3 Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối chuẩn từ chuyên gia

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối là nền tảng tạo nên tính hiệu quả trong toàn bộ quá trình điều trị bệnh. Thoái hóa khớp gối được điều trị tích cực sẽ giúp người bệnh xoa dịu cơn đau, hồi phục chức năng khớp gối đồng thời giúp họ vận động linh hoạt và dễ dàng hơn.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối

Dù lựa chọn phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối Bộ Y tế hay phác đồ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối từ các cơ sở chuyên khoa khác thì vấn đề chẩn đoán bệnh cũng đều rất quan trọng. Chẩn đoán đúng bệnh ngay từ đầu sẽ giúp cho quá trình chữa trị thuận lợi hơn, cơ hội thành công cũng cao hơn.

Tuân thủ theo phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối để đạt hiệu quả chữa bệnh cao nhất
Tuân thủ theo phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối để đạt hiệu quả chữa bệnh cao nhất

Phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối được thực hiện theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR. Theo đó, các bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu sau để xác định bệnh nhân có bị thoái hóa khớp gối hay không.

  • Khi chụp X-quang khớp gối của bệnh nhân sẽ nhận thấy hình ảnh gai xương ở phần rìa khớp.
  • Kiểm tra dịch khớp thì đó là dịch thoái hóa khớp chứ không phải dịch nhầy bình thường ở khớp. Số lượng tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3
  • Người bệnh có biểu hiện bị cứng khớp gối trong khoảng 30 phút.
  • Những người mắc bệnh có độ tuổi trên 40 và tập trung đến 80% là nữ giới.
  • Tràn dịch khớp, khớp gối bị sưng to hơn bình thường và gây nên đau đớn. Mức độ đau tăng lên khi bệnh nhân di chuyển hay cử động khớp gối.
  • Khi siêu âm phát hiện mảnh sụn thoái hóa bị bong vào ổ khớp.
  • Đầu gối bị biến dạng, có thể bị lệch khớp.

Chính sự hiện đại trong y học đã giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Nhờ vậy, việc đưa ra phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối cũng đạt hiệu quả cao hơn.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối

Phác đồ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối dù thực hiện theo phương pháp điều trị nào cũng cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Luôn chú ý vấn đề giảm đau cho bệnh nhân. Bời vì thoái hóa khớp gối gây đau đớn, mức độ đau ở từng giai đoạn bệnh sẽ khác nhau. Cho nên điều trị giảm đau trong các đợt tiến triển là rất cần thiết.
  • Cố gắng phục hồi chức năng của khớp gối. Ngăn chặn tối đa sự biến dạng của khớp gối. Đây là nguyên tắc không thể bỏ qua trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối.
  • Tránh những tác dụng phụ không mong muốn khi áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau cho người bệnh.
    Tăng cường nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh thông qua chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt khoa học.

Sau đây là những phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối Bộ Y tế và các cơ sở chuyên khoa xương khớp sử dụng.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối nội khoa

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối nội khoa là phương pháp tác động vào khớp gối từ bên trong. Tùy từng mức độ bệnh mà chuyên gia sẽ chỉ định hình thức khác nhau. Sau đây là một số phương pháp nội khoa trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối.

Thuốc điều trị triệu chứng giảm đau, chống viêm

Những người mắc căn bệnh này luôn thường trực cảm giác đau đớn do khớp gối viêm sưng, sụn khớp bào mòn không còn tạo được lớp đệm cho khớp. Do vậy, trong mọi phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối đều cần đến thuốc giảm đau và tiêu viêm.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc

Một số loại thuốc được chỉ định chữa bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm:

  • Thuốc có tác dụng giảm đau điển hình như Paracetamol, Tramadol.
  • Các loại thuốc có tác dụng chống viêm không steroid như Etoricoxib, Celecoxib, Meloxicam, Diclofenac, Piroxicam.
  • Các loại thuốc bôi bên ngoài khớp gối như Voltaren Emulgel.. có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng phụ.

Bên cạnh các loại thuốc dùng đường uống và bôi như trên thì bệnh nhân còn được chỉ định tiêm thuốc. Đó là:

  • Thuốc dạng tiêm Hydrocortison acetat.
  • Các chế phẩm chậm bao gồm Methylprednisolone, Betamethasone dipropionate.
  • Dung dịch tiêm khớp Acid hyaluronic hyaluronate.

Dùng thuốc tác dụng chậm

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối nội khoa còn sử dụng các dược phẩm đem lại tác dụng chậm sau:

  • Piascledine 300mg.
  • Glucosamin sulfat.
  • Thuốc Acid hyaluronic kết hợp Chondroitin sulfate.
  • Thuốc ức chế Interleukin 1.

Ngoài ra trong phác đồ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ bơm huyết tương vào khớp gối 6ml- 8ml PRP.

Cấy ghép tế bào gốc

Đây là một phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối nội khoa hiện đại mang lại hiệu quả điều trị tích cực. Có hai loại tế bào gốc được dùng trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối là:

  • Tế bào gốc chiết xuất từ mô mỡ tự thân của chính người bệnh.
  • Tế bào gốc được lấy từ tủy xương tự thân bệnh nhân.

Các phương pháp nội khoa được áp dụng trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối đòi hỏi người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc không được tùy tiện để mang lại hiệu quả tốt nhất đồng thời tránh những tác dụng không mong muốn.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối ngoại khoa

Điều trị thoái hóa khớp gối ngoại khoa là biện pháp can thiệp khớp gối thông qua các hoạt động phẫu thuật, can thiệp dao kéo. Sau đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối ngoại khoa.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối thông qua nội soi khớp

Nội soi khớp gối là một phương pháp điều trị bệnh trong y học hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Thông qua máy soi khớp và các dụng cụ y khoa rất nhỏ, những can thiệp vào khớp gối được diễn ra nhanh chóng, hiển thị trên máy ảnh.
Chuyên gia áp dụng điều trị thoái hóa khớp gối thông qua nội soi để thực hiện các công việc sau:

  • Cắt lọc, bào sụn, rửa khớp và sụn khớp.
  • Khoan kích thích tạo xương cho khớp gối.
  • Cấy ghép tế bào sụn khớp.
Nội soi rửa khớp gối
Nội soi rửa khớp gối

Phẫu thuật thay thế khớp gối thoái hóa bằng khớp gối nhân tạo

Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng, có nguy cơ bị mất chức năng khớp gối và liệt hoàn toàn thì các bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh thay thế khớp gối. Tùy theo nhu cầu và tình trạng thoái hóa mà người bệnh có thể lựa chọn thay một phần hay thay toàn bộ khớp gối.

Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ để thay thế khớp gối thoái hóa bằng khớp gối nhân tạo. Đây là cách giúp bệnh nhân chấm dứt tình trạng thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối này không được khuyến khích trong y khoa. Các bác sĩ luôn cố gắng nỗ lực để giúp bệnh nhân giữ lại khớp gối thật của mình. Do đó, việc chỉ định mổ thay khớp gối chỉ được áp dụng trong trường hợp khớp gối bệnh nhân không còn cách nào khác để cứu vãn.

Phác đồ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ngoại khoa đòi hỏi kỹ thuật y khoa cao cùng máy móc và các thiết bị y tế hiện đại. Do đó, nếu bệnh nhân có nhu cầu cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối của mình bằng ngoại khoa hãy đến ngay những bệnh viện uy tín, cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và điều trị tích cực.

Vật lý trị liệu

Nhắc đến phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối không thể bỏ qua vật lý trị liệu. Đây là phương pháp tác động trực tiếp lên khớp gối để giảm triệu chứng bệnh và hồi phục chức năng khớp gối.

Những bài tập vật lý trị liệu sau đây sẽ giúp bệnh nhân đạt kết quả cao trong quá trình điều trị.

  • Chườm đá: Lấy đá lạnh đặt trong khăn và bọc lại rồi chườm lên khớp gối. Nhiệt lạnh sẽ giúp co mạch máu và ngưng chảy dịch trong khớp gối. Nhờ vậy người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau được xoa dịu nhanh chóng đồng thời hạn chế sưng viêm trong khớp.
  • Tập co duỗi chân: Người bệnh nằm trên giường, giơ cao một chân khoảng 45 độ sau đó co chân và duỗi ra 5 lần. Hạ chân xuống và thực hiện tương tự với bên chân còn lại.
Tập vật lý trị liệu giúp hồi phục chức năng khớp gối
Tập vật lý trị liệu giúp hồi phục chức năng khớp gối
  • Dùng công nghệ cao: Bệnh nhân được áp dụng các phương pháp trị liệu công nghệ cao như chiếu đèn hồng ngoại, chiếu sóng ngắn … Tùy mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian thực hiện mỗi ngày.

Những bài tập vật lý trị liệu trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối thường được các chuyên gia khuyến khích thực hiện kèm trong các phương pháp điều trị khác. Người bệnh thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp phục hồi chức năng xương khớp, giảm đau và kích thích sản sinh dịch nhầy khớp gối.

Những lưu ý khi thực hiện phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối được đưa ra bởi đội ngũ chuyên gia là các bác sĩ đầu ngành khoa cơ xương khớp. Do đó, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

  • Trong quá trình thực hiện theo phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Tránh việc dùng thuốc bừa bãi, dùng quá liều hoặc bỏ dở giữa chừng.
  • Người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên những món ăn tốt cho xương khớp. Tăng cường bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa xương.
  • Kiểm soát cân nặng để cơ thể không bị thừa cân béo phì. Theo nghiên cứu, béo phì là một trong những yếu tố gia tăng áp lực khớp gối khiến khớp gối nhanh lão hóa hơn.
  • Khi thấy khớp gối xuất hiện các triệu chứng của thoái hóa như đau nhức, cứng khớp, khó khăn khi co duỗi chân và đi lại thì cần đi bệnh viện thăm khám. Phát hiện sớm bệnh sẽ giúp cơ hội điều trị thành công cao hơn.
  • Khi bị bệnh thoái hóa khớp gối cần đến các bệnh viện chuyên khoa và tuân thủ phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối của bác sĩ.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối chuẩn quyết định kết quả điều trị bệnh cho bệnh nhân. Sự tuân thủ của người bệnh đối với phác đồ đó là yếu tố cần và đủ để quá trình điều trị đi đến thành công. Để được điều trị theo phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối Bộ Y tế hãy đến ngay các bệnh viện chuyên khoa xương khớp uy tín!

5/5 - (1 bình chọn)
thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh: Cảnh báo nguy hiểm!
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động. Nếu không phát hiện sớm và can thiệp chuẩn xác, tổn thương ở rễ…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *