Viêm xoang sàng trước sau: Dấu hiệu bệnh và cách điều trị

Viêm xoang sàng là một trong 5 thể viêm xoang phổ biến, gây đau đỉnh đầu, đau sau gáy, có mủ hôi. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, chất lượng cuộc sống. Việc hiểu rõ những thông tin như khái niệm, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh từ sớm là điều cần thiết.

Viêm xoang sàng là gì?

Xương sàng nằm ở dưới trán, trên hốc mũi, giữa 2 mắt. Trong xương sàng có 4 hang rỗng còn được gọi là xoang sàng. Vì vậy, viêm xoang sàng xảy ra khi các xoang này bị viêm nhiễm.

Bạn có thể phân loại viêm xoang sàng theo 2 cách. Nếu chia theo mức độ bệnh, viêm xoang sàng gồm cấp tính và mãn tính, tương tự viêm xoang nói chung.

Cách chia phổ biến hơn là vị trí xoang sàng bị viêm, cụ thể gồm 3 loại:

  • Viêm xoang sàng trước: Tình trạng viêm nhiễm, ứ đọng dịch nhầy ở phần xoang phía trước. Bệnh làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi và khó điều trị dứt điểm.
  • Viêm xoang sàng sau: Bệnh xảy ra ở vòm họng, dấu hiệu viêm xoang sàng sau điển hình là dịch nhầy ứ đọng gây vướng víu khiến người bệnh khạc nhổ thường xuyên. Nếu không điều trị sớm, bệnh chuyển nặng có thể ảnh hưởng rất xấu đến thị giác.
  • Viêm xoang sàng 2 bên: Nghĩa là toàn bộ xoang sàng đều bị viêm nhiễm, dịch nhầy tắc nghẽn khiến người bệnh khó chịu.
Viêm xoang sàng trước, sau hoặc 2 bên sẽ có đặc điểm riêng
Viêm xoang sàng trước, sau hoặc 2 bên sẽ có đặc điểm riêng

Nguyên nhân gây viêm xoang sàng

Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đã tìm ra nhiều nguyên nhân gây viêm xoang sàng. Những yếu tố gây bệnh phổ biến bao gồm:

  • Vi khuẩn, virus tấn công: Đây là tác nhân phổ biến nhất. Thông thường, những người đang bị bệnh về đường hô hấp, viêm mũi sẽ dễ gặp phải hơn.
  • Cấu trúc mũi bất thường: Như dị hình vách ngăn, polyp mũi,… làm tắc vùng thông mũi – xoang, từ đó gây viêm nhiễm niêm mạc xoang, ứ đọng dịch mũi.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Khiến vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công niêm mạc xoang sàng. Bệnh có diễn biến bất thường, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát.
  • Dị ứng: Cơ thể hay bị dị ứng, mắc bệnh viêm mũi nhưng không điều trị dứt điểm, để bệnh kéo dài và ảnh hưởng đến xoang sàng.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Điều này khiến nên cơ thể không kịp thích nghi dẫn tới tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Người có vùng mặt chấn thương: Do tai nạn hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều hóa chất, khói bụi,…
Những nguyên nhân cơ bản này sẽ giúp bạn có hướng phòng tránh, hỗ trợ điều trị hiệu quả
Những nguyên nhân cơ bản này sẽ giúp bạn có hướng phòng tránh, hỗ trợ điều trị hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang sàng

Viêm xoang sàng là căn bệnh gây ra nỗi ám ảnh với nhiều người, đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc vào mùa đông. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu bệnh qua những biểu hiện sau:

  • Mũi chảy dịch: Người bệnh thường xuyên chảy dịch mũi, có thể xuất hiện mùi hôi. Ngoài ra, khi bệnh nặng, mũi thường bị ngạt và không phân biệt được mùi hương.
  • Đau nhức đầu: Bệnh nhân đau âm ỉ ở 2 bên thái dương, giữa 2 khóe mắt, đỉnh đầy, trên sống mũi hoặc sau gáy.
  • Hôi miệng: Khi viêm nhiễm, dịch nhầy tiết ra nhiều nhưng không thoát ra nên chảy xuống họng gây hôi miệng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, đặc biệt gây tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin khi giao tiếp.
  • Cảm giác vướng víu ở cổ: Khi dịch đờm chảy xuống cổ sẽ dẫn đến vướng víu, ngứa ngáy. Vì vậy, những người bị viêm xoang sàng hay có thói quen khạc nhổ và thở khò khè khi ngủ.
  • Ù tai: Người bệnh thường cảm giác nặng tai và ù tai.
  • Thị lực giảm sút: Xoang sàng bị viêm nhiễm và trực tiếp ảnh hưởng đến mắt, gây suy giảm thị lực. Trong trường hợp nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến mù lòa.
  • Ho nhiều, đặc biệt vào ban đêm: Khi dịch nhầy chảy xuống họng, có thể làm viêm nhiễm họng, gây ngứa ngáy, đau nhức, từ đó dẫn đến tình trạng ho nhiều.

Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số vấn đề như ăn không ngon, khó ngủ, sốt nhẹ, mắc các bệnh đường hô hấp khác. Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường đầu tiên, hãy nhanh chóng thăm khám để biết được tình trạng bệnh cũng như tham khảo cách điều trị dứt điểm.

Viêm xoang sàng trước sau có nguy hiểm không?

Viêm xoang nói chung và viêm xoang sàng nói riêng nếu không điều trị kịp thời đều dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng bao gồm:

  • Biến chứng mắt như áp xe mí mắt, viêm túi lệ, viêm thần kinh thị giác…. do xoang sàng rất gần mắt. Thị lực của bạn suy giảm đáng kể và có thể mù lòa trong trường hợp nặng.
  • Các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan,… Nguyên nhân là do lỗ thông xoang bị tắc, dịch nhầy tiết ra nhiều nhưng không thoát được, ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở.
  • Viêm tắc tĩnh mạch hang là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm xoang sàng. Khi ổ xoang viêm nhiễm nặng nhưng không điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong.
Viêm xoang sàng nếu không chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ cực kỳ nguy hiểm
Viêm xoang sàng nếu không chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ cực kỳ nguy hiểm

Trên đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang sàng. Bạn cần hết sức chú ý trong việc thăm khám, phát hiện cũng như trị bệnh để tránh hậu quả đáng tiếc.

Các biện pháp điều trị viêm xoang sàng hiệu quả

Viêm xoang sàng là căn bệnh nguy hiểm, việc điều trị khá khó khăn. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm rất cần thiết. Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, chụp CT, X quang hoặc chụp MRI. Thông qua đó có thể xác định nguyên nhân, tình trạng hiện tại cũng như phác đồ điều trị hợp lý.

Hiện nay, có 3 cách phổ biến chữa căn bệnh này là Tây y, Đông y và mẹo dân gian. Mỗi cách lại có ưu, nhược điểm riêng, vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn.

Phương pháp Tây y chữa viêm xoang sàng

Tùy vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ cũng như sức khỏe từng người mà bác sĩ có thể yêu cầu điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. Cụ thể như sau:

Điều trị nội khoa

Điều trị viêm xoang sàng bằng phương pháp nội khoa áp dụng trong trường hợp bệnh chưa nghiêm trọng. Thuốc Tây y có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus, giảm lượng dịch mủ từ đó triệu chứng thuyên giảm dần.

Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định là:

  • Kháng sinh( Amoxicillin, Cephalexin, Cefuroxim) dùng trong trường hợp viêm xoang sàng do nhiễm khuẩn
  • Thuốc kháng histamin hoặc thuốc xịt mũi chứa corticosteroid có công dụng giảm sưng, đau nhức mũi
  • Thuốc giảm đau chứa paracetamol ( Panadol, Efferalgan…) được bác sĩ chỉ định khi người bệnh có triệu chứng đau đầu nhẹ.

Tuy điều trị nội khoa có thể giảm nhanh triệu chứng khó chịu nhưng thuốc Tây lại tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ. Người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ kê trong đơn, không tự ý mua thuốc điều trị để tránh nguy hiểm cho sức khỏe.

Điều trị ngoại khoa

Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng phương pháp này chỉ nên áp dụng khi điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả và có chiều hướng nặng hơn. Bởi kết quả phẫu thuật phụ thuộc lớn vào tay nghề bác sĩ.

Rủi ro có thể gặp như chảy máu, mũi biến dạng, tổn thương não,… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Hiện nay, bác sĩ thường phẫu thuật nội soi xoang (FESS) giúp phục hồi lưu thông, dẫn lưu khí mũi xoang.

Phương pháp này chống chỉ định với người bị dị ứng, khả năng miễn dịch kém. Bên cạnh đó, khi quyết định điều trị viêm xoang sàng bằng ngoại khoa, bạn cần tìm hiểu kỹ về cơ sở phẫu thuật để hạn chế tối đa rủi ro.

Điều trị viêm xoang sàng bằng mẹo dân gian

Đây là cách tận dụng dược tính của thảo dược thiên nhiên để đẩy lùi triệu chứng. Vì vậy, biện pháp này chỉ hiệu quả trong 2 trường hợp: mới phát bệnh hoặc sử dụng như biện pháp hỗ trợ phương pháp chính.

Có thể kể đến một số cách, gồm:

  • Gừng: Dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc chữa viêm mũi và viêm xoang. Bởi trong gừng chứa nhiều hoạt chất chống viêm, giảm đau, làm lành vết thương nhanh. Bạn có thể nhai 2 – 3 lát gừng tươi hoặc uống trà gừng mỗi ngày để giảm viêm xoang sàng.
  • Giấm táo: Chứa nhiều kali có thể ức chế quá trình sản xuất chất nhầy, kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Cách thực hiện: pha theo tỷ lệ 1 giấm táo : 1 nước sạch, sau đó đun nóng lên và dùng để xông mũi hàng ngày.
  • Nghệ: Đây là thảo dược chứa nhiều curcumin – chất chống oxy hóa, giảm sưng, kháng viêm. Cách thực hiện: trộn 1/4 thìa bột nghệ vào 1/4 thìa mật ong rồi ngậm khoảng 15 phút và nuốt. Bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 4-5 lần để đạt hiệu quả như mong muốn.
Bạn nên tham khảo trước với bác sĩ về việc thực hiện mẹo dân gian chữa viêm xoang sàng
Bạn nên tham khảo trước với bác sĩ về việc thực hiện mẹo dân gian chữa viêm xoang sàng

Cách chữa viêm xoang sàng bằng mẹo dân gian rất lành tính, không gây tác dụng phụ và chi phí rẻ. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng cách và tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để tránh làm bệnh nặng hơn.

Đông y điều trị viêm xoang sàng

Nguyên tắc điều trị Đông y là tìm ra cốt lõi gây bệnh và kết hợp thảo dược để khắc phục toàn bộ nguyên nhân. Từ đó, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, không cần lo lắng tình trạng tái phát.

Theo Đông y, viêm xoang sàng do suy yếu chức năng ngũ tạng, trong đó nghiêm trọng nhất là thận. Do đó, muốn điều trị dứt điểm bệnh không chỉ tiêu viêm, diệt khuẩn mà còn bồi bổ thận, gan, nâng cao sức khỏe.

Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc Đông y khá chậm và phụ thuộc vào cơ địa từng người. Sau thời gian kiên trì thực hiện, bệnh viêm xoang sàng sẽ được điều trị dứt điểm.

Thị trường dược Đông y đang gặp phải thách thức thuốc giả, kém chất lượng,… Do đó, trước khi quyết định địa điểm thăm khám, bốc thuốc, bạn cần tìm hiểu rõ mức độ uy tín của cơ sở y tế để tránh “tiền mất tận mang”.

Cách chăm sóc phòng ngừa viêm xoang sàng tái phát

Sau khi hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm xoang sàng, chắc hẳn bạn đã nắm được một số cách bảo vệ sức khỏe. Cụ thể, người bệnh nên tuân thủ những điểm sau:

  • Thường xuyên rửa tay, vệ sinh sạch tai mũi họng
  • Ra ngoài phải đeo khẩu trang để tránh dị nguyên gây bệnh
  • Điều trị sớm các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, nghẹt mũi, sổ mũi,… để tránh lây sang xoang sàng.
  • Không tự ý uống thuốc, mua các loại bình xịt, thuốc nhỏ mũi nếu bác sĩ chưa cho phép
  • Chế độ làm việc – nghỉ ngơi – tập luyện khoa học, vừa phòng tránh viêm xoang sàng lại rất tốt cho sức khỏe

Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh viêm xoang sàng hiệu quả, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Đừng quên thêm các thực phẩm này vào các bữa ăn:

  • Rau, củ quả tươi
  • Thực phẩm có nhiều kẽm, omega-3 như ốc, thịt lợn, cá hồi,…
  • Hãy uống nhiều nước để xoang giảm bài tiết
  • Thức ăn ấm có thể bổ phế âm như táo tàu, gạo nếp, sữa chua,…

Người bệnh cũng cần kiêng một số thực phẩm dễ gây dị ứng như:

  • Đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, hàu,…
  • Sữa và chế phẩm từ sữa khiến đờm tiết nhiều
  • Chất kích thích có hại cho sức khỏe, chẳng hạn thuốc lá, rượu bia…

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về bệnh viêm xoang sàng. Cũng tương tự như các dạng viêm xoang khác, bạn cần chú ý đến sức khỏe cơ thể để nhanh chóng phát hiện bệnh cũng như điều trị đúng cách.

Khi lựa chọn cơ sở ý tế thăm khám cần chú ý đơn vị uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó, bạn đừng quên biện pháp phòng ngừa tại nhà để sức khỏe của bản thân luôn trong tình trạng tốt nhất.

Đừng bỏ lỡ:

4.4/5 - (8 bình chọn)
Viêm xoang sàng sau có chữa được không? Điều trị như thế nào?
Viêm xoang sàng sau có chữa được không? Điều trị như thế nào?
Viêm xoang sàng sau có chữa được không là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Đây là bệnh lý hô hấp phổ biến và có thể gây biến chứng…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *