Viêm amidan có gây sốt không? Sốt mấy ngày? Làm sao để xử lý?

Bạn lo lắng viêm amidan có gây sốt không? Nếu có thì sốt mấy ngày và sốt bao nhiêu độ? Khi nào cần gặp bác sĩ? Bạn không cần quá lo lắng vì viêm amidan là bệnh lý phổ biến và có thể điều trị tận gốc. Dưới đây là câu trả lời chính xác nhất cho nỗi băn khoăn này. Hãy lắng nghe chuyên gia của blog CHR giải đáp để xóa bỏ nỗi lo về căn bệnh viêm amidan. 

Viêm amidan có gây sốt không là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn
Viêm amidan có gây sốt không là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn

Viêm amidan có gây sốt không?

Bạn đang băn khoăn rằng: “viêm amidan có gây sốt không?”. Về vấn đề này, bác sĩ Bùi Thanh Tùng – chuyên gia của blog CHR cho biết:

Khi amidan bị vi khuẩn tấn công sẽ có hiện tượng sưng to nổi hạch ở cổ. Trong thời gian từ 2 – 3 ngày, viêm amidan có thể gây nên các triệu chứng như: Sưng to vùng cổ, mưng mủ trong vòm họng và sốt. 

Vì vậy, câu hỏi “viêm amidan có gây sốt không” thì câu trả lời là: Có! Theo đó, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng từ 1 – 2 độ. Người bị viêm amidan có thể sốt từ 38 độ đến 39 độ, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Khi ấy là lúc viêm amidan gây sốt và khiến sức đề kháng của bạn yếu đi. 

Viêm amidan có thể gây sốt trong một vài ngày
Viêm amidan có thể gây sốt trong một vài ngày

Với những người bị viêm amidan hốc mủ có thể sốt lên tới 40 độ C kèm theo các triệu chứng nặng như: Nôn mửa, chán ăn, cổ họng sưng to,… Khi người bệnh có dấu hiệu khó chịu ở cổ, sốt, nuốt nước bọt đau là lúc bạn cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời. 

Bác sĩ có thể cho bạn thuốc về điều trị tại nhà hoặc yêu cầu nhập viện ngay để điều trị, tùy theo mức độ bệnh mà bạn đang mắc phải. Nếu không điều trị và hạ sốt kịp thời, bạn có thể bị các biến chứng nguy hiểm khác như: Co giật, hôn mê, cơ thể mất nước trầm trọng,…

Viêm amidan khi nào cần gặp bác sĩ? 

Khi viêm amidan có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn là lúc bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị. Viêm amidan có thể đáp ứng tốt nếu như người bệnh có cách chăm sóc và điều trị kịp thời, hiệu quả. 

Dưới đây là một số biểu hiện viêm amidan báo hiệu bạn cần đi gặp bác sĩ:

  • Sốt li bì kéo dài 1 – 2 ngày, tinh thần mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt.
  • Sốt từ 38,5 độ trở lên, cơ thể có dấu hiệu nổi phát ban, hoặc co giật.
  • Người bệnh có thể có triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn. 
  • Cổ họng sưng đau, khó nuốt nước bọt. 
Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu thấy cơ thể có nhiều triệu chứng bất thường
Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu thấy cơ thể có nhiều triệu chứng bất thường

Viêm amidan sốt mấy ngày? Triệu chứng của cơ thể ra sao?

Viêm amidan có thể gây sốt. Trong đó, có người bệnh sốt nhẹ, có người bệnh sốt cao. Tuy nhiên, khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác viêm amidan sốt bao lâu. Bởi thời gian sốt sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. 

Thông thường, khi bị sốt từ 1- 2 ngày, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được chủ quan, tự chữa trị tại nhà có thể khiến bệnh tình nặng hơn. 

Viêm amidan có gây sốt không? Triệu chứng sốt sẽ gây cảm giác khó chịu mệt mỏi
Viêm amidan có gây sốt không? Triệu chứng sốt sẽ gây cảm giác khó chịu mệt mỏi

Khi cơ thể bị sốt do viêm amidan gây ra sẽ có một số triệu chứng đi kèm như sau:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng từ 1 đến 2 độ. Lúc này, bạn hãy dùng nhiệt kế đo thân nhiệt của mình để xác định chính xác.
  • Ngủ li bì, trong trạng thái mê man: Sốt khiến cho đầu óc không tỉnh táo, hệ thần kinh suy yếu nên cơ thể trong trạng thái chỉ muốn ngủ, nghỉ ngơi. 
  • Cơ thể toát mồ hôi, mất nước: Sốt khiến cơ thể khát nước, mệt mỏi.
  • Họng sưng to, khô rát, khó nuốt.

Hướng dẫn cách xử lý khi bị viêm amidan sốt kéo dài

Sau khi đã biết viêm amidan có gây sốt không, bạn cần đặc biệt quan tâm đến trạng thái của cơ thể và lưu ý một số điều sau để có cách xử lý và trị bệnh hiệu quả:

  • Không tự ý sử dụng thuốc: Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng, thời gian uống thuốc theo đơn, không tự ý mua thêm thuốc hoặc ngừng thuốc trong quá trình điều trị. 
  • Chườm đá lạnh để hạ sốt: Trong quá trình đưa bệnh nhân đến bệnh viện, bạn có thể chườm đá trên trán để hạ sốt. 
  • Không sử dụng các phương pháp dân gian để hạ sốt: Một số biện pháp dân gian có thể gây kích ứng da, nổi mẩn nếu không hiểu rõ về tác dụng của chúng. Bạn cần tuyệt đối không lạm dụng chúng trong những trường hợp nguy hiểm. 
  • Uống thật nhiều nước để cơ thể không bị mất nước: 70% cơ thể của chúng ta là nước, sốt là hiện tượng khiến cơ thể bị mất nước, mất các chất điện giải. Vì vậy, hãy cố gắng uống thêm nước để lượng nước trong cơ thể được cân bằng. 
Khi bị sốt bạn nên uống thật nhiều nước để cơ thể không bị mất nước trầm trọng
Khi bị sốt bạn nên uống thật nhiều nước để cơ thể không bị mất nước trầm trọng
  • Ăn thêm các đồ ăn bổ dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể: Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là cách giúp nhanh hồi phục thể trạng. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya: Bị sốt khiến cơ thể bạn mệt mỏi vì vậy cần nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ khiến tinh thần thoải mái. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày: Vận động cơ thể giúp xương cốt, đầu óc thoải mái, cơ thể không bị ì ạch làm cho bệnh tình tiến triển tốt.
  • Không nói to, la hét: Viêm amidan khiến họng sưng to nên nói nhẹ sẽ giúp họng được nghỉ ngơi sau chuỗi ngày “làm việc quá sức”. Khi “nghỉ ngơi đủ”, họng sẽ tự hồi phục như trạng thái ban đầu. 
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *