Viêm xoang mũi dị ứng là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa?
Bảng tóm tắt
Viêm xoang mũi dị ứng khiến người bệnh nghẹt mũi, chóng mặt, đau đầu…. Căn bệnh này làm suy giảm sức khỏe, việc sinh hoạt trở nên khó khăn hơn. Do đó, bài viết này sẽ tập trung làm rõ thông tin xoay quanh bệnh viêm xoang mũi dị ứng. Từ đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ về bệnh lý cũng như cách điều trị hiệu quả.
Viêm xoang mũi dị ứng là gì?
Viêm xoang mũi dị ứng xảy ra khi mũi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, khói bụi,… khiến lớp niêm mạc viêm nhiễm và sưng đỏ.
Lúc này, khoang mũi bị viêm, tắc và ứ đọng làm người bệnh cảm thấy ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi và thường xuyên hắt hơi. Nếu không kiểm soát kịp thời, tình trạng này sẽ làm hốc mũi xuất hiện dịch nhầy khiến người bệnh khó thở, mệt mỏi.
Viêm xoang mũi dị ứng gồm 2 loại: theo chu kỳ và không theo chu kỳ. Khi bị viêm xoang mũi dị ứng theo chu kỳ, bệnh sẽ xuất hiện theo theo mùa cố định.
Ngược lại, bệnh không theo chu kỳ có thể sẽ phát sinh quanh năm, phụ thuộc vào thời tiết. Bệnh do các nguyên nhân chính như:
- Dị nguyên đường thở: Tiếp xúc với hóa chất, lông thú, phấn hoa,…
- Thay đổi thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, niêm mạc mũi không kịp thích nghi với nhiệt độ, độ ẩm.
- Dùng nhiều thuốc: Các loại thuốc như kháng sinh, thông mũi, mụn nhọt… khiến người bệnh bị dị ứng dẫn đến viêm xoang mũi dị ứng.
- Thực phẩm dị ứng: Người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi ăn hải sản, socola, trứng,…
- Bệnh lý: Các bệnh như viêm amidan, viêm họng… nếu không được chữa trị nhanh chóng có thể gây viêm xoang mũi dị ứng.
- Cấu trúc mũi: Một số trường hợp có nguy cơ mắc viêm xoang mũi dị ứng cao hơn người bình thường do cấu trúc mũi khác biệt như vẹo, lệch vách ngăn, mào vách ngăn….
Cách phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Không ít người bệnh lầm tưởng viêm xoang và viêm mũi dị ứng là thuật ngữ chỉ chung một bệnh. Bởi vì, hai căn bệnh này đều có triệu chứng tương tự như ngạt mũi, đau mũi, khó thở, tái phát khi thời tiết khô hoặc lạnh.
Bệnh thường gặp ở người có cấu trúc mũi khác biệt hay sức đề kháng yếu. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị, có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, nguyên nhân, triệu chứng của 2 căn bệnh cũng có những đặc trưng riêng. Về nguyên nhân:
- Viêm mũi dị ứng: Xảy ra khi chuyển mùa, do tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus…tấn công cơ thể hoặc yếu tố môi trường như bụi bẩn, ô nhiễm, phấn hoa… Hại khuẩn có thể gây dị ứng do hệ miễn dịch của cơ thể kém. Viêm mũi dị ứng là bệnh còn có tính di truyền từ bố mẹ sang con cái.
- Viêm xoang: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thói quen sinh hoạt và môi trường sống. Khi cơ thể dị ứng, lập tức niêm mạc mũi sẽ phù nề gây nhiễm trùng và tắc xoang. Ngoài ra, tuyến nhờn hoạt động quá mức, vách ngăn mũi bị lệch hoặc sâu răng, nhiễm trùng mũi lâu ngày cũng có thể gây bệnh. Tuy nhiên, Viêm xoang không có yếu tố di truyền.
Ngoài ra triệu chứng cũng có sự khác biệt nhất định:
- Viêm mũi dị ứng: Ngạt mũi, ngứa mũi, thường xuyên hắt hơi kèm theo ngứa mắt, ngứa họng, tai…Những triệu chứng này thường xuất hiện theo cơn và tăng lên khi thay đổi môi trường hoặc tiếp xúc với không gian ô nhiễm.
- Bệnh viêm xoang: Đau vùng xoang mũi và trán, nghẹt mũi trong thời gian ngắn. Dịch mũi có màu đục kèm chất nhầy như mủ. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị mất khứu giác tạm thời, hôi miệng, hơi thở có mùi.
Triệu chứng viêm xoang mũi dị ứng
Khi hiểu rõ về các triệu chứng của bệnh viêm xoang mũi dị ứng, bạn mới có thể kiểm soát và điều trị kịp thời. Người bệnh thấy xuất hiện các vấn đề gồm:
- Hắt hơi liên tục: Khi bị bệnh, mũi sẽ ngứa ngáy, khó chịu làm hắt hơi liên tục
- Nghẹt mũi: Dịch nhầy xuất hiện nhiều, trong khi niêm mạc mũi bị tổn thương gây phù nề, xuất tiết làm nghẹt mũi, khó thở.
- Thường xuyên đau đầu: Khi bị nghẹt mũi, lượng oxy lên não ít làm người bệnh đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải tình trạng viêm họng, phát ban, cơ thể mệt mỏi,…
Viêm xoang mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Viêm xoang mũi dị ứng tương đối khó điều trị nên dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Bệnh có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm nếu bạn không tìm được phác đồ điều trị hợp lý.
Cụ thể, biến chứng bao gồm:
- Viêm đường hô hấp mãn tính: Vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công và gây viêm nhiễm tai, mũi, họng. Người bệnh có thể bị viêm họng, viêm tai giữa, hen suyễn, viêm thanh quản,…
- Mù lòa: Cấu tạo cơ thể người có hệ thống xoang nằm xung quanh mắt. Vì vậy, khi bị viêm xoang mũi dị ứng, các dây thần kinh có thể gây nhiễm trùng mắt đến 85%. Điều này gây: viêm ổ mắt, viêm túi lệ,… nghiêm trọng hơn là mù lòa.
- Biến chứng não: Bao gồm viêm màng não, viêm não, áp xe não… Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.
Do đó, khi phát hiện triệu chứng viêm xoang mũi dị ứng, việc cấp bách là cần thăm khám và điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Viêm xoang mũi dị ứng có chữa được không? Cách điều trị
Viêm xoang mũi dị ứng là bệnh dễ tái phát, có thể nhanh chóng chuyển thành mãn tính. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vậy viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không? Các bác sĩ chuyên khoa khẳng định căn bệnh này CÓ THỂ CHỮA TRỊ dứt điểm nếu có phác đồ phù hợp.
Tuy nhiên, thời gian phục hồi phụ thuộc nhiều vào cơ địa, phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà. Đối với người phát hiện bệnh sớm, sức khỏe tốt, có thể chữa dứt điểm trong thời gian ngắn. Ngược lại, bệnh nặng hơn, đã gây ra biến chứng thì việc điều trị tương đối khó khăn.
Vì vậy, bạn cần thăm khám sớm và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Bên cạnh đó, cần kết hợp việc chăm sóc, vệ sinh tại nhà để giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
Như đã biết, viêm xoang mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp, có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm. Để điều trị căn bệnh này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xem xét tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, có 3 cách phổ biến là Tây y, bài thuốc Đông y và chữa bệnh tại nhà.
Hướng điều trị bằng tây y
Các loại thuốc Tây y có tác dụng kiểm soát nguyên nhân gây bệnh và làm giảm triệu chứng khó chịu. 3 loại thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc kháng histamin H1 như cetirizine, loratadin, terfenadin… giúp làm giảm tình trạng ngứa mũi, phù nề và tiết dịch
- Kháng sinh như Amoxicillin, Amoxicillin, Moxifloxacin… được sử dụng trong trường hợp viêm xoang mũi dị ứng do vi khuẩn gây ra.
- Thuốc xịt mũi thường dùng như Coldi-B, Otrivin 0.05 – 0.1%, Flixonase… giúp giảm căng mũi, đau nhức, sưng nề mũi và hạn chế dịch nhầy
Đây đều là những loại thuốc cho hiệu quả nhanh nhưng có thể phát sinh hiện tượng nhờn thuốc nếu lạm dụng. Lúc này, việc điều trị viêm mũi dị ứng trở nên khó khăn hơn nhiều lần.
Bên cạnh đó, thuốc Tây còn gây tác dụng phụ như tăng huyết áp, loét dạ dày, ảnh hưởng đến gan, thận,… Vì vậy, người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ liều lượng và cách dùng. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc nếu không có chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh có nhiều mủ đặc, bác sĩ sẽ dùng thủ thuật Proetz để đẩy dịch ra ngoài. Nếu bệnh do cấu trúc mũi bất thường thì cần phẫu thuật để dẫn lưu xoang.
Cách chữa bệnh tại nhà
Để điều trị căn bệnh này, bệnh nhân có thể tham khảo một số mẹo tại nhà. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ hỗ trợ làm giảm triệu chứng nhưng không thay thế cách điều trị chính, nhưng nó tương đối an toàn và dễ thực hiện.
Cùng tham khảo 3 cách chữa tại nhà như:
- Dùng nước muối sinh lý rửa mũi hàng ngày: Giúp mũi sạch, thông thoáng, tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế viêm nhiễm.
- Tỏi: Tương tự “kháng sinh tự nhiên” vì chứa allicin có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn hoặc ăn sống 2 – 3 tép tỏi/ngày.
- Hoa ngũ sắc: Giúp diệt khuẩn, loại bỏ hết dịch viêm ra ngoài. Bạn chỉ cần rửa sạch 1 nắm cây ngũ sắc, xay nhuyễn rồi chắt nước cốt. Sau đó, dùng tăm bông thấm dung dịch và thoa vào phần niêm mạc mũi. Khi thấy dịch nhầy tiết nhiều hơn thì xì nhẹ nhàng để đẩy ra ngoài.
Chữa viêm xoang dị ứng bằng Đông y
Theo Đông y, căn nguyên gây bệnh do ngoại tà xâm nhập, khí suy giảm, mất cân bằng âm dương. Do đó, để điều trị triệt để cần sử dụng thảo dược vừa diệt khuẩn, chống viêm vừa nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường phế khí, bồi dưỡng tỳ, thận,can.
Bài thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, không gây tác dụng phụ, không tái phát nên được nhiều người tin tưởng. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì thực hiện mới đạt hiệu quả như ý.
Hiện nay, thị trường thuốc Đông y xuất hiện nhiều cơ sở bán thuốc giả, kém chất lượng. Do đó, trước khi lựa chọn đơn vị thăm khám và điều trị, người bệnh cần tìm hiểu mức độ uy tín, chứng chỉ và tay nghề của bác sĩ để tránh mất tiền oan.
Viêm xoang mũi dị ứng là tình trạng nhiễm trùng xoang, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh sẽ được chữa khỏi nếu thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dù lựa chọn phương pháp nào, bạn cũng cần chăm sóc mũi đúng cách, kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất.
Khám phá ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!