Bệnh mề đay có lây không? Có nguy hiểm không? Cách phòng tránh

“Chào bác sĩ của CHR, tôi tên Nga – 43 tuổi, tôi muốn hỏi rằng bệnh mề đay có lây không? Bởi tôi để ý rằng, tôi và con gái rất hay bị mề đay cùng thời gian với nhau. Liệu bệnh dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không và tôi phải làm thế nào để phòng tránh bệnh tái phát?. Mong được bác sĩ giải đáp sớm vấn đề này, cảm ơn bác sĩ.”

Chào chị Nga, lời đầu tiên chúng tôi cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến hòm thư điện tử của chúng tôi. Nhận thấy đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, vì thế, dưới đây Blog CHR sẽ giải đáp câu hỏi bệnh nổi mề đay có lây không, có nguy hiểm không cũng như hướng dẫn cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Nổi mề đay mẩn ngứa do đâu?

Mề đay là triệu chứng xuất hiện các vết mẩn đỏ hoặc màu trắng trên da, rải rác hoặc tập trung thành từng mảng, gây ngứa, châm chích, gây nên hiện tượng sưng phù ở da và nóng rát.

Để giải đáp bệnh mề đay có lây không thì phải căn cứ vào nguyên nhân gây nên hiện tượng này.

Bệnh mề đay có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Bệnh mề đay có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến dị ứng nổi mề đay, có thể do nguyên nhân nội sinh (dị ứng thực phẩm, thuốc, thần kinh căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch,…) hoặc ngoại sinh (thời tiết quá nóng, quá lạnh, côn trùng, dị vật, hoá chất, mỹ phẩm,…)

Khi đó, hệ miễn dịch cơ thể sẽ tăng sinh kháng nguyên Ige, giải phóng kháng Histamin dẫn đến mao mạch ở trung bì da bị kích thích quá mức. Hệ quả chính là các mẩn đỏ hoặc trắng nổi trên da gây ngứa.

Bên cạnh đó thì có nhiều trường hợp bị mề đay vô căn hoặc có liên quan đến yếu tố di truyền. Xảy ra bởi những nguyên nhân kể trên, vậy bệnh nổi mề đay có lây không? Có nguy hiểm không?

Bệnh mề đay có lây không? – Lời giải đáp từ chuyên gia

Bác sĩ Lê Phương, cố vấn của Center For Health Reporting cho biết: Dựa trên những nguyên nhân gây bệnh mề đay có thể khẳng định: Mặc dù mề đay là bệnh da liễu nhưng không phải là bệnh truyền nhiễm, không có khả năng lây từ người này sang người khác. Vì vậy, chị Nga có thể yên tâm, không lo bệnh của mình lây nhiễm sang thành viên khác trong gia đình khi tiếp xúc gần, sử dụng chung đồ dùng cá nhân.

Bệnh mề đay có lây không? Mề đay không phải bệnh truyền nhiễm
Bệnh mề đay có lây không? Mề đay không phải bệnh truyền nhiễm

Trong trường hợp của chị Nga, cả hai mẹ còn cùng bị nổi mề đay vào những khung giờ tương tự nhau. Điều này có thể giải thích như sau:

Thứ nhất, theo nghiên cứu y học thì bệnh mề đay vô căn có thể liên quan đến yếu tố di truyền.

Thống kê cho thấy, có tới 60% người bị mề đay do di truyền. Tỷ lệ di truyền bệnh ở thế hệ con cái là 25% khi có bố hoặc mẹ mắc bệnh và 50% khi cả hai người đều mắc bệnh.

Không biết chị Nga và con gái có từng làm các xét nghiệm, chẩn đoán bệnh mề đay trước đây hay chưa, nhưng khả năng con gái bị di truyền bệnh mề đay từ chị Nga là rất lớn.

Thứ hai, nếu cơ địa của chị và con gái đều mẫn cảm, dễ bị kích thích bởi các yếu tố khởi phát mề đay trong cuộc sống hàng ngày thì rất dễ mắc bệnh cùng thời điểm.

Nhiều trường hợp người trong nhà thường bị mề đay cùng thời điểm do sống trong cùng môi trường có yếu tố kích ứng như bụi bẩn, có nấm mốc, có phấn hoa, động vật sống trong nhà,… Hoặc do hai người ăn cùng thực đơn dễ dị ứng như hải sản biển (tôm, cua, cá,…), ốc, nấm, sữa động vật,…

Dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không?

Bên cạnh thắc mắc bệnh mề đay có lây không thì chị Nga cũng như nhiều bạn đọc khác cũng băn khoăn không biết bệnh này có nguy hiểm hay không.

Phần lớn các trường hợp nổi mề đay đều có thể biến mất sau vài giờ cho đến vài ngày, có phương pháp điều trị phù hợp sẽ nhanh hơn.

Ngoài các triệu chứng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thì bệnh mề đay không quá nguy hiểm.

Sốc phản vệ khi bị mề đay vô cùng nguy hiểm
Sốc phản vệ khi bị mề đay vô cùng nguy hiểm

Tuy nhiên, khi bị mề đay nổi mẩn gây ngứa thì hầu hết mọi người đều có phản ứng gãi ngứa, chà xát lên da, gây xước da, chảy máu trên da. Nếu không có cách chăm sóc da đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, mặc dù không phổ biến nhưng cũng có không ít các trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay tiến triển nặng, có hiện tượng sốc phản vệ nguy hiểm.

Một số biến chứng nguy hiểm mà người bị bệnh mề đay có thể gặp phải như:

  • Gãi ngứa các nốt mẩn mề đay khiến da bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi, dẫn đến nhiễm trùng bội nhiễm.
  • Phù mạch, phù ở họng dẫn đến khó thở, ngạt thở.
  • Rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, run, choáng và ngất.
  • Giãn mạch, đổ mồ hôi lạnh do sốc phản vệ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp của chị Nga, nếu hiện tượng nổi mề đay tái phát nhiều lần và kéo dài trên 6 tháng tức là chuyển qua giai đoạn mãn tính thì cần phải làm rõ nguyên nhân đồng thời có cách chữa mề đay đúng đắn.

Không nên suy nghĩ mề đay có thể tự khỏi mà không điều trị, mề đay mãn tính kéo dài không chữa sẽ để lại nhiều hệ luỵ khó lường.

Hướng dẫn cách phòng tránh mề đay tái phát

Bệnh mề đay là bệnh da liễu rất dễ bị khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu hỏi bệnh mề đay có lây không thì câu trả lời là không, nhưng bệnh lại rất dễ tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn nếu không có biện pháp phòng tránh.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để loại bỏ dị nguyên gây mề đay
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để loại bỏ dị nguyên gây mề đay

Khi có tiền sử bị mề đay, chị Nga và các bạn đọc khác cần lưu ý những điều sau:

  • Trước tiên cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay ở những lần trước, từ đó có những lưu ý về sau.
  • Người bị mề đay do thực phẩm phải tránh ăn các loại thức ăn cơ địa mình dị ứng, phổ biến nhất là hải sản, ốc, bơ, sữa, quả dâu tây, đậu phộng, mè,…
  • Không tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm như xà phòng, sữa tắm, phấn,… nếu bị dị ứng nổi mề đay.
  • Nổi mề đay do thời tiết quá lạnh cần chú ý giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nếu do quá nóng thì nên ở trong môi trường mát mẻ, thông thoáng, không mặc đồ bó sát.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, thường xuyên lọc không khí, lọc bụi, nấm mốc, không để hoa trong nhà nếu bị dị ứng, hạn chế lông động vật,…
  • Không mặc quần áo quá bó sát, vải len, thô dễ gây chà xát và bí bách.
  • Thường xuyên cấp ẩm cho không gian sinh hoạt, không để không khí quá khô hay dùng điều hoà quá nhiều. Da dễ bị kích ứng nổi mề đay khi không gian quá khô và bí bách.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao, nâng cao sức khoẻ đề tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, không suy nghĩ và làm việc quá mức, stress cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mề đay.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng. Nên bổ sung thêm rau xanh, đồ ăn có tính mát như đậu phụ, hẹ, củ cải,… nước ép hoa quả như cà chua, dưa hấu, bưởi, cam,…
  • Khi dùng thuốc trị nổi mề đay phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều, đúng thời gian. Nhiều loại thuốc mề đay có tác dụng phụ, lạm dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác.
  • Nhiều người bị dị ứng nổi mề đay sau khi sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, an thần, thuốc chữa bệnh xương khớp,… Do đó, nếu nhận thấy bị mề đay, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị.

Chị Nga và bạn đọc thân mến, trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi bệnh mề đay có lây không cũng như các vấn đề liên quan khác. Bệnh mề đay mặc dù không quá nguy hiểm, không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, khi có dấu hiệu của mề đay, chị Nga cũng như bạn đọc nên có phương pháp điều trị tốt nhất để không ảnh hưởng cuộc sống cũng như không để lại các hệ lụy không đáng có sau này.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *