Sốt viêm họng: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị bệnh dứt điểm
Bảng tóm tắt
Sốt viêm họng là hiện tượng có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, những người có hệ miễn dịch kém. Mức độ sốt viêm họng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Việc nhận diện và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ biến chứng và các tổn thương cho cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết sốt viêm họng
Sốt viêm họng là tình trạng nghiêm trọng gặp ở bệnh nhân viêm họng cấp, có biến chứng viêm sưng, nhiễm trùng niêm mạc họng. Tuy nhiên nhiều người không biết cơn sốt đến là do viêm họng hay các nguyên nhân khác. Do đó nhận biết sớm dấu hiệu sốt viêm họng, bạn có thể dựa vào các triệu chứng dưới đây:
- Họng đau rát: Đa số bệnh nhân viêm họng đều bắt gặp triệu chứng này ngay từ thời điểm bệnh xuất hiện. Niêm mạc họng bị sưng đỏ, phù nề và đau nhức cả ngày đặc biệt là khi có phản xạ nuốt xuống
- Sốt: Người bệnh bị sốt nhẹ đến sốt cao tùy vào nguyên nhân và mức độ viêm họng. Khi bị sốt cao, họng trở nên khô rát hơn, cơ thể người bệnh mất nước, mệt mỏi.
Bên cạnh đó, người bệnh sốt viêm họng còn gặp phải một số triệu chứng toàn thân như:
- Toàn thân uể oải, rã rời, mất sức.
- Ăn không ngon, đắng miệng, chát miệng.
- Đau nhức xuyên lên tai, ngạt mũi.
- Nổi hạch trên cổ và dưới nướu.
- Đau nhức cơ bắp và các khớp chân tay.
- Cơ thể nổi ban đỏ.
- Ho kéo dài, khàn giọng, mất giọng.
- Hắt hơi, buồn nôn, nôn.
- Mất ngủ, người có cảm giác rùng mình, ớn lạnh.
Nguyên nhân gây bệnh sốt viêm họng
Các bác sĩ cho biết, sốt viêm họng là một biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh có thể do những nguyên nhân dưới đây:
- Do virus: Nhiễm virus có thể gây ra tình trạng sốt viêm họng. Trường hợp này, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng.
- Do vi khuẩn: Nhiễm khuẩn làm các phản ứng viêm diễn ra mạnh mẽ hơn. Điều này khiến người bệnh dễ bị sốt cao, đau họng, mệt mỏi. Điều trị theo phác đồ của bác sĩ là cách tốt nhất giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.
- Do thay đổi thời tiết: Đa số trường hợp sốt viêm họng đều xảy ra vào thời điểm giao mùa. Môi trường ẩm thấp cùng sức đề kháng suy giảm tạo điều kiện cho các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ. Cách tốt nhất là bạn cần có phương án phòng ngừa bệnh ngay trước thời điểm giao mùa diễn ra.
- Do điều kiện sống: Môi trường bụi bặm, nhiều khói bụi, ô nhiễm nguồn nước,… chứa những tác nhân có hại với cơ thể. Do đó, khi sống và làm việc trong điều kiện này lâu ngày, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường hô hấp dẫn đến sốt viêm họng.
Ngoài ra, những người có cơ địa dễ dị ứng thời tiết hoặc thức ăn cũng cần thận trọng. Điều này khiến cho họng của người bệnh dễ bị viêm nhiễm dẫn đến sốt cao.
Bệnh sốt viêm họng có nguy hiểm không?
Thông thường, sốt viêm họng không khiến người mắc gặp nguy hiểm. Đa số người bệnh đều phục hồi hoàn toàn sau một thời gian điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp có cơ địa yếu như người già, trẻ em hay nguyên nhân gây bệnh đặc biệt thì cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để tránh gặp phải rủi ro gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Sốt viêm họng kéo dài bao lâu? Thông thường sốt chỉ kéo dài từ 2 – 3 ngày ngắt quãng hoặc có thể dài hơn. Các trường hợp sốt cao không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng cấp tính như:
- Co giật, động kinh
- Vỡ hồng cầu
- Bại liệt
- Tổn thương thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức.
Do đó, khi người bệnh có dấu hiệu sốt viêm họng, người nhà cần theo dõi liên tục và có biện pháp khắc phục. Nếu không biết cách xử lý, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chăm sóc và kiểm soát tốt hơn.
Cách hạ sốt và giảm viêm họng an toàn hiệu quả
Hạ sốt, giảm viêm là việc cần làm đầu tiên khi bị sốt viêm họng. Tuy nhiên, người bệnh cần nắm được phương pháp đúng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất để bạn đọc tham khảo.
Điều trị với phương pháp Tây y
Để hạ sốt viêm họng Tây y sử dụng 3 nhóm thuốc chính bao gồm: Thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm và thuốc kháng sinh. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm nhóm thuốc khác tùy theo triệu chứng hiện tại của mình.
- Thuốc hạ sốt: Là thuốc chứa hoạt chất Paracetamol. Một số biệt được được sử dụng phổ biến như: Efferalgan, Hapacol, Panadol, Tylenol,… Thuốc được điều chế dưới các dạng: viên nén, viên sủi, bột,… để phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau.
- Thuốc kháng sinh: Là thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường hô hấp. Các thuốc kháng sinh thông dụng như: Amoxicillin, Penicillin, Erythromycin,… Để biết loại kháng sinh phù hợp, bệnh nhân cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm, xác định vi khuẩn gây bệnh
- Thuốc chống viêm NSAIDs/ corticoid: Giúp ức chế phản ứng viêm, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, phù nề, sưng, đau, nóng đỏ.
- Thuốc giảm ho: Trường hợp người bệnh bị ho khan có thể dùng các chế phẩm chứa Dextromethorphan. Thuốc ức chế phản xạ ho thông qua cơ chế thần kinh. Với những người ho đờm nên sử dụng các sản phẩm giúp long đờm, tiêu đờm như: Acetylcystein, bromhexin,…
- Thuốc giảm sưng, ngứa họng: Là các thuốc giảm dị ứng có chứa hoạt chất như: Ephedrin, loratadin,…
Thuốc Tây ẩn chứa nhiều tác dụng phụ, do đó người bệnh chỉ nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc gặp phải dấu hiệu bất thường, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Áp dụng mẹo chữa tại nhà
Mẹo dân gian trị sốt viêm họng cũng được nhiều người ưa chuộng bởi nguyên liệu dễ kiếm và an toàn khi dùng kéo dài. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản để bạn áp dụng ngay tại nhà:
- Lá tía tô: Đây là cách chữa sốt viêm họng phổ biến ở mọi vùng miền. Bạn chỉ cần lấy khoảng 100g lá tía tô. Sau đó, rửa sạch rồi đun sôi với 100ml nước. Dùng nước này để xông mũi họng sẽ thấy sốt viêm họng giảm đi nhanh chóng.
- Củ gừng: Bạn chuẩn bị một củ gừng tươi, 1 quả chanh và 2 thìa mật ong. Sau đó, đem gừng đi rửa sạch, cạo vỏ thái thành sợi ngâm trong 150ml nước ấm. Tiếp theo, thêm mật ong cùng 1 lát chanh và uống như uống trà. Bài thuốc này giúp chống viêm, sát khuẩn và kích thích tiêu hóa, cải thiện tình trạng chán ăn khi bị sốt viêm họng.
- Cam: Nước cam giàu Vitamin C giúp tăng cường đề kháng, chống viêm và ức chế hại khuẩn. Bạn chỉ cần lấy 1 quả cam nướng trên bếp than rồi bỏ vỏ bên ngoài. Sau đó, cắt thành từng miếng vừa ăn chấm cùng với muối sẽ thấy tình trạng đau họng, sưng họng, ho được cải thiện rõ rệt.
- Củ tỏi: Rượu tỏi được cho là bài thuốc trị sốt viêm họng hiệu quả. Để chế biến bài thuốc này, bạn dùng khoảng 4 tỏi tươi, rửa sạch, bóc vỏ đập dập rồi ngâm trong 200ml rượu trắng. Sau khoảng 10 – 15 ngày là có thể lấy ra sử dụng.
Lưu ý: Mẹo dân gian không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh. Vậy nên, nếu triệu chứng sốt viêm họng của người bệnh không được cải thiện sau khi áp dụng thì cần đưa bệnh viện đến gặp bác sĩ ngay.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Chế độ ăn uống cũng góp phần lớn vào điều trị sốt viêm họng. Một chế độ ăn cân đối dưỡng chất sẽ giúp người bệnh rút ngắn được thời gian điều trị. Dưới đây là một số món ăn tốt cho sức khỏe khi bạn bị sốt viêm họng.
- Cháo hoặc súp nóng: Cháo và súp giúp cải thiện được tình trạng mất nước khi cơ thể bị sốt. Ngoài ra, cách chế biến này cũng giúp người bệnh ăn uống ngon miệng, tiêu hóa dễ dàng hơn. Bạn có thể ăn cháo thịt, hải sản,… tùy theo khẩu vị của mình. Khi ăn, có thể thêm chút hành lá hoặc tía tô sẽ thấy hiệu quả rõ ràng hơn.
- Rau củ luộc: Rau củ luộc mềm giàu vitamin giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, cách chế biến ít gia vị này cũng giúp người bệnh ăn uống tốt hơn.
- Nước ép củ quả, trái cây: Đây là nguồn bổ sung nước, vitamin và chất khoáng lý tưởng cho những người đang bị sốt viêm họng. Bạn có thể sử dụng các loại nước ép khác nhau theo sở thích của mình.
- Trứng: Ngoài thành phần protein, trong trứng chứa nhiều vitamin giúp bổ sung đầy đủ các loại vitamin và dưỡng chất. Ngoài ra, trứng cũng cải thiện tình trạng viêm nhiễm rất tốt. Bạn nên ăn trứng luộc hoặc cháo trứng để có khẩu vị tốt hơn.
Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh sốt viêm họng
Việc chăm sóc và phòng ngừa sốt viêm họng không quá phức tạp. Bạn chỉ cần lưu tâm một chút sẽ giúp bệnh phục hồi nhanh chóng và ngăn tái phát.
- Chế độ dinh dưỡng cân đối, chế biến mềm lỏng, dễ ăn và tránh làm tổn thương niêm mạc họng.
- Áp dụng phương pháp bảo vệ mũi, miệng khi ra đường hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa dưỡng chất giúp tăng đề kháng như vitamin C, kẽm, vitamin A, magie, mangan,…
- Không sử dụng các thực phẩm có hại cho họng như: đồ lạnh, đồ ăn công nghiệp, quá nhiều dầu mỡ, quá cay nóng,…
- Khi bị viêm họng sốt cao, không nên mặc đồ quá dày và kín khiến mồ hôi thấm ngược lại làm nặng hơn tình trạng sốt viêm họng.
- Viêm họng gây sốt là cơ chế bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh. Vậy nên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 38,5 độ C.
- Trước khi sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cần thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện đúng yêu cầu của bác sĩ.
- Sau khi triệu chứng thuyên giảm, người bệnh cần tái khám đúng hẹn để chắc chắn bệnh đã được trị khỏi hoàn toàn.
Sốt viêm họng có thể khắc phục nhanh chóng nếu bạn có chế độ chăm sóc tốt và phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin bệnh và tham khảo ý kiến của chuyên gia khi gặp vấn đề này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!