Bị viêm lộ tuyến có làm IUI được không? Cập nhật
Bảng tóm tắt
Viêm lộ tuyến có làm IUI được không là băn khoăn của nhiều chị em khi chẳng may mắc phải bệnh lý này nhưng lại rất mong muốn thụ thai sớm. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn đọc thắc mắc về làm IUI khi bị viêm lộ tuyến chi tiết và chính xác nhất.
Viêm lộ tuyến là bệnh lý phụ khoa xảy ra do tế bào tuyến trong cổ tử cung tăng sinh bất thường và lan ra ngoài bề mặt cổ tử cung. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở các chị em phụ nữ có thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách, hay thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục không an toàn, nạo phá thai,…
Khi bệnh hình thành, vùng lộ tuyến sẽ liên tục tiết ra nhiều dịch nhầy khiến cho “cô bé” luôn trong trạng thái ẩm ướt khó chịu. Bệnh xuất hiện với nhiều dấu hiệu như khí hư nhiều bất thường có màu trắng đục, vàng xám và vón cục. Đôi khi chảy máu vùng kín không rõ nguyên nhân, đau rát khi quan hệ,…
Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phụ nữ bị vô sinh – hiếm muộn khi bị viêm lộ tuyến. Khả năng dịch âm đạo gây cản trở tinh trùng vào cổ tử cung là rất cao và gây khó khăn trong việc thụ thai. Vì thế, có rất nhiều chị em mong muốn chóng thụ thai đã nghĩ đến sử dụng phương pháp IUI. Vậy bị viêm lộ tuyến có làm IUI được không?
Phương pháp IUI là gì và cách thực hiện?
IUI (Intrauterine insemination) hay còn có tên gọi là phương pháp thụ tinh nhân tạo. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa một ống dẫn rất nhỏ vào bên trong âm đạo để bơm tinh trùng vào trong buồng tử cung.
Quy trình tiến hành đặt tinh trùng vào trong sẽ rất nhanh, thông thường chỉ mất từ 1 đến 1,5 phút để đặt mỏ vịt cố định và đưa ống Catheter chứa tinh trùng vào tử cung. Một số trường hợp khó hơn thì cần dùng đến kẹp cố định và đặt ống trong khoảng 5 – 6 phút mới rút ra.
Để thực hiện phương pháp làm IUI này, cả 2 vợ chồng cần kiêng giao hợp khoảng 3 – 5 ngày để bảo vệ môi trường âm đạo cũng như chất lượng tinh trùng. Tỷ lệ thành công của cách làm này lên đến 15 – 20% chỉ trong 1 chu kỳ và có đến 23 – 30% khả năng là đa thai.
Chính bởi mức độ thành công khá cao nên có nhiều chị em đang mắc viêm lộ tuyến chuyển sang nghiên cứu áp dụng cách làm IUI để tăng khả năng thụ thai. Tuy nhiên liệu phương pháp này thực hiện có an toàn không? Có khả thi để thực hiện không vẫn còn là một nỗi băn khoăn lớn.
Bị viêm lộ tuyến có làm IUI được không?
Rất khó để có thể trả lời chính xác cho câu hỏi viêm lộ tuyến có làm IUI được không? Bởi vì, điều này còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của người phụ nữ cũng như mức độ nghiêm trọng của viêm lộ tuyến,…
Để đánh giá được chính xác vấn đề này, chị em cần đến thăm khám tại bệnh viện lớn hoặc các cơ sở uy tín. Sau khi khám bệnh, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng tổn thương của lộ tuyến để xác định có nên làm IUI hay không.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, chúng tôi vẫn đưa ra lời khuyên cho chị em đó là nên điều trị dứt điểm viêm lộ tuyến trước khi thực hiện các phương pháp can thiệp hay thủ thuật nào khác.
Nguyên nhân là bởi trong suốt quá trình bị bệnh, cổ tử cung và vùng âm đạo luôn ở trạng thái không ổn định, dễ bị viêm nhiễm nặng dẫn đến tổn thương.
Nếu bạn đang bị mắc viêm lộ tuyến thì việc thực hiện IUI có khả năng thành công là rất thấp. Bởi chính môi trường tại âm đạo, cổ tử cung không thuận lợi để tinh trùng có cơ hội tồn tại, gặp trứng và hình thành phôi thai được.
Với những trường hợp chị em phụ nữ sau khi đã điều trị viêm lộ tuyến thành công nhưng vẫn khó dính bầu thì nên thăm khám lại. Lúc này, chị em mới nên nhờ đến sự can thiệp của những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như IUI để thúc đẩy khả năng đậu thai tốt hơn.
Tương tự với làm IUI, nhiều chị em cũng thắc mắc bị viêm lộ tuyến có làm IVF được không? IVF là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm giúp hỗ trợ trứng và tinh trùng gặp nhau thuận lợi để thụ thai dễ dàng hơn. Dù vậy phương pháp này cũng không được khuyến khích áp dụng đối với trường hợp đang bị lộ tuyến bởi quá trình cấy phôi sẽ có tác động đến cổ tử cung.
Hướng điều trị khác khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bị viêm lộ tuyến có làm IUI được không? – Nếu ở mức độ viêm lộ tuyến nhẹ, sức khỏe chị em đáp ứng tốt thì bác sĩ hoàn toàn có thể chỉ định thực hiện làm IUI như mong muốn. Để việc tiến hành được diễn ra thuận lợi hơn, trước hết người bệnh nên thực hiện điều trị lộ tuyến trước.
Hiện nay y học phát triển nên việc điều trị viêm lộ tuyến trở nên đơn giản, nhanh chóng và an toàn hơn rất nhiều. Chị em có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc uống, thuốc đặt âm đạo.
Ngoài ra, chị em có thể kết hợp thuốc uống với những biện pháp can thiệp ngoại khoa như đốt lộ tuyến, đốt laser, áp lạnh, sử dụng dao LEEP.
Những phương pháp này đều đem đến ưu điểm tiêu diệt được hoàn toàn vùng lộ tuyến ở trên bề mặt cổ tử cung, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Phương pháp áp lạnh được khuyến khích sử dụng đối với chị em chưa sinh con lần nào do đem lại độ an toàn cao và bảo toàn cổ tử cung một cách tối ưu nhất.
Trong quá trình điều trị, chị em chú ý tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra, không nên tự ý thay đổi liều dùng hay ngưng sử dụng thuốc khi thấy tình trạng bệnh khá hơn. Nếu thấy những bất thường tại vùng kín sau khi thực hiện thủ thuật thì cần thông báo với bác sĩ điều trị sớm.
Phòng tránh viêm lộ tuyến như thế nào để không tái phát
Viêm lộ tuyến là một nỗi lo sợ của chị em đặc biệt là đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Do đó, bảo vệ vùng kín như thế nào để không bị viêm lộ tuyến cũng như phòng tránh bệnh tái phát sau khi điều trị, bạn đọc cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Luôn vệ sinh vùng kín hàng ngày, giữ “cô bé” sạch sẽ. Rửa bằng nước sạch và nhớ dùng dung dịch vệ sinh dành cho vùng kín. Nên dùng dung dịch dịu nhẹ, không chứa nhiều chất tẩy rửa.
- Có thể sử dụng những loại dược liệu tự nhiên để rửa ngoài vùng kín xen kẽ với dung dịch vệ sinh như lá chè tươi, lá trầu không,…
- Sử dụng quần lót với chất liệu an toàn, thấm hút mồ hôi, thoáng mát không bó sát để tránh vùng kín bị hầm bí.
- Nên kiêng quan hệ trong quá trình điều trị viêm lộ tuyến để tránh viêm trở nên nặng nề hơn.
- Tránh suy nghĩ căng thẳng gây stress kéo dài.
- Tránh đồ ăn chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ngọt bởi chúng sẽ gây tăng nhiệt ở vùng kín, kích thích vùng kín tiết nhiều dịch nhầy và khí hư. Đây là môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn có thể phát triển.
- Không uống rượu bia, cà phê, thuốc lá hay các chất kích thích khác, đây là nguyên nhân khiến suy giảm sức đề kháng cơ thể, không tốt cho vùng kín.
- Tránh ăn đồ hải sản, đồ ăn cay nóng vì chúng khiến viêm nhiễm tăng nặng về mức độ.
- Nên uống đủ nước mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước để tăng cường trao đổi chất cho cơ thể. Uống nước giúp tăng đào thải tại thận, tránh bị một số bệnh viêm nhiễm liên quan tại vùng kín như đường tiết niệu.
- Thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng giàu chất xơ, folate,… và tập luyện thể dục thể thao đều đặn nhằm nâng cao sức khỏe.
Bị viêm lộ tuyến có làm IUI được không? Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã tự tìm được câu trả lời cho mình. Hãy nhớ tham khảo kỹ càng lời tư vấn từ các chuyên gia y tế để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất. Chúc các bạn sớm thành công!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!