Gai cột sống kiêng ăn gì, nên ăn gì? (Cập nhật chính xác nhất)

Gai cột sống kiêng ăn gì? Không chỉ với các bệnh về xương khớp mà rất nhiều chứng bệnh khác đều có liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng. Người bệnh muốn đẩy nhanh quá trình điều trị cần kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Dưới đây là các thực phẩm chúng ta cần tránh và nên bổ sung hàng ngày.

Gai cột sống kiêng ăn gì, nên ăn gì
Gai cột sống kiêng ăn gì, nên ăn gì

Gai cột sống kiêng ăn gì để không làm bệnh nặng hơn?

Với bệnh nhân bị gai cột sống, bên cạnh các liệu trình điều trị bằng Tây y, Đông y, quá trình ăn uống hàng ngày cũng tác động trực tiếp đến kết quả chữa bệnh. 

Để thực phẩm không làm chậm quá trình hồi phục cơ thể, bệnh không chuyển biến xấu, người bệnh nên tránh sử dụng các nhóm thực phẩm sau đây:

Đồ ăn chứa nhiều đạm

Với các nhóm đồ ăn chứa nhiều đạm, các bệnh nhân cần lưu ý tránh sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Với người bình thường, đạm rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân mắc chứng gai cột sống, đạm làm tăng quá trình phát triển của các gai xương. Chính vì vậy, cơn đau của các bạn xuất hiện nhiều hơn.

Những thực phẩm chứa nhiều đạm các bệnh nhân cần ghi nhớ: Các loại hạt, thịt bò, tôm, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt gà,…

Thực phẩm chứa nhiều đạm
Thực phẩm chứa nhiều đạm

Nhóm thực phẩm giàu Axit Oxalic

Axit Oxalic là loại axit có khả năng tác động xấu tới các triệu chứng thoái hóa cột sống. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, người bệnh gai cột sống nên hạn chế dung nạp axit này vào cơ thể. Cụ thể, Oxalic sẽ làm các cơn đau nhức ở người bệnh dữ dội hơn, cơn đau kéo dài hơn. 

Một số thực phẩm chứa thành phần là Axit Oxalic gồm: Khoai tây, khoai lang, mận, cà chua, việt quất, rau dền, măng, cần tây,…

Gai cột sống không nên ăn gì? Thịt đỏ

Với câu hỏi gai cột sống kiêng gì, chắc chắn chúng ta không thể nhắc đến các loại thịt đỏ. Vốn dĩ thịt đỏ là nguồn protein rất tốt, chúng ta cần bổ sung thường xuyên. Nhưng với người đang bị chứng gai cột sống, thịt đỏ chứa có chứa hàm lượng protein vượt mức người bệnh có thể sử dụng. 

Lượng protein quá cao làm tình trạng bệnh dễ dàng chuyển biến xấu. Cùng với đó, trong thịt đỏ có một số chất béo bão hòa và axit uric gây tác động không tốt tới sức khỏe người bệnh.

Các loại thịt đỏ gồm: Thịt bò, thịt trâu, thịt cừu, thịt ngựa, thịt bê,….

Gai cột sống kiêng ăn gì? – Đồ ăn nhiều dầu mỡ và cay nóng

Nhóm thực phẩm tiếp theo cần gạt bỏ khỏi danh sách thực đơn của bệnh nhân gai cột sống và cả người mắc bệnh viêm khớp, loãng xương là các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn có tính nóng, cay nhiều. 

Bởi trong các món ăn này có nhiều cholesterol xấu gây hại cho cơ thể người sử dụng. Những thành phần đó đặc biệt gây hại với các bệnh nhân bị xương khớp. Cholesterol trong cơ thể càng tăng cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho các gai xương hình thành nhanh và nhiều hơn.

Đồ ăn có tính cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ
Đồ ăn có tính cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ

Bạn cần tránh sử dụng một số món ăn sau: Các món lẩu cay, đồ ăn nhanh, các món viên chiên, xiên nướng, đồ ăn vặt chiên rán. Các loại nước sốt có nhiều gia vị cay hoặc dăm bông, xúc xích….

Nhóm thực phẩm chứa nhiều Gluten

Có thể nói rằng, Gluten là một loại protein không tốt cho sức khỏe. Những protein này gây ra các phản ứng miễn dịch ở vùng ruột non, khớp xương và cả cột sống. 

Gluten khi đi vào cơ thể có thể gây ra tình trạng viêm đau ở bệnh nhân bị gai cột sống. Các cơn đau nhức sẽ theo đó bị đau nặng hơn và tần suất đau cũng tăng theo. Tình trạng của bệnh nhân sẽ ngày càng nghiêm trọng và làm quá trình điều trị bệnh gặp thêm nhiều khó khăn. 

Những thực phẩm chứa lượng Gluten nhiều mà người bệnh cần ngừng sử dụng gồm: Bắp(ngô), lúa mì, bánh mì, các loại bánh ngọt, lúa mạch,…

Các chất kích thích, thức uống có cồn

Đây là nhóm chất người bệnh cần tuyệt đối tránh xa. Những thức uống như rượu bia, hoặc các loại thuốc lào, thuốc lá hoặc các chất gây nghiện,…Các chất này đều đem đến những hậu quả khó lường cho bệnh nhân gai cột sống. Khói thuốc, rượu bia làm bệnh tiến triển nặng, dễ dàng xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm và người bệnh rất khó để phục hồi.

Món ăn chứa nhiều gia vị muối đường

Cùng với nhiều thực phẩm chứa lượng dưỡng chất không phù hợp, trong quá trình chế biến món ăn, bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng đường và muối. 

Rất nhiều các nghiên cứu từ các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng, thực phẩm khi sử dụng nhiều đường hoặc muối làm tăng khả năng viêm nhiễm ở người bệnh. Khi vào cơ thể, lượng muối đường thúc đẩy sản sinh tế bào gây viêm. Các tế bào viêm tấn công trực tiếp vào phần cột sống tổn thương làm bệnh thêm nặng.

Hơn nữa, muối và đường cũng là yếu tố làm giảm mật độ của canxi trong xương. Vậy nên những bệnh nhân mắc chứng loãng xương hoặc thoái hóa khớp cùng cần hạn chế sử dụng.

Chúng ta cần tối giản gia vị đường và muối trong các món ăn
Chúng ta cần tối giản gia vị đường và muối trong các món ăn

Bệnh nhân bị gai cột sống nên ăn gì thì tốt?

Bên cạnh các nhóm thực phẩm cần tránh, người bệnh cũng cần lưu lại những thực phẩm giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Có rất nhiều thực phẩm có lợi với người bệnh xương khớp, giúp nhanh làm lành các tổn thương. Chúng ta có thể tận dụng nguồn dinh dưỡng này mỗi ngày để giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng. 

Nhóm thực phẩm giàu nguồn chất béo Omega-3

Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến khích người bệnh tăng cường sử dụng thực phẩm nhiều Omega-3. Đây là chất béo có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm rất tốt. 

Người bệnh nhờ đó có thể nhanh chóng làm giảm các biểu hiện sưng đau do gai xương cột sống gây ra. Bên cạnh đó, Omega-3 còn giúp cơ thể chống lại sự oxy hóa, ngăn chặn nguy cơ phát triển các chứng bệnh về xương khớp khác. 

Những thực phẩm chứa nhiều Omega-3 người bệnh nên bổ sung là: Cá hồi, cá trích, cá thu, hàu, cá mòi, trứng cá, rau chân vịt, đậu nành, hạt chia, đậu lăng….

Người bệnh gai cột sống cần tích cực bổ sung Omega-3
Người bệnh gai cột sống cần tích cực bổ sung Omega-3

Tìm hiểu thêm

Nhóm rau củ

Rau củ là nguồn thực phẩm thiết yếu với tất cả mọi người, bệnh nhân mắc chứng gai cột sống càng nên bổ sung các loại rau xanh. Nguồn rau củ xanh chứa lượng lớn các loại vitamin, các chất xơ giúp tăng cường hiệu quả chống viêm. Đồng thời, rau xanh còn là nguồn bổ sung canxi hiệu quả cùng với rất nhiều khoáng chất có lợi cho người bệnh. 

Chúng ta nên thêm một số loại rau củ sau vào các bữa ăn hàng ngày: Súp lơ, xà lách, đậu rồng, cải chíp, cải bó xôi, bí đao, đậu bắp, măng tây, tỏi tây, cần tây, bí đỏ,…

Trái cây giàu vitamin C

Đối với người bệnh gai cột sống, vitamin C là loại vitamin rất có lợi để chúng ta tích cực bổ sung. Đây là thành phần góp công dụng lớn trong việc hỗ trợ điều trị chứng bệnh gai cột sống. Vitamin C giúp cơ thể nhanh lành tổn thương cũng như tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Các loại trái cây có màu sắc bắt mắt thường chứa rất nhiều vitamin C, có thể kể đến như: Dâu tây, ổi, kiwi, cam, quýt, dứa, xoài, dưa gang, đu đủ, bưởi, dưa hấu,…

Vitamin C giúp bệnh nhâ tăng cường sức khỏe
Vitamin C giúp bệnh nhâ tăng cường sức khỏe

Ngũ cốc nguyên hạt

Nhóm thực phẩm nữa để người bệnh nên sử dụng thường xuyên là các loại ngũ cốc còn nguyên hạt. Công dụng của ngũ cốc là nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong cơ thể để kháng viêm. 

Dinh dưỡng của ngũ cốc tích cực tham gia vào quá trình đẩy lùi các cơn đau nhức do gai xương cột sống gây ra. Hơn nữa, những loại ngũ cốc này còn chứa các thành phần giúp xương thêm chắc khỏe, phục hồi tốt tổn thương ở cột sống.

Các lưu ý cho người bệnh khi xây dựng chế độ dinh dưỡng

Để quá trình sử dụng các thực phẩm đạt hiệu quả tốt nhất, các bạn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Các thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày cần lựa chọn thực phẩm tươi. Đồ ăn càng tươi càng chứa lượng dinh dưỡng cao so với thực phẩm khô hoặc trữ đông trong tủ lạnh.
  • Người bệnh không lạm dụng các thực phẩm có lợi để đẩy nhanh quá trình điều trị. Chúng ta chỉ sử dụng đồ ăn với liều lượng phù hợp, xen kẽ các thực phẩm mỗi ngày.
  • Các bạn nên chế biến món ăn thành các món luộc hoặc hấp sẽ có nhiều lợi ích hơn. Đơn giản cách chế biến cũng là phương thức giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Người bệnh cũng hạn chế mắc các bệnh liên quan đến đường huyết và béo phì.
  • Cùng với lựa chọn thực phẩm, người bị gai cột sống nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng cho cơ thể. Bệnh nhân dành thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần thoải mái giúp quá trình điều trị suôn sẻ hơn.
  • Khi bệnh nhân phát hiện ra các triệu chứng bất thường xảy ra ở cơ thể. Các bạn cần lập tức đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Chúng ta không chủ quan trước các dấu hiệu khác lạ để tránh xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Câu hỏi gai cột sống kiêng ăn gì và nên ăn gì đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết này. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bệnh nhân xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý lựa chọn phương pháp điều trị bệnh thích hợp để đạt được kết quả tốt nhất. 

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chủ đề

Gai cột sống chèn dây thần kinh
Gai cột sống chèn dây thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng chữa trị
Gai cột sống chèn dây thần kinh là một chứng bệnh thoái hóa thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này đang dần có chiều…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *