Viêm mũi dị ứng máy lạnh: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh chóng

Viêm mũi dị ứng máy lạnh là căn bệnh hô hấp thường gặp do ngồi điều hòa, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt người mắc. Chủ động thực hiện các biện pháp điều trị và phòng ngừa sẽ giúp hạn chế tình trạng bệnh lý này. Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây

Viêm mũi dị ứng máy lạnh - căn bệnh ám ảnh của nhiều người
Viêm mũi dị ứng máy lạnh – căn bệnh ám ảnh của nhiều người

Viêm mũi dị ứng máy lạnh do đâu? Có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng máy lạnh là bệnh lý ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng. Bệnh gây ra do niêm mạc mũi họng bị kích ứng bởi luồng không khí lạnh của điều hòa. Khi đó, người bệnh lập tức xuất hiện các biểu hiện phản ứng lại như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, choáng váng,…

Đồng thời, sử dụng điều hòa trong phòng kín là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nặng hơn. Cụ thể, trong luồng không khí lạnh có rất nhiều tác nhân gây bệnh khác (nấm mốc, virus, vi khuẩn, bụi bẩn,…). Đây đều là những nhân tố gây hại cho đường hô hấp, xâm nhập và khiến bệnh viêm mũi dị ứng nặng hơn. 

Các chuyên gia y tế nhận định rằng, viêm mũi dị ứng máy lạnh không quá nguy hiểm, có thể kiểm soát nếu thực hiện các biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, nếu dùng thiết bị này liên tục trong thời gian dài và không có biện pháp phòng ngừa phù hợp có thể dẫn đến một số nguy cơ sau:

  • Bệnh diễn tiến nặng hơn, các triệu chứng dữ dội và chuyển sang giai đoạn mãn tính khó chữa trị
  • Gây tình trạng nhiễm trùng xoang do virus, vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện không khí lạnh
  • Khiến người bệnh bị cảm cúm, cảm lạnh, đau đầu, đau nhức mình mẩy và trì trệ trong công việc
  • Là nguyên nhân gây ra các bệnh lý hô hấp khác như viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản,… Các tình trạng bệnh lý này tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khác liên quan đến tim, thận, khớp rất nguy hiểm

Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng máy lạnh

Nhìn chung, viêm mũi dị ứng máy lạnh là một bệnh lý có liên quan đến cơ địa nhạy cảm của người bệnh. Bệnh không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát hiệu quả nhưng có thể diễn tiến thành dạng mãn tính. Tình trạng này sẽ dễ chữa trị hơn nếu phát hiện ở giai đoạn khởi phát (các biểu hiện còn nhẹ). 

Do đó, người bệnh cần cảnh giác nếu thấy các triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng máy lạnh sau đây:

  • Hắt hơi liên tục: Biểu hiện này dường như xuất hiện ngay lập tức khi lớp niêm mạc trong khoang mũi tiếp xúc với luồng không khí lạnh. Người bệnh hắt hơi liên tục, không dứt, nhất là khi đột chuyển từ khu vực nóng sang lạnh hoặc ngược lại.
  • Sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi: Khi luồng gió lạnh tiếp xúc với khoang mũi gây tăng sinh dịch nhầy tại các ổ xoang. Người bệnh có các biểu hiện đặc trưng như sổ mũi, chảy nước mũi không kiểm soát và nghẹt mũi, đặc biệt khi nằm.
Các biểu hiện của viêm mũi dị ứng máy lạnh gây khó chịu dữ dội
Các biểu hiện của viêm mũi dị ứng máy lạnh gây khó chịu dữ dội
  • Đau họng, ho: Luồng không khí từ máy điều hòa ngoài việc gây viêm mũi dị ứng máy lạnh còn tác động đến niêm mạc hầu họng, gây ho và đau họng. Biểu hiện nay ban đầu có thể ở mức độ nhẹ nhưng diễn tiến nặng hơn nếu không chữa trị kịp thời.
  • Phù nề mũi: Tác nhân có trong phòng kín xâm nhập qua đường hô hấp, gây sưng viêm, phù nề. Nếu để biểu hiện này diễn tiến kéo dài khiến người bệnh khó thở do đường thở bị bít tắc, thường xuyên phải thở bằng miệng.
  • Đau nhức mũi: Có thể nhận thấy tình trạng niêm mạc mũi phù nề, xung huyết khi đi thăm khám. Vì xuất hiện tình trạng sưng viêm như vậy nên người bệnh có cảm giác đau đớn vùng mũi, gây choáng váng, đau đầu và khó chịu dữ dội.
  • Một số triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn có thể bị đau đầu, phù nề mắt, chóp mũi ửng đỏ, đau nhức người, có sốt,…

Tùy từng đối tượng người bệnh mà có thể xuất hiện thêm các biểu hiện khác. Do đó, để có nhận định chính xác nhất về tình trạng bệnh của mình, người bệnh nên chủ động đi thăm khám và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ có chuyên môn.

Cách xử lý viêm mũi dị ứng máy lạnh hiệu quả

Viêm mũi dị ứng máy lạnh không quá nguy hiểm nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn tiến nặng. Bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi và đang ngày càng trở nên phổ biến. Các triệu chứng của bệnh mặc dù không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu, tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc. 

Do đó, tìm cách xử lý viêm mũi dị ứng máy lạnh phù hợp là việc làm cần thiết để nhanh chóng dứt điểm tình trạng này. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp

Điều trị viêm mũi dị ứng máy lạnh với thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y trong trường hợp viêm mũi dị ứng trở nặng, các biểu hiện mức độ trung bình và có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Để điều trị hiệu quả với phương pháp này, người bệnh cần đi thăm khám y tế tại các cơ sở có chuyên khoa thích hợp. Tại đây, bằng kiến thức chuyên môn và các xét nghiệm hỗ trợ, bác sĩ có thể nhận định chính xác tình trạng viêm nhiễm của người bệnh để kê đơn cho phù hợp

Đi thăm khám khi có các dấu hiệu của bệnh để điều trị hiệu quả
Đi thăm khám khi có các dấu hiệu của bệnh để điều trị hiệu quả

Điều trị bằng Tây y thường kết hợp các nhóm thuốc trị nguyên nhân và nhóm thuốc cải thiện triệu chứng để bệnh dứt điểm. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo liều lượng và thời gian dùng thuốc mà bác sĩ đã kê.

Một số nhóm thuốc thường được kê trong đơn thuốc cho người bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp bệnh có nguyên nhân do virus, vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh. Nhóm thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Thuốc kháng H1: Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa ngáy ngoài da,… Người bệnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng cần lưu ý một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,….
  • Thuốc kháng viêm: Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình tái tạo lớp niêm mạc mới, giảm sưng tấy, phù nề. Liều lượng được chỉ định phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm, độ tuổi và cân nặng của người bệnh. 

Trong quá trình dùng thuốc Tây y, theo dõi sát sao các biểu hiện của cơ thể và ngưng thuốc ngay nếu thấy dấu hiệu bất thường (mẩn ngứa, mề đay, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,…). Ngoài các nhóm thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như thuốc giảm ho, thuốc chống phù nề, dung dịch sát khuẩn tại chỗ, nước muối sinh lý,…

Có nên phẫu thuật trị viêm mũi dị ứng máy lạnh không?

Nếu tình trạng viêm mũi dị ứng máy lạnh diễn tiến nghiêm trọng, các biểu hiện của bệnh gây khó chịu, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật để trị dứt điểm. Hiện nay, phương pháp đang được áp dụng là công nghệ DNR. Ưu điểm của công nghệ này là không gây đau đớn, tỉ lệ thành công cao và không ảnh hưởng tới lớp niêm mạc. 

Tuy nhiên, cũng như nhiều phương pháp can thiệp ngoại khoa khác, phẫu thuật trị viêm mũi dị ứng máy lạnh cũng tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật. Để hạn chế tình trạng biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế có uy tín, đầy đủ trang thiết bị y tế đảm bảo việc điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Bài thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng máy lạnh

Phương pháp Đông y cũng được lựa chọn phổ biến trong việc điều trị viêm mũi dị ứng. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là sự an toàn trong điều trị dù dùng lâu dài. Đồng thời, Đông y luôn chú trọng việc điều trị từ căn nguyên của bệnh nên cần thời gian kéo dài.

Người bệnh phải kiên trì dùng thuốc hết đợt, không bỏ giữa chừng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Đông y chỉ ra rằng tình trạng viêm mũi dị ứng máy lạnh có liên quan đến ba tạng phủ tỳ, phế, thận. 

Phương pháp Đông y trị viêm mũi dị ứng máy lạnh lành tính
Phương pháp Đông y trị viêm mũi dị ứng máy lạnh lành tính

Do đó, các bài thuốc Đông y được chỉ định cho người bị viêm mũi dị ứng máy lạnh thường liên quan đến bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe các tạng phủ trên. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:

  • Bổ ký cổ biểu: Chuẩn bị hoàng kỳ, xuyên khung, bạch thược, phòng phong, khương hoạt, bán hạ, quế chi, ma hoàng, bạch chỉ, bạch truật, cam thảo với liều lượng thích hợp. Bài thuốc này sắc 1 thang/ngày, chia làm 2 lần để uống. Duy trì bài thuốc sẽ giúp bồi bổ khí huyết, giải độc, trừ hàn trong cơ thể 
  • Ôn dương ích khí thang: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm quế chi, chích ma hoàng, can khương, phụ tử chế, ô mai, tiên mao, ngũ vị tử, tế tân, chích kỳ, cam thảo với liều lượng thích hợp. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thành 2-3 lần để uống. Khi uống nên hâm nóng thuốc để giữ nguyên hiệu quả điều trị.

Mẹo dân gian cải thiện triệu chứng tại nhà

Với tình trạng viêm mũi dị ứng máy lạnh mới khởi phát, các biểu hiện xuất hiện rời rạc, không dữ dội, người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn một số mẹo dân gian tại nhà hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Cụ thể, một số mẹo dân gian có thể áp dụng trong trường hợp viêm mũi dị ứng thể nhẹ như sau:

  • Bài thuốc từ mật ong: Kết hợp mật ong với tỏi sẽ cho bài thuốc cải thiện triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng tương đối tốt. Bóc vỏ tỏi, giã nhuyễn, trộn với mật ong theo tỉ lệ mật ong và tỏi là 1:2. Dùng bông gòn thấm đều hỗn hợp trên rồi thấm vào hai lỗ mũi 1-2 lần/ngày. Bài thuốc này làm giảm triệu chứng bít tắc do lượng chất nhầy dày đặc trong khoang mũi.
  • Mẹo điều trị với hạt gấc: Lấy hạt gấc, đem phơi khô, giã nát sơ qua và ngâm với rượu tối thiểu 2 ngày. Sau đó, dùng bông gòn thấm dung dịch rượu gấc lên hai lỗ mũi hoặc sống mũi. Cố gắng xì mạnh để đào thải lượng dịch nhầy ra ngoài, giảm bít tắc lỗ mũi.
  • Điều trị với gừng: Thái lát gừng, hãm với nước nóng 15-20 phút để uống. Nên duy trì mẹo điều trị này hàng ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Có thể kết hợp thêm 1-2 thìa mật ong nguyên chất để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Cách điều trị với lá húng chanh: Có thể sử dụng lá húng chanh để cải thiện các triệu chứng tại nhà. Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh, nấu cùng nước và dùng để uống như trà. Có thể sử dụng nước lá húng chanh để xông hơi (giảm biểu hiện bít tắc đường thở). Mẹo điều trị này cũng rất tốt cho các chứng bệnh tại họng khác

Tuy nhiên, không phải tình trạng viêm mũi dị ứng máy lạnh nào cũng hiệu quả với phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian. Chỉ nên áp dụng trong trường hợp các biểu hiện bệnh còn nhẹ, không lạm dụng nếu bệnh diễn tiến nặng hơn. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng máy lạnh

Viêm mũi dị ứng máy lạnh không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Để phòng tránh tình trạng này, người bệnh cần chú ý:

  • Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh phù hợp: Không nên để nhiệt độ điều hòa quá lạnh, đặc biệt khi ngủ về đêm. Nên duy trì ở mức 26 độ C – mức này được đánh giá là phù hợp với cơ thể người và phòng tránh được các bệnh lý hô hấp
  • Không bật điều hòa 24/7: Bật điều hòa đến khi nhiệt độ trong phòng vừa đủ mát, nên tắt để tránh sự tác động quá mức của gió điều hòa đến đường hô hấp. 
Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp
Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp
  • Điều chỉnh hướng gió phù hợp: Không điều chỉnh cánh quạt gió hướng thẳng về phía người ngồi. Nên điều chỉnh cho hướng gió lên cao hoặc giảm tốc độ quạt gió xuống. Nguyên nhân là do trong luồng gió có thể tồn tại rất nhiều bụi bẩn, virus, vi khuẩn đường hô hấp khác nhau
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm thực phẩm nâng cao sức đề kháng. Tăng cường nhóm hoa quả, rau củ xanh, thực phẩm giàu kẽm,… Đồng thời, hạn chế nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng (hải sản, các loại hạt, sữa,…)
  • Xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh: Hạn chế làm việc quá sức, thức khuya, hình thành thói quen tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Đồng thời, hạn chế dùng rượu bia, hút thuốc lá,… ảnh hưởng đến sức khỏe chung, tăng nguy cơ bị tấn công bởi nhóm virus, vi khuẩn đường hô hấp.

Bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh là căn bệnh gặp phải do niêm mạc hô hấp bị tác động bởi luồng khí lạnh từ máy điều hòa. Để điều trị nhanh chóng, người bệnh cần chủ động đi thăm khám. Đồng thời, chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa khả năng mắc bệnh.

Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?
Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Top 12+ thuốc hiệu quả nhất
Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì hay viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì là vấn đề rất quan trọng. Mặc dù bệnh lý này không quá nguy hiểm,…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *