Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Thoái hóa khớp vai không chỉ hại sức khỏe mà còn khiến cho người bệnh khó khăn trong các hoạt động. Ngoài ra bệnh còn làm cho chất lượng cuộc sống và công việc của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều. Cùng đi tìm nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai cũng như các phương pháp trị bệnh.

Bệnh thoái hóa khớp vai là gì?

Khớp đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động. Đặc biệt là khớp gắn liền tay với phần vai mỗi ngày luôn phải hoạt động rất nhiều. Theo thời gian, phần khớp này chịu nhiều tác động khác nhau nên rất dễ bị bệnh, chẳng hạn như thoái hóa khớp vai. Đây là tình trạng sụn khớp vai bị bào mòn gây đau nhức, xơ cứng khớp. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở người trưởng thành. Đặc biệt là người cao tuổi sức khỏe yếu, xương khớp cũng bị xuống cấp.

Thoái hóa khớp vai thường xuất hiện ở người cao tuổi
Thoái hóa khớp vai thường xuất hiện ở người cao tuổi

Những cơn đau do thoái hóa khớp hay bị người ta xem thường mà bỏ qua. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài về sau cơn đau sẽ tăng lên khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Nếu không được khắc phục, sụn khớp vai bị tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến gãy xương, hoại tử thậm chí là mất luôn khả năng vận động.

Nguyên nhân thoái hóa khớp bả vai

Theo các chuyên gia, bệnh thoái hóa khớp vai xuất hiện nhiều ở người cao tuổi. Có thể thấy tuổi tác là tác nhân hàng đầu khiến xương khớp bị thoái hóa.

Tuổi tác là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp
Tuổi tác là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp

Ngoài ra, còn có các yếu tố tác động sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Người từng bị viêm khớp: Bệnh nhân từng bị viêm khớp ở vùng vai gáy về sau có thể bị thoái hóa khớp vùng này.
  • Ảnh hưởng từ các chấn thương: Người làm các công việc thường  phải khiêng vác vật nặng trên vai dễ dẫn đến các chấn thương nên về sau thường bị thoái hóa khớp. Bên cạnh đó vận động viên các môn như bơi lội, cử tạ, quyền anh… trong quá trình tập luyện, thi đấu cũng có thể bị chấn thương gây thoái hóa khớp.
  • Dị tật từ nhỏ: Trẻ nhỏ khi sinh bị các dị tật ở vùng vai, tay cũng làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp vai về sau.

Triệu chứng bệnh

Vùng khớp vai khi đã thoái hóa có khá nhiều triệu chứng. Tuy nhiên chúng lại khá giống với nhiều bệnh khác như đau nhức xương khớp, viêm khớp… Người bệnh cần đặc biệt chú ý tránh nhầm lẫn dẫn đến chủ quan trong việc điều trị. Bệnh nhân thoái hóa khớp vai hay xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Vùng vai trở nên khó khăn hơn trong quá trình vận động. Về sau cả cánh tay cũng có cảm giác này.
  • Thoái hóa khớp vai trái hay phải dẫn đến đau ở khu vực vai sau đó càng ngày càng đau nhiều hơn.
  • Thời gian kéo dài cảm giác đau này sẽ lan đến cả cánh tay, gây nhức mỏi vai gáy. Đặc biệt là khi vận động vươn vai, khiêng vác lại càng thấy đau nhiều hơn. Những cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm làm bệnh nhân mất ngủ trầm trọng.
Đau nhức khó chịu do bệnh thoái hóa khớp
Đau nhức khó chịu do bệnh thoái hóa khớp
  • Một triệu chứng nửa của thoái hóa khớp vai là xuất hiện tiếng kêu khi vận động. Ở một khớp vai bình thường khi làm việc thường không có âm thanh nào. Nếu vùng vai phát ra âm thanh lục cục thì có thể chúng đã bị thoái hóa.
  • Khớp vai bị thoái hóa sẽ yếu hơn so với bình thường. Từ đó, hạn chế nhiều hoạt động lâu dần khiến vai bị teo lại.
  • Mỗi sáng sớm ngủ dậy thường thấy vùng vai bị cứng khó khăn lắm với có thể ngồi dậy.
  • Vùng vai bị sưng dưới tác động của bệnh thoái hóa từ bên trong.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, thường các triệu chứng khá nhẹ nên người ta sẽ bỏ qua. Đến khi các triệu chứng rõ ràng hơn mới phát giác thì đã ít nhiều gây khó khăn cho điều trị. Chính vì vậy việc chú ý đến sức khỏe, không xem thường những cơn đau nhẹ ngay từ ban đầu là rất cần thiết.

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp vai có nhiều cách khác nhau. Trước tiên khi đến thăm khám bệnh nhân sẽ được các bác sĩ bước đầu chẩn đoán lâm sàng thông qua các dấu hiệu bên ngoài. Lúc này bệnh nhân cũng cần nói rõ về tiền sử bệnh cũng như các chấn thương gặp phải.

Để được chính xác hơn sẽ là khâu chẩn đoán cận lâm sàng bằng các xét nghiệm và hình ảnh.

  • Chẩn đoán bằng hình ảnh X-Quang: Các trường hợp chấn thương, viêm khớp, thoái hóa, gãy xương thường được áp dụng chụp X-Quang để chẩn đoán. Những hình ảnh từ phim chụp sẽ cho thấy bệnh nhân có thật bị thoái hóa khớp hay không. Ngoài ra phần nào chụp X-Quang còn nói lên được tình trạng nghiêm trọng của bệnh.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: So với biện pháp chụp X-Quang thì MRO có nhiều ưu điểm hơn và đặc biệt phù hợp với người bị thoái hóa khớp vai. Các tổn thương ở gân, dây chằng cũng như bất thường ở dịch nhầy của khớp sẽ được phát hiện qua phương pháp chẩn đoán này.
Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp MRI hiện đại
Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp MRI hiện đại
  • Siêu âm khớp vai: Cách này có thể dùng để chẩn đoán tình trạng chấn thương, viêm, thoái hóa xương khớp, rách gân, các tổn thương gân cơ khác. Nguyên tắc là dùng sóng âm ở tần số cao tác động lên vùng bị bệnh để xác định tình trạng.

Cách điều trị thoái hóa khớp vai như thế nào?

Sau quá trình chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được tiến hành các biện pháp điều trị. Hiện nay có khá nhiều cách khác nhau được áp dụng. Đó có thể là Tây y, Đông y hoặc dùng thêm các biện pháp dân gian để cải thiện bệnh.

Điều trị  theo Tây y

Khi bị viêm thoái hóa khớp vai nhiều người lựa chọn đến các bệnh viện chuyên khoa chữa trị. Hiện nay y học đã phát triển rất nhiều nên để chữa thoái hóa khớp cũng đã có nhiều cách hơn. Bệnh nhân có thể được chỉ định uống thuốc, tập các bài tập vật lý trị liệu hoặc tệ nhất là phẫu thuật.

Thuốc Tây trị thoái hóa khớp vai

So với Đông y, thuốc Tây chữa thoái hóa khớp mang đến tác dụng giảm đau nhanh hơn. Không chỉ vậy mà tình trạng sưng, xơ cứng cũng được cải thiện rõ rệt. Có nhiều loại thuốc khác nhau được áp dụng tùy theo tình trạng bệnh thực tế. Tuy nhiên nhìn chung sẽ có một vài cái tên thuốc điều trị thoái hóa khớp vai như:

  • Diacerein.
  • Thuốc Glucosamin sulfat.
  • Các thuốc thuộc nhóm NSAID trị thoái hóa khớp.

Những loại thuốc kể trên đều nằm trong nhóm thuốc kê đơn. Chính vì vậy không được tự ý mua dùng mà phải theo chỉ định của bác sĩ.

Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp vai này cũng rất đa dạng.

  • Bệnh nhân có thể sẽ được hướng dẫn tập các bài tập cho người thoái hóa khớp vai vận động nhẹ nhàng.
  • Chườm lạnh, chườm nóng.
  • Dùng tia hồng ngoại tác động lên vùng khớp vai…

Vật lý trị liệu có tác dụng giúp khớp không bị xơ cứng, không bị teo, đồng thời máu huyết cũng sẽ lưu thông tốt hơn.

Các bài tập vật lý trị liệu vùng vai và tay
Các bài tập vật lý trị liệu vùng vai và tay

Phương pháp PRP tự thân

Cách điều trị thoái hóa khớp vai này được thực hiện bằng cách dùng máu của chính người bệnh. Tuy nhiên so với máu thông thường thì máu này sẽ có lượng tiểu cầu nhiều hơn. Khi tiêm vào vị trí khớp vai sẽ giảm các triệu chứng của bệnh đồng thời giúp quá trình phục hồi của khớp được nhanh hơn. Biện pháp này được đánh giá cao vì chữa bệnh nhanh hơn dùng thuốc mà lại ít rủi ro hơn so với phẫu thuật.

Cấy ghép tế bào gốc

Đây là một trong những biện pháp trị thoái hóa khớp vai hiện đại và khá phức tạp. Hiểu một cách đơn giản, tế bào gốc được chiết tách từ chính cơ thể bệnh nhân sẽ được cẩn thận tiêm vào phần khớp bị thoái hóa. Qua đó chúng giúp giảm sưng viêm, tái tạo lại phần sụn khớp bị thoái hóa. Ngoài ra phương pháp này còn được dùng để chữa nhiều bệnh như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp gối, đau vai gáy…

Phẫu thuật

Đến giai thoái hóa khớp nặng mà các biện pháp trên đều không có tác dụng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Thường sẽ có các hình thức phẫu thuật trị thoái hóa khớp vai như:

  • Đục xương vai sửa trục.
  • Phẫu thuật nội soi Microfractures-MF.
  • Phương pháp ACI.
  • Phẫu thuật thay khớp vai.
Phẫu thuật vai dùng cho trường hợp bệnh nặng
Phẫu thuật vai dùng cho trường hợp bệnh nặng

Trong số các phương pháp này thì thay khớp là cách trị bệnh triệt để nhất. Sau khi thay khớp triệu chứng bệnh hầu như sẽ không còn, khớp cũng lấy lại khả năng linh hoạt. Tuy nhiên đây là một phẫu thuật phức tạp đòi hỏi phải được thực hiện bởi những y bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm.

Dân gian chữa thoái hóa khớp vai

Một vài truyền miệng trong dân gian cũng khá hiệu quả trong việc chữa thoái hóa khớp. Mặc dù không thể chữa tận gốc những các biện pháp này cũng phần nào giảm đau, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.

Lá lốt trị thoái hóa khớp vai

Lá lốt dùng để chế biến món ăn hẳn đã quen với nhiều người. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết chúng còn có thể hỗ trợ chữa được nhiều bệnh khác nhau như mồ hôi tay, tổ đỉa, mụn nhỏ và cả đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng lá lốt tươi với khoảng 10g rồi rửa sạch. Có thể thêm nước muối để loại bỏ vi khuẩn trên lá lốt.
  • Sau đó mang đi phơi cho thật khô rồi nấu chung với khoảng 2 chén nước.
  • Nấu với lửa lớn cho đến khi còn lại 1 chén nước, để nguội và uống.

Rễ trinh nữ

Không chỉ dân gian mà Đông y cũng đã có những ghi chép về công dụng của cỏ trinh nữ trong chữa các bệnh về xương khớp, đặc biệt là viêm khớp và thoái hóa khớp.

Rễ cây trinh nữ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh
Rễ cây trinh nữ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch khoảng 20g rễ cỏ trinh nữ rồi cả nhỏ tẩm qua với rượu.
  • Cho phần rễ cỏ trinh nữ lên chảo sao khô lại.
  • Tiếp theo cho thêm 400ml nước vào sắc cùng đến khi còn lại 100ml là được.

Ngải cứu và muối trị đau nhức khớp

Ngải cứu là cây thuốc quý xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Người bị thoái hóa khớp nói chung và vùng vai nói riêng vẫn kết hợp ngải cứu với muối để làm thuốc trị bệnh.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu sau khi rửa sạch thì trộn chung với muối hạt to cho đều.
  • Cho hai nguyên liệu này lên chảo nóng sao nó nóng lên.
  • Lấy một khăn lông mỏng đựng phần dược liều này rồi áp lên vùng vai bị bệnh khoảng 15 phút.

Đông y chữa bệnh

Có khá nhiều dược liệu Đông y hiệu quả giảm đau, bớt sưng và phục hồi xương khớp bị hư tổn. Với việc phối hợp nhiều dược liệu khác nhau nên các bài thuốc có khá nhiều công dụng không chỉ trị thoái hóa khớp.

Đông y kết hợp nhiều dược liệu khác nhau để chữa bệnh
Đông y kết hợp nhiều dược liệu khác nhau để chữa bệnh

Một vài bài thuốc chữa thoái hóa khớp vai thường thường được kê cho bệnh nhân như:

  • Bài thuốc 1: Độc diệp thảo, quế chi, quốc lão, tần giao, mã hàm cung, mẫu đơn trắng, hồi thảo, củ kim càng, đỗ trọng, độc hoạt, sinh địa, lầy cáy, ngưu tất và đương quy.
  • Bài thuốc 2: Quế chi, cây bao kim, lá lốt, địa tinh, trinh nữ, địa hoàng,  thổ phục linh, ngưu tất nam.
  • Bài thuốc 3: Thiên niên kiện, quế chi, sâm đương quy, chích cam thảo, thạch xương bồ, hà thủ ô, rễ kế, quá chương long, rễ cây xấu hổ, thổ phục linh, đậu đen.
  • Bài thuốc 4: Lá lốt, phi tử, bạch phấn đằng,  rễ quýt rừng, cỏ xước,  ba tiêu.

Chữa bệnh bằng Đông y đòi hỏi bệnh nhân cần kiêng trì vì thuốc có tác dụng chậm hơn so với Tây y. Tuy nhiên, các bài thuốc này lại ít tác dụng phụ khá an toàn cho bệnh nhân. Các bài thuốc trên đều được dùng bằng cách sắc chung với nước rồi lọc lấy nước thuốc để uống.

Cách phòng thoái hóa khớp vai

Mặc dù đối tượng bị thoái hóa khớp thường là người cao tuổi tuy nhiên nguyên nhân sâu xa vẫn là do quá trình dài lao động dẫn đến tổn thương khớp. Chính vì vậy phòng bệnh việc cần tiến hành ngay từ bây giờ. Hãy ghi nhớ những điều dưới đây để tránh tương lai bị bệnh thoái hóa khớp ghé thăm:

  • Luôn chú ý chế độ ăn uống một cách khoa học, đặc biệt chú ý đến bổ sung dinh dưỡng cho xương. Mỗi ngày nên kế kế hoạch luân phiên ăn nhiều thực phẩm khác nhau chứa các chất tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó cũng nên kiêng các món gây hại cho xương như đồ nhiều dầu mỡ, rượu bia…
  • Khám sức khỏe tổng quát định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường ở xương khớp.
  • Chú ý vận động, làm việc và tập luyện khoa học. Không nên cố ép phần vai, tay và các khớp chống đỡ quá mức, dẫn đến các chấn thương.
  • Tập thể dục đều đồ để giúp máu huyết được lưu thông tốt hơn. Đặc biệt là giúp các khớp xương linh hoạt hơn, hoạt động tốt hơn phòng bệnh tật.

Bên cạnh nhờ bác sĩ chữa bệnh thì mỗi bệnh nhân cũng nên tự thân hỗ trợ. Theo đó việc nắm rõ người thoái hóa khớp vai nên ăn gì, kiêng gì sẽ rất giúp ít cho việc điều trị và phục hồi. Hy vọng với các thông tin trên độc giả sẽ hiểu và phần nào an tâm hơn trong việc điều trị thoái hóa khớp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chữa gai cột sống
Tổng hợp các phương pháp chữa gai cột sống tốt nhất cho người bệnh
Chữa gai cột sống hiệu quả nhất như thế nào? Chúng ta đều biết, bệnh gai cột sống gây ra rất nhiều cản trở trong sinh hoạt của người bệnh.…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *