Tổng hợp 17 cách trị nổi mề đay tại nhà dân gian áp dụng

Không cần đến bệnh viện, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các cách trị nổi mề đay tại nhà bằng mẹo vặt, bài thuốc dân gian rất đơn giản. Phương pháp chữa mề đay này có thể giảm nhanh hiện tượng ngứa, sưng đỏ, phù ở da, đồng thời làm dịu mát da nhanh chóng. Bỏ túi ngay 17 bí kíp dưới đây để dùng ngay khi không may bị dị ứng ngứa mề đay nhé.

Bật mí 17 cách trị nổi mề đay tại nhà nhanh nhất ai cũng làm được
Bật mí 17 cách trị nổi mề đay tại nhà nhanh nhất ai cũng làm được

Cách trị dị ứng nổi mề đay tại nhà có hiệu quả không?

Trị nổi mề đay tại nhà là phương pháp sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên hay các mẹo vặt dân gian được ông cha ta lưu truyền từ bao đời nay.

Chính vì thế, hiệu quả của những cách chữa này đã được kiểm chứng qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, những ưu điểm vượt trội của phương pháp này cũng là lý do để nhiều người lựa chọn:

  • Hoàn toàn an toàn, lành tính, không tích độc hay gây hại cho cơ thể.
  • Một số cách trị mề đay dân gian có thể áp dụng được với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
  • Tiết kiệm chi phí điều trị.
  • Các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm và dễ chế biến.

Top 17 cách trị nổi mề đay tại nhà tốt nhất

Từ xa xưa đến nay, ông cha ta lưu truyền rất nhiều cách trị bệnh đơn giản chỉ bằng các mẹo hay các cây cỏ thảo dược thiên nhiên. Dưới đây, Blog CHR sẽ tổng hợp đầy đủ nhất các cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả, an toàn và nhanh nhất.

Chườm mát là cách trị nổi mề đay nhanh nhất

Khi bị mề đay, các mao mạch máu ở tầng trung bì bị kích thích, gây nên các phản ứng nổi mẩn, nóng rát ở bề mặt da. Dùng khăn mát chườm lên da hoặc tắm bằng nước mát sẽ làm co mao mạch máu, từ đó làm dịu nhanh các nốt mẩn đỏ, giảm sưng, ngăn chặn lây lan.

Bên cạnh đó, trong quá trình làm sạch da bằng khăn mát hoặc tắm sẽ loại bỏ được các dị nguyên gây kích thích như bụi phấn hoa, lông động vật, côn trùng,…

Cách chữa nổi mề đay này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng khăn mát chườm lên da trong khoảng ít nhất 15 phút. Nếu trường hợp da bị kích ứng rộng có thể tắm bằng nước mát. Tuy nhiên cần lưu ý, với người bệnh nổi mề đay do bị nhiễm lạnh thì không được dùng cách này, sẽ làm lan rộng triệu chứng nổi mề đay sang những vùng da khác.

Cách trị mề đay bằng muối

Muối có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu độc, giảm nhanh triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ, rất tốt để trị mề đay nói riêng và các bệnh viêm da nói chung.

Dùng muối và ngải cứu rang nóng chườm lên vùng da nổi mề đay
Dùng muối và ngải cứu rang nóng chườm lên vùng da nổi mề đay

Có nhiều cách trị nổi mề đay tại nhà với muối, bạn có thể lựa chọn một trong các cách làm sau:

  • Ngâm da vào nước ấm với muối pha loãng cho đến khi nước nguội hẳn, sau đó rửa sạch.
  • Tắm với hỗn hợp nước muối và lá trầu không: đun sôi nước với một nắm lá trầu không tươi, đổ nước vào chậu thêm một chút muối hoà tan.
  • Khi bị nổi mề đay do nhiễm lạnh nên dùng muối nóng chườm lên da: lấy 100g muối rang sao nóng, cho vào khăn xô cho nguội bớt rồi chườm lên da.
  • Mẹo chữa mề đay bằng muối và ngải cứu: Rang nóng 50g muối + một nắm lá ngải cứu, cho vào khăn và giã nát rồi đắp lên da.

Lưu ý do muối có thể gây kích ứng da nên cần tránh sử dụng cho vùng da nhạy cảm ở cổ, mặt.

Cách trị bệnh nổi mề đay bằng lá khế

Một số người bị mề đay do nóng trong người, gây ra các nốt mẩn đỏ và ngứa. Do đó, trong dân gian, lá khế cũng là một cách trị bệnh nổi mề đay tại nhà rất tốt.

  • Sử dụng lá khế tươi (khoảng 100g), rửa sạch bụi bẩn, đun cùng với 2 – 3 lít nước.
  • Dùng nước lá khế đã nguội bớt để ngâm rửa hoặc tắm mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể giã lá khế đắp lên vùng da bị mẩn đỏ để giảm ngứa, dịu da nhanh chóng.

Lá trầu không là mẹo trị nổi mề đay dân gian lâu đời

Với bệnh nhân mắc các bệnh da liễu thì lá trầu không là một bài thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng rất nhiều. Loại lá này có chứa nhiều tinh dầu và các thành phần có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa hiệu quả.

Khi bị nổi mề đay, bạn có thể áp dụng cách làm sau:

  • Dùng 10 lá trầu không tươi, rửa sạch, vò nát.
  • Đun nước tắm, cho lá trầu vào hãm nước lá.
  • Hoà nước lá trầu với nước lạnh đủ dùng để vệ sinh da, tắm rửa.

Song song với đó, người bệnh có thể giã nát lá trầu không đắp trực tiếp lên vùng da nổi mề đay cũng rất tốt.

Mẹo trị mề đay bằng lá trà xanh

Lá trà xanh – một loại lá nổi tiếng với vô vàn công dụng cho làn da cũng là một dược liệu rất tốt khi áp dụng cách trị nổi mề đay tại nhà.

Lá trà xanh tươi được chứng minh sát khuẩn, giảm viêm ngứa, phục hồi tổn thương trên da, rất thích hợp để chữa các bệnh về da như mề đay, viêm da, rôm, vảy nến, chàm,…

Tắm rửa bằng nước trà xanh là cách chữa mề đay tại nhà hiệu quả
Tắm rửa bằng nước trà xanh là cách chữa mề đay tại nhà hiệu quả
  • Ngâm một nắm lá trà với nước muối, rửa sạch và để ráo nước.
  • Đun 2 lít nước, lúc sôi thì vò nhẹ lá trà và thả vào, tiếp tục đun thêm 5 phút rồi đổ ra chậu.
  • Hòa thêm nước lạnh cho bớt nóng rồi tắm hàng ngày.

Uống nước lá tía tô

Lá tía tô là vị thuốc quý trong Đông y, thường được ứng dụng trong trị các bệnh về da liễu, viêm họng, viêm amidan… Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng nước uống lá tía tô rất đơn giản với công thức sau:

  • 100g lá tía tô rửa sạch bằng nước muối pha loãng, để ráo nước và cắt nhỏ.
  • Xay nhuyễn hoặc giã nát lá tía tô, cho hỗn hợp này vào 0.5 lít nước lọc.
  • Đun sôi nước thuốc và để nguội, lọc bỏ bã lấy phần nước.

Chia nước thuốc lá tía tô uống trong ngày, kiên trì sử dụng liên tục từ 2 – 3 ngày để thấy hiệu quả.

Khỏi mề đay nhờ bột yến mạch

Theo nghiên cứu khoa học thì trong yến mạch có chất chống oxy hóa dồi dào, hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn dị ứng, làm dịu mát và phục hồi tổn thương da nhanh chóng.

Đây là một mẹo chữa nổi mề đay rất đáng thử tại nhà.

  • Ngâm 1 lít nước ấm với 2 thìa ăn yến mạch nguyên hạt.
  • Sau 10 phút, khi yến mạch đã nở mềm đều, dùng nước ngâm để làm sạch da hoặc tắm.
  • Chà xát nhẹ nhàng yến mạch lên da sau đó tắm lại bằng nước sạch.

Gừng tươi – cách chữa nổi mề đay dân gian được tin dùng

Nhắc đến gừng, bên cạnh là một gia vị quen thuộc trong nhà bếp thì ai cũng biết đây còn là một vị thuốc dân dã rẻ tiền nhưng hiệu quả lại rất tốt.

Mẹo trị mề đay đơn giản bằng cách đắp gừng lên da
Mẹo trị mề đay đơn giản bằng cách đắp gừng lên da

Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng gừng chỉ đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 1 nhánh gừng nhỏ, gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, đắp các lát gừng lên da không quá 10 phút.

Gừng có tính nóng nên bạn chú ý không lưu lại trên da quá lâu, có thể gây kích thích ngược, khiến mề đay nổi nhiều hơn. Đặc biệt, chú ý không dùng gừng tươi đắp trực tiếp lên da trẻ nhỏ.

Chườm nóng với lá kinh giới để trị nổi mề đay

Bên cạnh tắm nước thì đắp lá thuốc nóng cũng là một phương pháp chữa mề đay bằng mẹo đem lại hiệu quả bất ngờ. Trong số những cây thuốc nam chữa nổi mề đay bằng cách chườm nóng thì lá kinh giới là cây đứng đầu danh sách.

Cây dược liệu này có khả năng thanh nhiệt, thải độc, làm dịu da, giảm viêm ngứa rất hiệu quả. Cách dùng lá kinh giới trị nổi mề đay thực hiện như sau:

  • Nhặt một nắm lá kinh giới đủ dùng.
  • Sao vàng kinh giới + muối hạt cho đến khi được hỗn hợp màu vàng.
  • Dùng khăn xô bọc thuốc, chườm nóng lên da cho đến khi nguội hẳn.

Rau má chữa bệnh mề đay

Trong dân gian, lá rau má nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tốt cho người bị da liễu nói chung và mề đay nói riêng.

Bạn có thể dùng rau má theo nhiều cách:

  • Ăn các món ăn được chế biến từ rau má.
  • Uống nước ép rau má nguyên chất (hạn chế pha thêm đường, sữa tươi,…).
  • Rau má phơi khô đun nước uống trong ngày.

Dùng lá bạc hà chữa mề đay như thế nào?

Thêm một cách điều trị nổi mề đay tại nhà với nguyên liệu vườn nhà dễ tìm nữa mà bạn có thể dùng là lá bạc hà. Hoạt chất menthol trong lá bạc hà có tác dụng làm mát, dịu vết sưng đỏ và giảm ngứa, chống viêm nhiễm trên da.

Tắm lá bạc hà có thể giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn khi bị mề đay
Tắm lá bạc hà có thể giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn khi bị mề đay

Cách dùng lá bạc hạ trị nổi mày đay như sau:

  • Lá bạc hà ngắt bỏ, chỉ lấy phần lá, rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
  • Vò lá bạc hà, thêm vào nước tắm cùng một chút muối.

Tắm nước lá bạc hà đều đặn ít nhất 3 ngày liên tiếp, có thể dùng thêm trà bạc hà mỗi ngày.

Bí quyết dùng đinh lăng chữa mề đay

Lá đinh lăng được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da. Với người bị mề đay, bạn có thể uống nước lá đinh lăng để bệnh nhanh khỏi hơn.

Cách trị nổi mề đay tại nhà này cần thời gian đun sắc phức tạp hơn các cách thông thường.

  • Rửa sạch một nắm lá đinh lăng tươi mới hái, có thể dùng nước muối pha loãng để rửa.
  • Đun sôi lá đinh lăng cùng 0.2 lít nước lọc, chắt được nước thuốc lần một.
  • Tiếp tục đổ thêm 0.2 lít nước, đun sôi lá đinh lăng thu được nước thuốc lần hai.
  • Hoà chung hỗn hợp nước thuốc hai đợt rồi uống trong ngày.

Bất ngờ công dụng lá chó đẻ với bệnh mề đay

Cây chó đẻ hay còn được gọi là cây răng cưa, diệp hạ châu là loại thảo dược mọc hoang, dùng để chữa mề đay vô cùng hiệu quả. Loại cây này có khả năng kháng khuẩn, làm dịu cơn ngứa, giảm các triệu chứng mẩn đỏ hiệu quả.

Cách thực hiện bài thuốc dân gian này như sau:

  • Dùng lá chó đẻ rửa sạch, giã nát.
  • Cho hỗn hợp vào khăn vải, sau đó đắp lên vùng da nổi mẩn mề đay.

Đều đặn đắp thuốc mỗi ngày từ 2 – 3 lần, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì hiệu quả của bài thuốc dân dã này đấy.

Cách trị nổi mề đay dân gian bằng mật ong

Không chỉ dùng để điều trị mề đay rất tốt mà mật ong còn giúp dưỡng da, cấp ẩm và phục hồi da nhanh chóng. Trong mật ong có chứa nhiều thành phần có khả năng chống viêm, diệt khuẩn và làm dịu da rất tốt.

Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng mật ong rất đơn giản dễ làm
Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng mật ong rất đơn giản dễ làm

Cách dùng mật ong để làm giảm các triệu chứng nổi mề đay như sau:

  • Dùng mật ong nguyên chất hoặc trộn mật ong cùng gel nha đam, sữa chua không đường,… tuỳ ý.
  • Rửa sạch da, thoa hỗn hợp lên da trong khoảng 10 phút rồi làm sạch.

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy da bị kích ứng nổi mẩn đỏ đều có thể sử dụng mẹo này để chữa trị.

Uống trà hoa cúc

Theo các nghiên cứu thì trà hoa cúc rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh về da, hạn chế da tiết bã nhờn, hết ngứa, giảm sưng đỏ.

Không chỉ có tác dụng làm thanh mát cơ thể, trà hoa cúc còn có khả năng giải độc rất tốt, nhờ đó độc tố trong cơ thể sẽ bài tiết ra ngoài qua đường mồ hôi. Bên cạnh đó, trà dược liệu này còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, lợi tiểu, cải thiện giấc ngủ tuyệt vời.

Đặc biệt, các bác sĩ khuyên người bệnh bị mề đay do thời tiết, bệnh mề đay Cholinergic nên uống trà hoa cúc thường xuyên.

Thoa kem dưỡng da khi bị mề đay

Bên cạnh sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên thì thoa kem dưỡng cũng là cách chữa mề đay tại chỗ cần ghi nhớ.

Kem dưỡng da chứa thành phần kẽm, vitamin,… có công dụng cấp ẩm cho da từ sâu bên trong, làm mềm dịu da, tạo hàng rào bảo vệ da, phục hồi da. Khi bị nổi mề đay để giảm nhanh các triệu chứng bệnh, bạn có thể sử dụng các loại kem này.

Không phải ai cũng phù hợp với cách điều trị nổi mề đay tại nhà

Theo các bác sĩ thì bệnh có thể chia thành 2 dạng chính là nổi mề đay cấp tính và mãn tính. Hầu hết ai trong chúng ta cũng từng một lần gặp phải triệu chứng nổi mề đay này. Hiện tượng này thường do tiếp xúc với dị nguyên, dị ứng thực phẩm, thuốc men,…

Phản ứng ở da thể hiện bằng các nốt mẩn đỏ rải rác hoặc thành từng mảng, ngứa ngáy và sưng đỏ, tổn thương da ở mức nhẹ. Với trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo dân gian để tự chữa bệnh ở nhà.

Nổi mề đay đi kèm triệu chứng sưng phù bất thường không được tự ý điều trị tại nhà
Nổi mề đay đi kèm triệu chứng sưng phù bất thường không được tự ý điều trị tại nhà

Song, với những trường hợp dưới đây, người bệnh không nên tự ý áp dụng cách trị nổi mề đay tại nhà mà nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

  • Áp dụng các mẹo trị tại nhà từ 3 – 5 hôm nhưng triệu chứng bệnh không thuyên giảm.
  • Bệnh thường xuyên tái phát nhiều lần và các triệu chứng tăng nặng dần.
  • Nổi mề đay đi kèm với các triệu chứng không phổ biến khác như sưng phù mí mắt, lưỡi, co thắt phế quản, khó thở.
  • Có dấu hiệu sốc phản vệ như rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, choáng váng, có cảm giác buồn nôn và nôn, ngất.
  • Các tổn thương trên da có dấu hiệu phù nề nghiêm trọng, viêm nhiễm, bội nhiễm, lở loét.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, người có da quá nhạy cảm cũng cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng. Bởi một số loại thảo dược không phù hợp với các đối tượng này.

Những lưu ý khi chữa mề đay bằng mẹo

Khi chữa mề đay bằng mẹo dân gian từ các loại thảo dược thiên nhiên dễ tìm, bên cạnh chú ý những trường hợp không nên tự ý sử dụng thì bạn cũng cần phải chú ý những điều sau:

  • Hiệu quả của các bài thuốc từ thảo dược còn tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thời gian để các triệu chứng biến mất cũng khác nhau ở mỗi người.
  • Các bài thuốc này chỉ tập trung giải quyết các triệu chứng trên da, ít hoặc không có công dụng điều trị từ căn nguyên.
  • Khi sử dụng bài thuốc dân gian nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc da, đồng thời tránh xa các tác nhân gây bệnh như thực phẩm, côn trùng, lông động vật, phấn hoa,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiêng kỵ những thực phẩm dễ gây kích ứng, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.

Hầu hết mọi người đều ưu tiên lựa chọn các phương pháp điều trị tại nhà, nhất là với các bệnh về da không quá nguy hiểm như mề đay. Trên đây là tổng hợp 17 cách trị nổi mề đay tại nhà từ các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm nhưng đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc mà bạn có thể sử dụng.

4.7/5 - (7 bình chọn)
Hình ảnh mụn trứng cá trên da mặt
Mụn trứng cá: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp điều trị hiệu quả
Mụn trứng cá là tình trạng da liễu dễ gặp hình thành khi da bị vi khuẩn P.acnes tấn công, gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến viêm nhiễm.…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *