Người nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi nhất? Có cần kiêng gì không?

Nhiệt miệng không chỉ gây cảm giác khó chịu, quá trình ăn uống bị gián đoạn. Đáng chú ý, việc lựa chọn sai thực phẩm sử dụng hằng ngày có thể khiến vết loét lan rộng, gây đau nhức diện rộng. Vậy bị nhiệt miệng ăn gì, kiêng ăn gì? 

Nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi
Nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi

Bị nhiệt miệng ăn gì? TOP thực phẩm tốt cho sức khỏe

Nhiệt miệng ăn gì? Nếu bạn đang bị chứng nhiệt miệng làm cho khổ sở, hãy ghi lại ngay những thực phẩm ăn uống dưới đây để sử dụng hằng ngày. Các món ăn, đồ uống sẽ giúp các vết loét do nhiệt nhanh lành hơn, cơn đau nhức cũng có thể giảm đi rất nhiều.

Nước rau má

Là loại nước quen thuộc được đa số các chị em phụ nữ sử dụng để thanh nhiệt cơ thể và làm đẹp da. Nước ép rau má có chứa lượng lớn triterpenoids giúp chống oxy hóa. 

Sử dụng nước rau má tươi vừa làm lành các vết nhiệt miệng nhanh hơn, cơ thể cũng nhờ có nước rau máu mà thanh lọc nhiều độc tố hơn.

Nước ép rau má giúp thanh nhiệt giải độc
Nước ép rau má giúp thanh nhiệt giải độc

Nhiệt miệng ăn gì? – Cà chua

Bạn hãy bổ sung thêm cà chua vào thực đơn hằng ngày. Cà chua có tác dụng thanh nhiệt, khi ăn sẽ mang đến cảm giác dễ chịu, các vết loét cũng nhanh liền miệng.

 Cùng với các món ăn chế biến cùng cà chua thì chúng ta có thể uống thêm nước ép cà chua hoặc ăn sống cũng sẽ phát huy công dụng tương tự.

Canh rau ngót, rau mồng tơi

Đều là những loại rau quen thuộc với các gia đình, rau ngót hay mồng tơi nổi tiếng với tính thanh mát, giải độc cơ thể hiệu quả. Dinh dưỡng có trong các loại rau này cũng đảm nhiệm vai trò giúp bạn điều trị vết nhiệt miệng hiệu quả hơn. 

Hãy kết hợp canh rau ngót, canh mồng tơi vào bữa ăn để thấy vết thương nhanh chóng lành lại tới mức nào.

Canh rau mát là giải pháp trị nhiệt miệng hiệu quả
Canh rau mát là giải pháp trị nhiệt miệng hiệu quả

Bột sắn dây

Nhiệt miệng ăn gì, uống gì để nhanh khỏi? Câu trả lời là sắn dây. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bột sắn dây chứa rất nhiều vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 

Hơn nữa, bột sắn dây được sử dụng rộng rãi trong dân gian để trị chứng nhiệt miệng từ lâu đời. Bạn có thể pha 1 cốc bột sắn dây để uống hoặc nấu chín thành món chè để thưởng thức mỗi ngày.

Đậu các loại

Một trong những phương pháp giảm nhiệt miệng rất phổ biến hiện nay chính là sử dụng các hạt đậu. Đậu đen hay đậu xanh đều có khả năng giảm nhiệt miệng và bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. 

Chúng ta có thể chế biến đậu thành các món chè, hầm với các loại thực phẩm khác hoặc nấu thành nước uống. Kiên trì sử dụng sẽ giúp bạn phục hồi những tổn thương do nhiệt miệng gây ra đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát nhiệt miệng.

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì
Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì

Ăn gì để hết nhiệt miệng? – Cháo cá lóc

Hãy thêm ngay cháo cá lóc vào sổ tay ăn uống của bạn. Khi bị nhiệt miệng, việc nhai cơm hay các thực phẩm cứng làm không ít người khó chịu bởi thức ăn chạm vào vết loét trong miệng. 

Bạn có thể thay đổi thực đơn bằng món cháo cá lóc cực kỳ thơm ngon, vừa dễ ăn, vừa có lợi cho quá trình chữa nhiệt miệng. Cá lóc chứa nhiều dưỡng chất, rất mát và lành tính, vậy nên đặc biệt thích hợp cho người nhiệt miệng sử dụng. Nhưng cần lưu ý không cho thêm gia vị ớt hay hạt tiêu.

Ngoài những thực phẩm mà chúng tôi vừa liệt kê, các bạn có thể uống thêm nước ép khổ qua, nước diếp cá, nước dừa, ăn canh củ cải, bổ sung nhiều loại rau xanh cũng rất tốt khi miệng bị nhiệt.

Những thực phẩm cần tránh khi nhiệt miệng

Thắc mắc ăn gì hết nhiệt miệng, nhiệt miệng nên ăn gì đã được giải đáp, vậy còn những thực phẩm mà người bị nhiệt miệng cần tránh thì sao? Dưới đây là các loại thực phẩm mà bạn không nên sử dụng khi bị nhiệt miệng.

Các món ăn đồ uống tính cay nóng

Nhiệt miệng ăn gì cũng khó, trong khi đó thực phẩm cay nóng là kẻ thù số 1 của nhiệt miệng. Ai cũng biết rằng khi cơ thể quá nóng thì nguy cơ bị nhiệt miệng là rất cao. 

Đặc biệt khi đang bị nhiệt, nếu tiếp tục sử dụng những thức ăn, đồ uống có tính cay nóng thì vết loét ở miệng rất nhanh lan rộng hơn và nặng hơn. Vì vậy, hãy cố gắng loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi bàn ăn hằng ngày của bạn.

Đồ ăn cay nóng làm vết nhiệt miệng nặng hơn
Đồ ăn cay nóng làm vết nhiệt miệng nặng hơn

Các loại thức uống có cồn, nước ngọt

Cùng với đồ cay nóng thì đồ uống cồn hay nước ngọt nhiều siro cũng là tác nhân gây hại tạo cơ hội cho vi khuẩn xấu phát triển mạnh mẽ tại các vết loét. Những thức uống này làm vết nhiệt miệng lâu khỏi hơn, thậm chí bị nặng hơn.

Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng

Trong suốt thời gian bị nhiệt miệng, các bạn nên tránh sử dụng những loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng hay thô. Đây là các thực phẩm ngăn chặn quá trình làm lành vết nhiệt miệng, đồng thời còn tăng nguy cơ tái phát nhiệt miệng liên tục. 

Hạn chế sử dụng thực phẩm chiên rán để vết loét miệng nhanh khỏi
Hạn chế sử dụng thực phẩm chiên rán để vết loét miệng nhanh khỏi

Thực phẩm chứa nhiều axit

Với các loại trái cây hay đồ ăn chua, có nhiều axit thì chúng ta cũng cần hạn chế. Axit khi tiếp xúc với vết loét sẽ làm bạn đau hơn, loét nặng hơn, việc điều trị do đó mà mất thêm nhiều thời gian. Bởi vậy, hãy chú ý đến các thực phẩm mà bạn sử dụng để tình trạng nhiệt miệng nhanh khỏi.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những món ăn cần hạn chế sử dụng khi nhiệt miệng, nhiệt miệng ăn gì để nhanh khỏi. Hãy phân bố đều các món ăn mỗi ngày để không nhàm chán và vết nhiệt miệng cũng dễ khỏi hơn.

Cần lưu ý gì khi bị nhiệt miệng?

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp, các bạn cũng cần chú ý thêm:

  • Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Khoang miệng chứa nhiều vi khuẩn gây hại là nguyên do dẫn đến nhiệt miệng. Hãy vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày và đi khám răng miệng định kỳ.
  • Ưu tiên sử dụng các món ăn mềm, dễ ăn, ít gia vị để ăn uống dễ dàng hơn.
  • Kết hợp bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể để hạn chế nhiệt miệng.

Qua bài viết này, các bạn chắc đã biết rõ bị nhiệt miệng ăn gì, không nên ăn gì. Chúng ta cần nhớ rõ, chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, vậy nên hãy thật chú ý thiết lập cho mình một thực đơn khoa học lành mạnh.

BẠN ĐỌC CÓ THỂ QUAN TÂM:

4.8/5 - (15 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *