Các phương pháp điều trị khô khớp an toàn, hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng

Điều trị khô khớp sớm là cách để ngăn chặn biến chứng liên quan đến các bệnh lý xương khớp về sau. Có những phương pháp nào và đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho từng thể bệnh. 

Khi nào cần tiến hành điều trị khô khớp

Bệnh khô khớp ngoài những triệu chứng như phát ra tiếng động khi di chuyển còn khiến người bệnh bị đau nhức không nguôi khi chuyển động khớp. Đặc biệt với các khớp lớn như khớp háng, khớp gối, khớp cánh tay, cơn đau có thể khiến chức năng vận động của người bệnh bị suy giảm đáng kể.

Ở giai đoạn khô khớp tiến triển đến cấp độ nặng, các sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp tiết không đủ, khiến khớp bị thoái hóa và rất khó có thể bình phục như ban đầu. Nếu không can thiệp điều trị khô khớp kịp thời, khớp sẽ bị hư hỏng nặng, có thể dẫn đến việc xương khớp bị biến dạng, vẹo xương, đôi khi là liệt khớp.

Điều trị sớm khô khớp để ngăn chặn biến chứng không đáng có
Điều trị sớm khô khớp để ngăn chặn biến chứng không đáng có

Đa số các triệu chứng khô khớp sẽ diễn ra một cách âm thầm và tiến triển chậm. Người bệnh nếu chủ quan sẽ rất khó nhận ra dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng. Vậy lúc nào cần tiến hành điều trị khô khớp:

  • Các khớp đau nhức để cả khi không cử động hoặc cử động nhẹ.
  • Đau kèm theo sưng khớp, nóng khớp
  • Khớp bị cứng mỗi khi ngủ dậy hoặc khi giữ lâu một tư thế, phải mất một lúc lâu mới có thể cử động được
  • Khớp phát ra âm thanh khi di chuyển

Khi có những biểu hiện này tức khô khớp đã bộc lộ rất rõ rệt, nguy cơ xảy ra biến chứng và tiến triển thành bệnh lý viêm khớp mãn tính là rất cao; người bệnh cần sớm tìm đến các phương pháp điều trị khô khớp tập trung.

Những phương pháp điều trị khô khớp điển hình

Trước khi tiến hành điều trị, việc các bệnh nhân cần làm là đến ngay các cơ sở y tế để được tiến hành thăm khám và chẩn đoán. Một vài xét nghiệm và kỹ thuật sẽ được tiến hành với mục đích xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó phương án điều trị khô khớp sẽ được chỉ định để phù hợp nhất cho từng bệnh trạng.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống

Ở giai đoạn bệnh nhẹ, bệnh nhân khô khớp sẽ không cần đến những loại thuốc biệt dược liều nặng hay xâm lấn ngoại khoa. Việc cần làm là thay đổi chế độ ăn uống và xây dựng một thói quen sống lành mạnh, khoa học.

Tập thể dục điều trị khô khớp

Khi dịch khớp bị khô, khớp nếu không vận động sẽ có nguy cơ hình thành gai xương rất cao, người bệnh cũng sẽ thường xuyên bị cứng khớp. Để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh nên dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao, tập trung vào các khớp thường xuyên đau nhức.

Lưu ý lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực và phải khởi động thật kỹ trước khi tập.

Lựa chọn bài tập phù hợp với thể lực
Lựa chọn bài tập phù hợp với thể lực

Ăn uống hợp lý

Với bất kỳ bệnh lý nào, việc ăn uống phù hợp luôn là một phương án hỗ trợ điều trị hiệu quả hàng đầu. Đối với riêng bệnh lý khô khớp, ăn uống hợp lý tức là cung cấp những nhóm thực phẩm hỗ trợ kích thích sản sinh dịch khớp và cắt bỏ những loại thực phẩm có khả năng gây viêm, gây kích ứng.

Nhóm thực phẩm nên ăn có thể kể đến như rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, nước hầm xương, cá béo,… Và tất nhiên cũng không nằm ngoài việc tránh xa tất cả các thực phẩm dầu mỡ, đồ uống chứa chất kích thích, đồ uống gây nghiện,…

Thay đổi thói quen

Một vài thói quen có thể gây ảnh hưởng đến các khớp vận động cơ bản và khiến khớp bị khô, gia tăng nguy cơ thoái hóa. Ví dụ, thường xuyên ngồi xổm khiến khớp gối bị ảnh hưởng; đi giày cao gót liên tục sẽ gây hại cho khớp cổ chân hoặc bê vác vật nặng khiến khớp bả vai bị tổn thương,…

Một số thói quen liên quan đến công việc có thể sẽ khó thay đổi tuy nhiên nếu người bệnh để ý vẫn có thể giảm thiểu tối đa những áp lực lên các khớp.

Cách chữa khô dịch khớp bằng mẹo dân gian

Một số nguyên liệu, cây thuốc trong dân gian mang lại hiệu quả cao trong chữa bệnh khô khớp, kích thích sản sinh dịch khớp người bệnh không nên bỏ qua:

  • Cây nho dại: Có thể sử dụng rễ nho để điều trị phong thấp, đau nhức mỏi khớp, khô dịch khớp. Dùng rễ nho phơi khô sắc lấy nước uống, lá nho đun lấy nước ngâm chân.
  • Cây kê huyết đằng: Với nhiều công dụng bổ huyết, chỉ thống thông kinh lạc, đây là một loại thảo dược góp mặt nhiều trong các bài thuốc chữa viêm đau khớp, thoái hóa khớp, khô dịch khớp,…

Cách điều trị bệnh khô khớp dùng thuốc

Các loại thuốc được chỉ định sẽ khác nhau tùy vào thể bệnh và mong muốn của bệnh nhân. Nếu như thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng, giảm đau tức thời thì thuốc Đông y lại giúp điều trị khô khớp tận gốc, lâu dài và hạn chế tối đa các trường hợp tái phát sau điều trị.

Thuốc Tây y điều trị khô khớp

Các nhóm thuốc tân dược được chỉ định chủ yếu là thuốc chống viêm, giảm đau và các loại thuốc giúp kích thích tăng tiết dịch khớp. Các nhóm thuốc phục hồi chức năng khớp xương thường có chứa các thành phần như acid hyaluronic, chondroitin, collagen type 2,… với công dụng bảo vệ sụn khớp và ngăn ngừa thoái hóa.

Xem thêm

Thuốc tân dược mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng
Thuốc tân dược mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng

Một phương pháp điều trị khô khớp cũng đang được y học hiện đại sử dụng rất phổ biến đó là liệu pháp tiêm axit hyaluronic. Thường liệu pháp này được sử dụng cho khớp gối – khớp dễ bị thoái hóa nhất cũng như ảnh hưởng lớn nhất đến chức năng vận động.

Axit hyaluronic sẽ được tiêm trực tiếp vào khớp, hoạt động như một chất bôi trơn, giảm ma sát, giúp các đầu xương không bị cọ xát vào nhau gây nên đau nhức.

Việc sử dụng thuốc uống hay thuốc tiêm đều có thể gây ra những tác dụng phụ nếu không đúng theo chỉ định chuyên môn. Đặc biệt với liệu pháp tiêm thuốc, người bệnh phải đến các cơ sở y tế để thực hiện, tuyệt đối không tự lý làm tại nhà.

Cách trị khô khớp gối với thuốc Đông y

Bệnh khô khớp trong Đông y được cho là do sự tắc nghẽn, ứ đọng kinh mạch dẫn đến việc suy giảm chức năng ngũ tạng suy giảm, dịch khớp giảm tiết, gây nên tình trạng khô đau các khớp.

Các bài thuốc Đông y chủ trị các triệu chứng đau nhức đồng thời bồi bổ ngũ tạng và đả thông khí huyết kinh mạch, kích thích máu lưu thông tuần hoàn.

Nhiều thảo dược quý hiếm được chứng minh là có công dụng trong giảm đau, giảm sưng, tăng cường sản sinh dịch khớp được kết hợp trong các bài thuốc sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe xương khớp.

Một vài bài thuốc nam trị khô khớp cũng được nhiều người tin tưởng sử dụng nhờ hiệu quả tốt và tiết kiệm chi phí đáng kể.

Cách điều trị khô khớp gối bằng vật lý trị liệu

Song song với việc dùng thuốc điều trị, các bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện vật lý trị liệu nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Phương pháp vật lý trị liệu sử dụng dụng cụ bên ngoài tác động vào khớp, nhằm làm giảm các triệu chứng của khô khớp, thoái hóa khớp. Một vài hình thức vật lý trị liệu điều trị khô khớp phải kể đến như:

  • Tập luyện các bài tập tập trung vào khớp bị khô
  • Chiếu đèn hồng ngoại
  • Nhiệt trị liệu
  • Chiếu sóng ngắn bằng máy bức xạ
  • Sử dụng xung điện, tia laser
Vật lý trị liệu được ưa chuộng vì hạn chế xâm lấn tối đa
Vật lý trị liệu được ưa chuộng vì hạn chế xâm lấn tối đa

Châm cứu, bấm huyệt chữa khô khớp gối

Châm cứu bấm huyệt xoa bóp thường được kết hợp với việc sử dụng các bài thuốc Đông y để giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Đây là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh lý về xương khớp. Khi thực hiện, các chuyên gia sẽ thực hiện dùng tay hoặc kim châm tác động trực tiếp lên các huyệt đạo trong cơ thể. Từ những tác động này giúp đả thông kinh mạch, cải thiện nhiều vấn đề như đau nhức, sưng tấy và cũng hỗ trợ điều trị khô khớp rất tốt.

Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế xâm lấn tối đa và không gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Tuy nhiên để thực hiện được, các y bác sĩ phải có tay nghề chuyên môn cao. Người bệnh nên tìm đến đúng người nếu không muốn càng chữa càng nặng.

Phẫu thuật

Không nhiều nhưng cũng có một vài trường hợp khô khớp phải tiến hành phẫu thuật. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương án phẫu thuật khác nhau. Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật hạn chế xâm lấn cũng đã được phổ biến nhằm giúp người bệnh loại bỏ đau đớn và nhanh chóng phục hồi hơn:

  • Phẫu thuật loại bỏ sụn khớp bị hỏng, điều chỉnh lại vị trí các gân khớp
  • Phẫu thuật cắt lọc các biểu bì mô bị viêm
  • Phẫu thuật thay khớp nhân tạo
Những trường hợp khô khớp gây biến chứng chỉ có thể cải thiện bằng phẫu thuật
Những trường hợp khô khớp gây biến chứng chỉ có thể cải thiện bằng phẫu thuật

Lưu ý giúp phòng ngừa tái phát bệnh khô khớp

Khô khớp, khô dịch khớp có thể được điều trị khỏi nhưng hoàn toàn có thể tái phát bất cứ lúc nào. Chính vì thế người bệnh không nên chủ quan, luôn phải ghi nhớ:

  • Dùng thuốc đúng liều, không tự ý tăng giảm
  • Thuốc Đông y phải dùng hết liệu trình, không dừng giữa chừng
  • Chế độ ăn uống và tập luyện luôn phải được duy trì cho dù bệnh đã thuyên giảm
  • Không nằm ngủ điều hòa ở nhiệt độ quá thấp
  • Luôn giữ ấm cho tay chân vào mùa đông
  • Sử dụng thực phẩm chức năng cho xương khớp một cách đều đặn.

Mỗi một phương pháp điều trị khô khớp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Để việc chữa trị đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên đặc biệt tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn và kiên trì thực hiện một cách đều đặn.

5/5 - (1 bình chọn)

Dành cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *