Những ai bị viêm họng mãn tính ắt hẳn hiểu được cảm giác họng ngứa ngáy khó chịu dai dẳng, đổ bao nhiêu tiền thuốc cũng không chữa hết được. Nhưng chỉ bằng bài thuốc nam với hơn 20 cây thuốc quen thuộc, anh Lê Văn Dũng (47 tuổi, Hòa Bình) đã điều trị thành công viêm họng hạt kéo dài dai dẳng suốt 6 năm trời.

Viêm họng ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Viêm họng là tình trạng cực kỳ phổ biến ở trẻ em. Trẻ có thể bị viêm họng do nhiễm virus cảm lạnh, cảm cúm hoặc do vi khuẩn. Nếu không được điều trị, viêm họng ở trẻ có thể tiến triển nặng và gây ra các biến chứng như viêm amidan, viêm xoang, sốt thấp khớp… 

Viêm họng ở trẻ em là gì?

Viêm họng ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng ở vùng niêm mạc cổ họng do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus. Khi bị bệnh, trẻ sẽ cảm thấy các triệu chứng khó chịu ở cổ họng như: ngứa họng, đau họng, sốt cao, ho…

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, viêm họng ở trẻ có thể được chia thành 2 loại là viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính.

  • Viêm họng mãn tính ở trẻ: Đây là loại viêm họng kéo dài trên 10 ngày và thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm. Triệu chứng của loại viêm họng này thường nhẹ và tiến triển chậm hơn so với viêm họng cấp tính. Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng mãn tính như: Ô nhiễm môi trường, viêm amidan dai dẳng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi dị ứng… Có 2 loại viêm họng mạn tính là viêm họng hạt và viêm họng mủ.
  • Viêm họng cấp tính ở trẻ: So với viêm họng mãn tính, viêm họng cấp là bệnh thường gặp ở trẻ hơn. Viêm họng cấp thường kéo dài trong 3 – 4 ngày sau đó thuyên giảm dần. Tuy nhiên, triệu chứng của loại viêm họng này thường xảy ra đột ngột, trẻ có thể bị sốt cao, khàn tiếng, ho nhiều. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng cấp là do virus và vi khuẩn, trong đó phổ biến nhất là liên cầu khuẩn.
Viêm họng là tình trạng thường gặp ở trẻ
Viêm họng là tình trạng thường gặp ở trẻ

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ 

Viêm họng mãn tính và viêm họng cấp tính ở trẻ tương đối giống nhau. Theo đó, trẻ bị viêm họng sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và thường xuyên quấy khóc do có những dấu hiệu dưới đây:

  • Cổ họng đau hoặc ngứa, đặc biệt là khi trẻ nuốt…
  • Họng sưng và có màu đỏ
  • Trẻ bị ho nhiều, khàn tiếng, chảy nước mắt nước mũi tương tự như khi bị cảm lạnh, cảm cúm
  • Đau đầu, đau bụng, amidan bị sưng
  • Trẻ bị sốt cao trên 38 độ, nhiều trẻ có thể bị buồn nôn khi bị viêm họng.

Viêm họng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khó được phát hiện do trẻ chưa biết diễn tả những triệu chứng khó chịu mà mình đang gặp phải. Do vậy, nếu cha mẹ thấy trẻ bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc, họng bị sưng thì hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định nguyên nhân.

Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng ở trẻ. Trong đó 90% là do virus, 10% còn lại là do các nguyên nhân khác như vi khuẩn, môi trường và một số bệnh lý khác.

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây viêm họng:

  • Virus: Có nhiều loại virus có thể gây viêm họng như virus cảm cúm, virus sởi, virus thủy đậu, virus rubella, virus mononucleosis. Viêm họng do virus thường có thể tự khỏi trong một tuần.
  • Vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn có thể khiến trẻ sốt viêm họng, trong đó vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu là những loại vi khuẩn thường gặp nhất.
  • Tác động của môi trường bên ngoài: Thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường.. có thể tác động đến lớp niêm mạc họng và khiến chúng bị viêm. Ngoài ra, những thay đổi từ môi trường có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc viêm họng.
  • Dị ứng: Trẻ bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài như phấn hoa, lông động vật, thức ăn… có thể bị sổ mũi kéo dài. Mũi và họng thông nhau, do vậy nước mũi có thể chảy xuống họng , tình trạng này nếu kéo dài có thể gây viêm họng ở trẻ.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Acid dạ dày bị trào lên thực quản và họng không chỉ gây triệu chứng ợ chua, ợ nóng mà lâu ngày nó còn thể gây viêm thực quản, viêm họng.
  • Lây bệnh từ người xung quanh: Trẻ có thể bị viêm họng khi thường xuyên tiếp xúc với người bệnh viêm họng mà ko có biện pháp phòng ngừa. Virus. vi khuẩn từ người bệnh có thể theo dịch tiết nước bọt đi ra ngoài, nếu trẻ hít phải dịch này thì vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào cơ thể.
Dị ứng có thể làm tăng nguy cơ viêm họng ở trẻ
Dị ứng có thể làm tăng nguy cơ viêm họng ở trẻ

Viêm họng ở trẻ có nguy hiểm?

Thông thường trẻ bị viêm họng sốt tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm họng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Viêm họng nếu không điều trị có thể gây ra một số biến chứng ở họng và các cơ quan xung quanh như gây viêm tai giữa, viêm amidan, áp xe sau thành họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi.

Nếu trẻ bị viêm họng do vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn không được điều trị sớm và đúng cách thì nó có thể gây viêm thận, sốt thấp khớp. Không chỉ gây đau khớp, sốt thấp khớp có thể ảnh hưởng tới hoạt động của tim.

Ngoài những biến chứng nguy hiểm trên, cha mẹ cũng cần chú ý viêm họng có thể khiến trẻ bị sốt cao. Trẻ viêm họng sốt nếu không được can thiệp kịp thời có thể bị co giật

Điều trị viêm họng ở trẻ như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ của viêm họng, mà cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho con. 3 phương pháp thường dùng để điều trị viêm họng là Tây Y, Đông y và mẹo dân gian. Mỗi phương pháp này có một ưu, nhược điểm khác nhau.

Tây y trị viêm họng cho trẻ

Tây Y là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để điều trị viêm họng ở trẻ em. Phương pháp này thích hợp với trẻ bị viêm họng nặng. Điều trị viêm họng bằng Tây y có thể có hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên, các loại thuốc sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ.Viêm họng ở trẻ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân phổ biến là virus và vi khuẩn. Cách điều trị căn bệnh ở trên ở trẻ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

  • Nếu trẻ bị viêm họng do virus, thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc dưới đây để giảm triệu chứng như thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc ho, thuốc long đờm hoặc thuốc xịt họng… Sau khoảng 3 – 4 ngày dùng thuốc, triệu chứng viêm họng ở trẻ sẽ được cải thiện dần. Sau 1 tuần, các triệu chứng giảm hẳn và trẻ bắt đầu hồi phục.
  • Nếu trẻ bị viêm họng do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn với liều lượng tối thiểu là 7 ngày. Trẻ mắc bệnh cũng được sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc ho… để giảm triệu chứng. Các loại kháng sinh thường được dùng để điều trị viêm họng trẻ em là: Penicillin, Amoxicillin, Erythromycin, và Cephalexin.
  • Thuốc xịt và viên ngậm cũng thường được chỉ định cho trẻ bị viêm họng. Thuốc xịt họng giúp giảm đau họng nhanh chóng, trong khi đó, viên ngậm lại giảm ho, giảm khàn tiếng và làm dịu cổ họng. Sử dụng 2 loại thuốc này sẽ giúp cải thiện đáng kể triệu chứng viêm họng ở trẻ.

Nếu bé sốt viêm họng thì ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, cha mẹ cần chú ý bù nước và điện giải cho con để tránh tình trạng mất nước. Viêm họng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, do vậy, khi điều trị viêm họng, cha mẹ cần quan sát bất kỳ dấu hiệu bất thường nào mà con đang gặp phải để thông báo cho bác sĩ.

Trẻ bị viêm họng do nhiễm khuẩn cần phải dùng kháng sinh
Trẻ bị viêm họng do nhiễm khuẩn cần phải dùng kháng sinh

Để quá trình điều trị viêm họng trẻ em hiệu quả, cha mẹ cần tuân thủ một số điều dưới đây:

  • Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho con mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì không phải trẻ nào bị viêm họng cũng dần dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ phát huy hiệu quả khi được sử dụng đúng cách.
  • Không tự ý tăng liều hoặc dừng thuốc: Điều này có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ vì tăng liều thuốc có thể gây áp lực lên gan, thận và gây suy gan, suy thận. Ngược lại, giảm liều thuốc khiến vi khuẩn không được tiêu diệt, điều này khiến bệnh viêm họng ở trẻ em nặng lên.

Đông y

Đông y là phương pháp điều trị viêm họng ở trẻ được nhiều cha mẹ tin dùng. Theo Đông y, nguyên nhân gây viêm họng là do phong nhiệt uất kết tại họng, phong nhiệt bên ngoài xâm nhập vào hoặc chức năng của tạng phủ mất cân bằng…

Các bài thuốc Đông y thường giúp điều trị vào căn nguyên gây bệnh, do vậy, các vị thuốc được sử dụng trong các bài thuốc đều có tác dụng cân bằng âm dương. Khi âm dương cân bằng, sức đề kháng của trẻ sẽ tăng lên và viêm họng sẽ tự khỏi.

Ưu điểm của phương pháp điều trị viêm họng ở trẻ này là nó tác động vào nguyên nhân gây bệnh, lành tính do sử dụng các thảo dược thiên nhiên và cực ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y chỉ nên sử dụng trong trường hợp bị viêm họng nhẹ và phương pháp này thường phát huy tác dụng chậm, do vậy cha mẹ cần kiên trì khi áp dụng.

Để đảm bảo an toàn cho con, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ, thầy thuốc Đông y có chuyên môn để được bắt mạch cắt thuốc. Tuyệt đối không sử dụng thuốc của người khác vì thầy thuốc sẽ dựa vào tình trạng bệnh của từng người để gia giảm liều lượng các vị thuốc cho phù hợp.

Đừng bỏ lỡ

Sử dụng mẹo dân gian

Nếu trẻ bị viêm họng nhẹ hoặc mới mắc bệnh, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian để trị căn bệnh này. Mẹo dân gian sử dụng các loại gia vị, thảo dược quanh nhà nên nó tương đối an toàn với trẻ. Phương pháp điều trị viêm họng này cũng dễ thực hiện và ít tốn kém.

Một số mẹo dân gian trị viêm họng ở trẻ được nhiều người áp dụng:

  • Quất hấp mật ong hoặc đường phèn: Dùng quất rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt và hấp cách thủy với mật ong và đường phèn. Khi hỗn hợp trên nguội thì cho trẻ uống 2 – 3 thìa cà phê mỗi ngày và nên uống 2 – 3 lần để giảm viêm họng hiệu quả.
  • Hẹ hấp đường phèn: Bài thuốc này rất an toàn với trẻ bị viêm họng, đặc biệt hẹ hấp đường phèn có thể sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi. Bạn có thể lấy một nắm lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ và hấp cách thủy với đường phèn. Khi lá hẹ và đường phèn quyện vào nhau thì tắt bếp và để nguội sau đó chắt lấy nước, bỏ cái. Cho trẻ uống 2  – 3 thìa cà phê hẹ hấp và uống 2 – 3 lần/1 ngày để tăng hiệu quả.
  • Hoa đu đủ đực: Cha mẹ có thể dùng hoa đu đủ đực hấp cách thủy với đường phèn hoặc mật ong để chữa viêm họng ở trẻ. Cách làm: Cho hoa đu đủ đực vào bát, thêm mật ong vào và hấp cách thủy trong 20 – 30 phút. Để hỗn hợp nguội rồi chắt lấy nước cốt mật ong hoa đu đủ cho trẻ uống hàng ngày. Nên kiên trì thực hiện phương pháp trên trong 7 ngày để cảm nhận hiệu quả.

Lưu ý: Khi áp dụng các mẹo dân gian trị viêm họng, cha mẹ cần lưu ý hiệu quả của bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa của trẻ. Do vậy, nếu sau 5 ngày áp dụng mà ko thấy bệnh tiến triển hoặc nặng lên, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Hoa đu đủ đực giúp giảm viêm họng ở trẻ hiệu quả
Hoa đu đủ đực giúp giảm viêm họng ở trẻ hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa viêm họng ở trẻ

Dân gian có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bởi việc phòng bệnh bao giờ cũng đơn giản hơn chữa bệnh rất nhiều. Thêm vào đó, chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm sẽ hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà viêm họng gây ra với trẻ. Vậy làm sao để phòng ngừa viêm họng ở trẻ?

Dưới đây có thể là một số gợi ý cha mẹ có thể thực hiện để phòng ngừa viêm họng hiệu quả cho con:

  • Vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong miệng. Vi khuẩn này có thể di chuyển đến họng và gây viêm họng.
  • Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài hoặc khi phải tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm.
  • Rửa chân tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi ra ngoài về để tiêu diệt vi khuẩn, virus.
  • Chú ý giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Tăng cường hệ miễn dịch của con để tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật bằng cách bổ sung đủ vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ nấm mốc và các tác nhân khiến trẻ bị dị ứng
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang bị viêm họng hoặc những người đang mắc các bệnh hô hấp.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng đã được Bộ Y tế khuyến cáo để phòng ngừa một số loại virus, vi khuẩn gây viêm họng.

Qua bài viết trên, hy vọng cha mẹ đã có thể hiểu rõ hơn về bệnh viêm họng ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, nếu con bạn có dấu hiệu bị viêm họng, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT HAY

Đâu là giải pháp hàng đầu giúp bạn thoát khỏi viêm họng, viêm amidan DAI DẲNG? Làm sao để trị bệnh TẬN GỐC - KHÔNG TÁI PHÁT? Câu trả lời sẽ có ngay TẠI ĐÂY. CLIICK XEM CHI TIẾT.
chua viem hong bang la tia to
TOP 4 Cách chữa viêm họng bằng lá tía tô hiệu quả mà lại tiết kiệm
Chữa viêm họng bằng lá tía tô đang là phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng bởi tính an toàn hiệu quả và lành tính. Tùy vào mức…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *