cầu khuẩn (hay viêm họng trắng) thường gây triệu chứng nặng nề hơn so với viêm họng do virus. Bệnh có khả năng lây từ người này qua người khác thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp. Do đó, bệnh nhân viêm họng liên cầu khuẩn cần vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với người khác.

Rất nhiều người thắc mắc rằng, liệu viêm họng liên cầu khuẩn có nguy hiểm không khi triệu chứng bệnh nặng nề hơn? Các bác sĩ cho biết, nếu không điều trị đúng phương pháp, bệnh nhân hoàn toàn có thể gặp nguy hiểm bởi các biến chứng:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng từ họng có thể lây lan gây viêm tai giữa, viêm đa xoang, viêm phế quản, thanh quản,…
  • Vi khuẩn streptococcus xâm nhập vào cơ thể lâu ngày gây ra các bệnh ban đỏ.
  • Nhiễm trùng mở rộng: Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A có khả năng di chuyển đến các cơ quan khác gây ra biến chứng nghiêm trọng như: thấp tim, viêm thận, bệnh Osler, viêm hạch mủ.
  • Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng nặng nhất của viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Bệnh nếu không được phát hiện sớm có thể trực tiếp đe dọa tính mạng của người bệnh.

Thời gian điều trị viêm họng liên cầu khuẩn kéo dài ít nhất là 10 ngày. Trong thời gian này, người bệnh cần được chăm sóc kỹ lưỡng và áp dụng các biện pháp điều trị y tế theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh

Nhận biết sớm và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh giúp cho việc điều trị thuận lợi và hiệu quả hơn.

Dấu hiệu nhận biết viêm họng liên cầu khuẩn

Thông thường, các triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn trở nên rõ ràng hơn sau khoảng 2 – 5 ngày nhiễm bệnh. Trong khoảng thời gian này, người bệnh phát hiện bệnh càng sớm thì việc điều trị càng cho hiệu quả cao.

Sốt cao là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn
Sốt cao là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Những dấu hiệu giúp nhận biết viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:

  • Nổi hạch ở cổ khiến người bệnh đau họng đặc biệt là khi nuốt.
  • Sốt cao liên tục trên 38 độ C.
  • Viêm họng liên cầu gây đau đầu, dạ dày, đau nhức cơ hay co cứng cơ.
  • Các nốt phát ban rải rác trên cơ thể.
  • Nội soi họng thấy các mảng trắng và chấm đỏ trên vòm họng, amidan sưng đỏ.
  • Hạch bạch huyết bị sưng gây đau nhức.

Cần lưu ý, không phải tất cả trường hợp nhiễm khuẩn streptococcus đều mắc viêm họng liên cầu khuẩn. Nói cách khác, bạn có thể nhiễm khuẩn streptococcus do tiếp xúc với người bệnh nhưng không hẳn sẽ biểu hiện thành bệnh.

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu khuẩn

Đúng như tên gọi viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A có nguyên nhân do vi khuẩn liên khẩu khuẩn nhóm A – Streptococcus.

Vi khuẩn xâm nhập và gây ra viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ là nhóm không xâm lấn với đặc điểm là dễ lây lan nhưng không gây bệnh nghiêm trọng. Trường hợp nặng hơn, người bệnh nhiễm phải nhóm vi khuẩn liên cầu xâm lấn. Nhóm này di chuyển trực tiếp vào các mô trong cơ thể gây tổn thương, hoại tử và các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm họng liên cầu khuẩn
Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm họng liên cầu khuẩn

Tuy nhiên, có khoảng 20% số người nhiễm liên cầu khuẩn nhưng không biểu hiện thành bệnh lý.

Các bác sĩ cho biết, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm liên cầu khuẩn gồm có:

  • Độ tuổi: Viêm họng liên cầu khuẩn phổ biến hơn ở trẻ có độ tuổi từ 5 – 15 tuổi.
  • Vệ sinh kém: Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc chưa đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.
  • Tiếp xúc với người bệnh: Những người tiếp xúc gần với người bệnh có thể bị lây nhiễm vi khuẩn thông qua các giọt bắn từ dịch tiết của người bệnh. Ngoài ra, các vết lở, loét trên cơ thể bệnh nhân cũng là nguồn lây lý tưởng.
  • Miễn dịch kém: Vi khuẩn sẽ tấn công dễ dàng hơn vào những người bệnh có hệ miễn dịch kém.
  • Điều kiện sống ô nhiễm: Trẻ nhỏ sống trong môi trường ô nhiễm bởi khói, bụi, hóa chất, bụi công nghiệp,… có nguy cơ mắc viêm họng liên cầu khuẩn cao hơn những trẻ khác.

Dựa trên điều kiện thuận lợi, vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A có thể tấn công vào cơ thể dưới dạng không xâm lấn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và phù hợp, vi khuẩn này có thể xâm lấn vào các mô, cơ, mạch máu gây nguy hiểm cho người bệnh.

Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường và thuộc một trong các yếu tố nguy cơ trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm cần thiết và điều trị kịp thời.

Viêm họng liên cầu khuẩn có lây không? Có chữa được không?

Viêm họng liên cầu khuẩn có lây không? Chuyên gia nhận định rằng viêm họng có thể lây nhiễm bởi sự phát tán vi khuẩn từ người bệnh thông qua:

  • Qua đường hô hấp: Khi người bệnh ho, hắt hơi, xì mũi,…
  • Tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.
  • Lây lan giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá hoang mang vì bệnh có thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Ngay khi có những dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Việc người bệnh cần làm là nghỉ ngơi tốt và tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ để cải thiện sử khỏe.

Cách điều trị viêm họng liên cầu hiệu quả nhất

Muốn điều trị khỏi viêm họng liên cầu khuẩn, người bệnh cần áp dụng các biện pháp giảm bớt triệu chứng và tiêu diệt khuẩn streptococcus.

Thuốc Tây điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

Phác đồ thuốc Tây chữa viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm 2 nhóm chính: Thuốc điều trị nguyên nhân và thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh. Hầu hết đối với mọi đối tượng, bác sĩ sẽ cân nhắc để chỉ định sử dụng kết hợp 2 nhóm thuốc này nhằm đem lại hiệu quả cao.

Thuốc điều trị nguyên nhân

Bao gồm các loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn streptococcus. Dưới đây là một số loại thuốc thông dụng thường được bác sĩ chỉ định:

Kháng sinh là thuốc điều trị nguyên nhân gây viêm họng liên cầu khuẩn
Kháng sinh là thuốc điều trị nguyên nhân gây viêm họng liên cầu khuẩn
  • Penicillin: Tùy vào đối tượng sử dụng, bác sĩ sẽ chỉ định dạng bào chế phù hợp cho bệnh nhân. Ví dụ, trẻ nhỏ hoặc người dễ bị kích ứng đường tiêu hóa sẽ dùng thuốc tiêm. Những bệnh nhân bình thường có thể dưới dạng uống.
  • Amoxicillin: Thuốc được ưu tiên sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và sử dụng cho trẻ em vì mùi vị dễ chịu hơn. Một phác đồ điều trị amoxicillin thường kéo dài khoảng  7-10 ngày.
  • Thuốc khác: Bao gồm một số kháng sinh được sử dụng thay thế nếu bệnh nhân bị dị ứng với nhóm thuốc penicillin. Điển hình như: Cephalexin, Erythromycin, Azithromycin,…

Sau khoảng 24 giờ điều trị, nếu bệnh nhân không còn bị sốt và sức khỏe hồi phục thì không cần quá lo lắng và có thể trở lại công việc.

Thuốc giảm triệu chứng

Tùy thuộc vào triệu chứng của từng bệnh nhân để lựa chọn loại thuốc phù hợp:

  • Thuốc hạ sốt: Thuốc chứa hoạt chất paracetamol hoặc NSAIDs.
  • Thuốc chống viêm: Bạn có thể dùng Alphachymotrypsin hoặc các thuốc nhóm NSAIDs như: Ibuprofen, Diclofenac,…
  • Thuốc giảm ho, tiêu đờm, long đờm: Dextromethorphan, Acetylcystein, Bromhexin,…
  • Thuốc giảm dị ứng, co mạch: Là các thuốc chứa Ephedrin, Loratadine,…

Tất cả các loại thuốc Tây đều có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, bệnh nhân chỉ sử dụng khi có chỉ định và giám sát trực tiếp của bác sĩ.

Xem thêm

Bà bầu viêm họng uống thuốc gì không ảnh hưởng đến thai nhi

Đông y điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

Mặc dù trong Đông y không có khái niệm vi khuẩn hay virus nhưng nhiều bài thuốc Đông y tỏ ra hiệu quả trong điều trị chứng viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần thảo dược trong các bài thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và cải thiện triệu chứng rất tốt. Một số dược liệu nhận được nhiều sự chú ý của các bác sĩ như:

  • Kha tử: Là thảo dược có tác dụng giảm ho, ức chế hoạt động của nhóm vi khuẩn gram âm và gram dương. Các hoạt chất tanin,axit garlic, luteolic,  egalic,chebulic,… trong kha tử cho hiệu quả điều trị tốt trên: vi khuẩn liên cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, Pseudomonas aeruginosa, tụ cầu vàng, Salmonella typhi,…
  • Tang ký sinh: Là vị thuốc có vị đắng, tính bình quy vào 2 kinh: Can, Thận. Thuốc có tác dụng bồi bổ can, thận, cường cốt, an thai. Tác dụng này giúp tăng bài thải độc tốt, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
  • Tang Diệp (Lá dâu tằm): Thảo dược có vị ngọt, tính hàn quy vào 2 kinh: Can và phế. Tang Diệp chứa nhiều thành phần có lợi như: tinh dầu, coumarin, flavonoid, vitamin,… Tang diệp có tác dụng bổ can thận, trừ phong thanh nhiệt giúp điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phế quản, sốt, ho,…

Các vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng nhưng ít khi sử dụng đơn độc. Thảo dược được phối hợp với nhau tạo thành bài thuốc có tác dụng trị bệnh đồng thời cân bằng âm dương và bồi bổ cơ thể.

Mẹo hỗ trợ cải thiện bệnh tại nhà

Bên cạnh việc điều trị khoa học tích cực, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để cải thiện triệu chứng tốt hơn và hạn chế nguy cơ lây lan bệnh:

Uống đủ nước giúp giảm sốt và phòng nguy cơ mất nước ở bệnh nhân viêm họng liên cầu khuẩn
Uống đủ nước giúp giảm sốt và phòng nguy cơ mất nước ở bệnh nhân viêm họng liên cầu khuẩn
  • Chủ động điều trị tại nhà cho đến khi hết sốt và ít nhất sau 24 giờ điều trị bằng kháng sinh
  • Uống nhiều nước giúp họng bớt khô và đau rát. Ngoài ra, nước cũng hạn chế nguy cơ mất nước, điện giải cho cơ thể.
  • Chế biến thức ăn dưới dạng mềm, lỏng như: canh, súp, cháo, bột… Hạn chế loại thực phẩm có tính acid hoặc sử dụng quá nhiều gia vị trong chế biến.
  • Dùng nước muối ấm để súc miệng giúp sát khuẩn và giảm đau rát cổ họng.
  • Không sử dụng các chế phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào,… trong thời gian điều trị bệnh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Viêm họng liên cầu khuẩn là một căn bệnh lây nhiễm. Vậy nên, người bệnh cần xây dựng một số thói quen tốt để hạn chế việc phát tán vi khuẩn và ngăn nguy cơ tái nhiễm:

  • Người bệnh nên chải răng và súc miệng đều đặn 2 lần/ ngày. Nên thay mới bàn chải đánh răng sau khi điều trị viêm họng liên cầu khuẩn.
  • Rửa tay với xà phòng sau khi sử dụng hoặc tiếp xúc với đồ dùng công cộng, trước ăn và sau khi vệ sinh.
  • Hạn chế tiếp xúc và không nên dùng chung đồ vật cá nhân với những người bệnh đường hô hấp.
  • Sử dụng đồ bảo hộ khi ra đường hoặc di chuyển đến các địa điểm đông người.
  • Tránh làm việc hoặc nghỉ ngơi dưới điều hòa có nhiệt độ quá thấp.
  • Chủ động áp dụng các biện pháp tăng cường đề kháng vào các thời điểm thời tiết chuyển mùa trong năm.

Viêm họng liên cầu khuẩn là căn bệnh nguy hiểm nhưng điều trị không quá khó. Do đó, ngay khi cảm thấy những bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Bạn phân vân "“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Hãy lắng nghe phản hồi người bệnh để tự tin lựa chọn bài thuốc này. CLICK TẠI ĐÂY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *