Hay bị nhiệt miệng là bệnh gì? (Chuyên gia giải đáp)

Hay bị nhiệt miệng là bệnh gì có đang là thắc mắc của bạn? Nhiệt miệng vốn là chứng bệnh phổ biến mà ai cũng từng trải qua. Tuy nhiên, nếu kéo dài lâu ngày, đó có thể là cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm. Đọc ngay bài viết dưới để tìm hiểu thông tin chính xác, đầy đủ nhất về chứng bệnh này.

Hay bị nhiệt miệng là bệnh gì
Hay bị nhiệt miệng là bệnh gì

Hay bị nhiệt miệng là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nhiệt miệng là phản ứng bình thường của cơ thể khi quá nóng. Đây không phải căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại. 

Bệnh nhiệt miệng nặng và trong thời gian dài không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới một số biến chứng:

  • Bị viêm cấp
  • Xuất hiện sốt kèm nổi hạch
  • Các cơn đau nhức nặng hơn
  • Có thể xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa

Trong trường hợp vết loét ngày càng lan rộng, khó khỏi hoặc tái phái thường xuyên, đó dễ là cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

  • Gan bị suy giảm chức năng: Trong cơ thể, gan giữ vai trò loại bỏ độc hại khỏi cơ thể. Khi gan hoạt động kém đi, việc lọc bỏ chất độc trở nên gián đoạn, lâu ngày dẫn đến tình trạng vùng niêm mạc của miệng bị tích tụ quá nhiều độc tố. Từ đó hình thành các vết bọng nước, khi vỡ tạo thành vết lở loét trong miệng.
Nhiệt miệng do chức năng gan suy giảm
Nhiệt miệng do chức năng gan suy giảm
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Khi hệ miễn dịch suy giảm chức năng, không chỉ nhiệt miệng mà còn nhiều vấn đề về sức khỏe khác bị ảnh hưởng. Miễn dịch kém làm bạn dễ mắc nhiều bệnh hơn, trong đó không ngoại trừ chứng bệnh nhiệt miệng kéo dài. Khoang miệng bị các vi khuẩn tấn công vì hệ miễn dịch không đủ sức bảo vệ, nhiệt miệng từ đó mà hình thành.
  • Cơ thể đang thiếu vitamin trầm trọng: Các bạn hãy chú ý đến hàm lượng vitamin mà bạn bổ sung mỗi ngày đã đủ chưa. Nhiệt miệng sẽ thường xuyên xảy ra nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ các loại vitamin C, B9 và B12, sắt và kẽm. Vì vậy, hãy bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể mỗi ngày.
Giải đáp thắc mắc hay bị nhiệt miệng là bệnh gì
Giải đáp thắc mắc hay bị nhiệt miệng là bệnh gì
  • Stress, căng thẳng kéo dài: Hay bị nhiệt miệng là bị gì, liên quan thế nào đến tâm lý? Không thể phủ nhận rằng, những chứng bệnh về tâm lý cũng ảnh hưởng không ít đến sức khỏe. Cụ thể ở đây là bệnh nhiệt miệng. Do tâm lý thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, stress quá độ dẫn tới hệ miễn dịch suy yếu theo, từ đó hình thành các vết loét, các tổn thương trong miệng. Người càng stress càng dễ bị nhiệt miệng hơn.

Ngoài ra, nhiệt miệng cũng có thể xảy ra khi bạn đang bị các bệnh liên quan về răng lợi như: Viêm lợi, sâu răng,… các phản ứng của cơ thể làm xuất hiện nhiệt miệng. 

Vậy nên, hãy chú ý đến những phản ứng, thay đổi của cơ thể để bạn có thể biết mình thường xuyên bị nhiệt miệng là bệnh gì, cơ thể đang gặp vấn đề trục trặc ở đâu để kịp thời điều trị nhé.

Tổng hợp các phương pháp điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả

Thắc mắc hay bị nhiệt miệng là bệnh gì đã được chúng tôi giải đáp, vậy làm thế nào để điều trị chứng nhiệt miệng một cách an toàn, hiệu quả và nhanh chóng? Chúng tôi gửi tới các bạn 3 hướng điều trị nhiệt miệng như sau:

Mẹo dân gian chữa nhiệt miệng tại nhà

Trong dân gian có rất nhiều phương pháp chữa nhiệt miệng hiệu quả được ông bà ta áp dụng từ thời xa xưa. Cách chữa đều sử dụng những nguồn nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, cách thực hiện cũng vô cùng nhanh chóng mà cho lại hiệu quả điều trị tốt.

  • Mật ong: Được coi như là một vị thuốc quý để chăm sóc cho sức khỏe, mật ong phát huy tốt công dụng trong việc điều trị bệnh nhiệt miệng. Bôi trực tiếp mật ong lên vết loét sau khi súc miệng với nước ấm, thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng. Đồng thời, chúng ta không uống nước pha với mật ong khi đang bị nhiệt miệng vì mật ong có tính nóng.
Mẹo chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Mẹo chữa nhiệt miệng bằng mật ong
  • Bột sắn dây: Bột sắn dây nổi tiếng với hiệu quả thanh nhiệt, giải trừ độc tố trong cơ thể. Trong dân gian, bột sắn dây vẫn được mọi người sử dụng rất phổ biến. Vì vậy, khi bị nhiệt miệng, bạn hãy pha ngay cho mình 1 cốc bột sắn dây ấm để uống mỗi ngày, hoặc dùng bột sắn dây để nấu chè.
  • Lá húng chó: Được biết đến là loại lá có khả năng làm mát máu, lá húng chó có chứa một loại tinh dầu mang công năng giảm đau, vì vậy được dân gian sử dụng để trị nhiệt miệng rất tốt. Bạn hãy lấy nắm nhỏ lá húng chó đem rửa sạch, nhai trực tiếp cùng một vài hạt muối sau đó nhấp thêm ngụm nước lạnh. Nhai lá 3-4 lần mỗi ngày để chứng nhiệt miệng được trị dứt điểm.
Phương pháp giải nhiệt bằng lá húng chó
Phương pháp giải nhiệt bằng lá húng chó

Bên cạnh đó, người bị nhiệt miệng có thể sử dụng thêm một số cách chữa khác từ: Cà chua, lá diếp cá, rau ngót, khế,…cũng cho hiệu quả rất tốt. Phụ thuộc theo nhu cầu của mỗi người mà chúng ta lựa chọn nguồn nguyên liệu sao cho phù hợp nhất. 

XEM THÊM:

Chữa nhiệt miệng bằng Tây y

Bạn hãy xem xét bản thân hay bị nhiệt miệng là bệnh gì để đưa ra những phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi trị nhiệt miệng được bán phổ biến trên thị trường hiện nay.

Nếu tình trạng nhiệt miệng của bạn không thường xuyên xảy ra, vết loét miệng nhỏ. Hoặc bạn biết rõ nguyên nhân bị nhiệt miệng do ăn uống, bị dị ứng với sản phẩm chăm sóc răng miệng.

  • Thuốc Oracortia: Thuốc có xuất xứ từ Thái Lan, đóng gói theo dạng hộp nhiều túi. Sản phẩm nên sử dụng 2 – 3 lần hàng ngày sau bữa ăn, bôi trực tiếp lên vết loét để làm lành các tổn thương do nhiệt miệng gây ra.
  • Gel Kamistad: Cũng là một dạng thuốc giúp điều trị chứng nhiệt miệng, viêm đau lợi, gel bán theo dạng tuýp nhỏ với các thành phần giúp làm dịu vết viêm loét. Bạn chỉ cần bôi một lượng nhỏ gel vào chỗ viêm 3 lần mỗi ngày để giảm cơn đau nhưng và liền vết loét.
Các loại thuốc bôi trị nhiệt miệng được nhiều người sử dụng
Các loại thuốc bôi trị nhiệt miệng được nhiều người sử dụng
  • Thuốc Orrepaste: Có rất nhiều loại thuốc trị nhiệt miệng được bán tại các nhà thuốc hiện nay, trong đó Orrepaste cũng là một sự lựa chọn của đông đảo người dùng. Orrepaste là thuốc dạng gel, bán theo tuýp giúp chống viêm, giảm đau rất hiệu quả. Sản phẩm nên sử dụng 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến một số loại thuốc trị mụn khác cũng có hiệu quả cao như: Mouthpaste, Zytee, Gengigel, Trinolone Oral Paste, Nhiệt miệng PV, An Lợi Nhiệt TW3, Kachita,…

Đông y trị nhiệt miệng như thế nào?

Cùng với Tây ý và các bài chữa nhiệt miệng từ dân gian, Đông y cũng có những phương thuốc điều trị nhiệt miệng rất hiệu quả. 

Ở phần mở đầu chúng tôi đã chia sẻ vấn đề hay bị nhiệt miệng là bệnh gì, trong đó có đề cập đến vấn đề suy yếu gan hay hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các bài thuốc Đông y ở đây hoàn toàn có thể giúp bạn đào thải độc tố, thanh nhiệt giải độc, tăng cường khí huyết cho cơ thể.

  • Bài thuốc 1: Hoàng liên, cỏ mực, tang diệp, hoàng bá, cam thảo đất, trúc diệp, sài hồ, thục địa. Đem sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chi tử, đinh lăng, cát căn, huyền sâm, liên kiều, sinh địa, đào nhân, sài hồ, sâm đại hành, hồng hoa, trần bì, mạch môn, thiên môn. Đem sắc thuốc chia đều 3 lần uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc 3: Đậu đen, gạo nếp, gạo tẻ, hạt sen, bí ngô. Gọt vỏ bí ngô và thái miếng, hạt sen cùng đậu đen, gạo tẻ, gạo nếp đem rửa sạch. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hầm chín mềm, thêm một chút đường và 2 lát gừng đập dập. Nên múc ra bát để nguội rồi ăn.
Các bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y
Các bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y

Những bài thuốc Đông y trên đây đều có công dụng chống viêm, giải nhiệt, giảm sưng đau, đồng thời còn giúp bồi bổ cơ thể khỏe mạnh, mang lại tinh thần thoải mái cho người uống. 

Làm gì để ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát?

Khi đã biết hay bị nhiệt miệng là bệnh gì thì chúng ta cũng cần có biện pháp để phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng thường xuyên tái phát. 

Nhiệt miệng không chỉ làm người mắc phải khó chịu khi ăn uống. Nhiệt miệng còn gây ra những cơn đau nhức, thậm chí là bị viêm mãn tính hoặc sốt, rối loạn tiêu hóa khi tình trạng nhiệt miệng nặng. 

Vậy nên, để ngăn ngừa viêm loét miệng các bạn nên chú ý một số điều sau đây:

  • Thiết lập và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học hợp lý. Hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài. Có thể rèn luyện thể chất thường xuyên qua một số môn thể thao để kích thích tinh thần thoải mái.
  • Không sử dụng đồ ăn có tính cay nóng và các chất kích thích thường xuyên,tăng cường cung cấp các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu, bổ sung 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đầy đủ, đúng cách, lựa chọn sử dụng các sản phẩm vệ sinh phù hợp để khoang miệng được bảo vệ tốt trước sự tấn công của các vi khuẩn. 

Từ chủ đề hay bị nhiệt miệng là bệnh gì này, hi vọng rằng các bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về vấn đề thường xuyên bị nhiệt miệng là bệnh gì. Đồng thời chúng ta nắm được cách để điều trị và phòng tránh nhiệt miệng tái phát. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề bàn luận tiếp theo!

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

4.9/5 - (8 bình chọn)

Bạn phân vân "“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Hãy lắng nghe phản hồi người bệnh để tự tin lựa chọn bài thuốc này. CLICK TẠI ĐÂY
Đợt dịch covid thứ hai
Virus Corona (COVID-19): Tổng hợp những thông tin mới nhất hôm nay – 03/3/2021
Cập nhật thông tin mới nhất về dịch COVID-19 ngày hôm nay (Update liên tục) [covid-19-update] Bản tin sáng ngày 3/3, Bộ Y tế thông báo 3 ca mắc mới…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *