Tổng hợp các phương pháp chữa gai cột sống tốt nhất cho người bệnh

Chữa gai cột sống hiệu quả nhất như thế nào? Chúng ta đều biết, bệnh gai cột sống gây ra rất nhiều cản trở trong sinh hoạt của người bệnh. Thêm vào đó, sức khỏe cũng bị giảm sút rất nhiều, người bệnh chịu nhiều đau nhức và biến chứng. Để cải thiện các triệu chứng bệnh an toàn, mời các bạn cùng tham khảo các thông tin dưới đây.

Các cách chữa gai cột sống
Các cách chữa gai cột sống

Cách điều trị gai cột sống thắt lưng trong Tây y

Đây là phương pháp được người bệnh sử dụng phổ biến nhất, Tây y mang đến hiệu quả điều trị khá nhanh chóng với nhiều phương thuốc khác nhau.

Thuốc điều trị gai cột sống

Khi bệnh nhân có các biểu hiện đau nhức, gai cột sống gây ra cảm giác khó chịu, cơn đau kéo lan sang các vùng xung quanh. Người bệnh sẽ được các bác sĩ kê một số thuốc thuộc các nhóm giảm đau như: Ibuprofen, Paracetamol, các loại thuốc giãn cơ, chống viêm, vitamin B hoặc thuốc Methylprednisolon…

Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị các cơn đau dữ dội hành hạ, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nặng. Các bác sĩ sẽ có thể chỉ định tiêm Corticosteroids trực tiếp vào sống lưng cho người bệnh. Đây là loại thuốc có công dụng giảm đau và kháng viêm rất nhanh. 

Tuy vậy, người bệnh không được lạm dụng sử dụng Corticosteroids. Để tiêm thuốc, chúng ta cần đến các bệnh viện hoặc cơ sở ý tế được được tiêm với liều lượng thích hợp.

Tất cả đơn thuốc được người bệnh sử dụng cần thực hiện theo đúng liều lượng chỉ định. Bệnh nhân không được phép bỏ bớt hoặc thêm thuốc. Nếu trong quá trình sử dụng xảy ra các tác dụng phụ, cơ thể có triệu chứng bất thường. Người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ phụ trách điều trị để có biện pháp xử lý.

Thuốc kê đơn cho bệnh nhân gai cột sống
Thuốc kê đơn cho bệnh nhân gai cột sống

Cùng với các đơn thuốc, bệnh nhân còn có thể thực hiện phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật này cũng có thể áp dụng với người bệnh gai cột sống L4 L5 hay gai đôi cột sống. Người bệnh chỉ phẫu thuật gai cột sống với điều kiện bệnh chuyển biến rất nặng. Người bệnh có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hại. 

Các phương pháp phẫu thuật

Có nhiều phương pháp phẫu thuật gai cột sống, dưới đây là một số cách chữa gai cột sống thông dụng nhất:

Mổ nội soi: Đây là cách phẫu thuật thực hiện qua vết cắt nhỏ ở trên lưng người bệnh. Tiếp đó, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nội soi đầu gắn camera để đưa vào bên trong cơ thể. Thông qua hình ảnh từ camera truyền lại, bác sĩ có thể quan sát tình trạng của cột sống và tiến hành loại bỏ các đốt gai xương.

Phương pháp này có ưu điểm là xâm lấn ít, không đau đớn nhiều, người bệnh nhanh hồi phục và ít bị biến chứng.

Mổ cắt lát: Cách phẫu thuật này thực hiện bằng cách cắt bỏ phần lát mỏng nằm ở khu vực gai xương. Lát mỏng bị cắt bỏ sẽ tạo ra khoảng trống nhỏ ở giữa 2 đốt sống. Nhờ đó, đĩa đệm và một số bộ phận xung quanh cột sống được giảm sức ép.

Phẫu thuật bằng phương pháp truyền thống: Phương pháp mổ truyền thống sẽ thực hiện xâm lấn ở diện rộng. Người bệnh cũng vì vậy cần nhiều thời gian hồi phục cơ thể hơn. Tuy vậy, phương pháp này giúp bác sĩ phẫu thuật dễ dàng quan sát và cắt bỏ các gai xương, đồng thời định hình cấu trúc cột sống như ban đầu.

Phương pháp phẫu thuật loại bỏ gai xương
Phương pháp phẫu thuật loại bỏ gai xương

Phương pháp dùng miếng đệm gan mỏm gai: Với trường hợp có mỏm gai kích thước nhỏ, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy đệm. Miếng đệm sẽ được đưa vào phần giữa của đốt sống bị mọc gai xương. Cách làm này giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức rất hiệu quả.

Chúng ta cũng cần biết rằng, trong quá trình phẫu thuật có thể xảy rủi ro ở một số ít bệnh nhân. Phẫu thuật thất bại sẽ để lại rất nhiều di chứng ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Đông y chữa gai cột sống an toàn, hiệu quả

Đông y cũng là phương pháp điều trị mang đến những chuyển biến rất tích cực cho người bệnh. Các bài thuốc sử dụng nguồn thảo dược thiên nhiên giúp đi sâu vào cơ thể để chữa trị bệnh. Các thành phần chữa bệnh này đều rất lành tính, an toàn. Thuốc không gây ra tác dụng phụ giống một số loại thuốc trong Tây y.

Đặc biệt, thảo dược Đông y sử dụng còn giúp bệnh nhân tăng cường bồi bổ các tạng phủ trong cơ thể. Tăng cường tuần hoàn máu, làm giãn gân cốt, giúp xương cốt khỏe hơn và người bệnh được an thần, thư giãn.

Bên cạnh đó, các bài thuốc của Đông y có một số nhược điểm nhỏ như: Người bệnh cần sắc thuốc để có thể sử dụng, thuốc cần thời gian để phát huy tác dụng lâu hơn so với thuốc Tây y. Với một số người bệnh thì thuốc trong Đông y cũng có mùi khá khó chịu.

Các bài thuốc được sử dụng

Bài thuốc 1: Có công dụng giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau nhức, làm mạnh gân cốt. Tăng sức đề kháng cũng như giải nhiệt, bồi bổ khí huyết cho người sử dụng.

Nguyên liệu thuốc: Chi mẫu, ngưu tất (12gam mỗi loại), độc hoạt, hy thiêm, đỗ trọng, quế chi (10gam mỗi loại), xuyên quy (6gam), thạch cao, vương cốt đằng (8gam mỗi loại), cẩu tích, phòng phong (6gam mỗi loại).

Cách sắc thuốc:

  • Người bệnh mang tất cả các vị thuốc sắc với 600ml nước. Sắc thuốc trên lửa nhỏ.
  • Khi thuốc cạn còn khoảng 1 bát con thì có thể tắt bếp và sử dụng. Thuốc nên chia nhỏ thành các bữa để uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Cùng với khả năng làm giảm các cơn đau buốt ở sống lưng. Người bệnh còn có thể đẩy lùi chứng co cứng khớp ở lưng và cổ khi sử dụng bài thuốc này.

Nguyên liệu thuốc: Quế chi, thược dược (12gam mỗi loại), cát căn, đại hoàng, ý dĩ (16gam mỗi loại), ma hoàng (8gam).

Cách sắc thuốc: 

  • Chúng ta sắc thuốc bằng ấm sắc hoặc nồi với 800ml nước. Khi thuốc chuyển màu đậm và cạn còn ⅓ thì có thể dừng sắc.
  • Thuốc các bạn chia ra thành 3 – 4 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Thuốc nên uống lúc nóng, các bữa sau bạn có thể hâm nóng trước khi uống.
Bài thuốc trị bệnh trong Đông y
Bài thuốc trị bệnh trong Đông y

Bài thuốc 3: Các vị thuốc trong bài thuốc này giúp bệnh nhân đẩy lùi cơn đau ở vùng sống lưng. Các triệu chứng đau nhức toàn thân khác cũng sẽ nhanh chóng có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.

Nguyên liệu thuốc: Đương quy, phòng phong, xuyên khung (12gam mỗi loại), quế chi, độc hoạt, khương hoạt (10gam mỗi loại), hoàng bá, đào nhân, sài hồ, hồng hoa (8gam mỗi loại).

Cách sắc thuốc: 

  • Tương tự như 2 bài thuốc trên, các bạn sắc thuốc với 1000 – 1200ml nước. Phần thuốc thu về còn khoảng 300ml.
  • Mỗi ngày người bệnh uống hết 1 thang thuốc, thuốc chia nhỏ 3 – 4 phần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc 4:  Người bệnh sẽ đạt được hiệu quả giảm đau cũng như giúp khu phong, trừ thấp, hóa ứ và ôn kinh hiệu quả nhờ các vị thuốc bạn sử dụng sau đây.

Nguyên liệu: Sinh địa (40gam), tàm sa (25gam), kỳ xà, đương quy, chế phụ tử, xích thược, tần giao (9gam mỗi loại).

Cách sắc thuốc:

  • Người bệnh sắc các vị thuốc này ở mức lửa nhỏ, lượng nước thích hợp để sử dụng là 800 – 1000ml nước.
  • Bạn đun sôi đợi đến khi thuốc cạn còn khoảng 250ml thì có thể chắt thuốc ra để sử dụng.

Thủ thuật châm cứu chữa gai cột sống

Cùng với các bài thuốc trên, người bệnh có thể áp dụng các bài vật lý trị liệu gai cột sống. Thực hiện các động tác bấm huyệt, massage châm cứu hoặc các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để hỗ trợ cho quá trình điều trị một cách tốt nhất.

Châm cứu hỗ trợ giảm cơn đau nhức sống lưng
Châm cứu hỗ trợ giảm cơn đau nhức sống lưng

Hiện nay có 2 phương pháp châm cứu được sử dụng phổ biến là:

Điện châm: Bác sĩ sử dụng dòng điện ở mức phù hợp để tác động trực tiếp lên các huyệt đạo thông qua kim châm. Phương pháp này sử dụng dòng điện nhỏ nên không gây đau nhức. Người bệnh sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu, các cơn đau nhức sống lưng được cải thiện rất nhiều.

Thùy châm: Đây là phương pháp bác sĩ dùng thuốc ở một liều lượng nhất định tiêm trực tiếp vào các huyệt đạo. Phương pháp này có công dụng dược lý ở mức cao và có thể chữa trị nhiều chứng bệnh trong cùng lần tiêm.

Cách bấm huyệt cho người bệnh gai cột sống

Cùng với châm cứu, bấm huyệt cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống với công dụng khá tốt. Người bệnh có thể điều trị chứng gai cột sống thông qua một số huyệt đạo gồm:

Huyệt GB21: Huyệt có vị trí nằm ở vùng cơ vai, từ vị trí trung điểm của đường nối từ phần cổ đến phần cánh tay. Bấm huyệt GB21 giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức, tê mỏi cổ và cánh tay. Phụ nữ mang thai không được bấm huyệt này vì huyệt có khả năng làm người bệnh có thai chuyển dạ.

Huyệt phong trì: Vị trí của huyệt nằm ở phần sau của dái tai. Khi người bấm huyệt tác động lên vị trí này sẽ giúp bệnh nhân giảm mệt mỏi, cứng cổ. Các cơn đau đầu cũng được cải thiện hiệu quả, tinh thần người bệnh thoải mái.

Bấm huyệt giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng đau mỏi hiệu quả
Bấm huyệt giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng đau mỏi hiệu quả

Gai cột sống điều trị như thế nào trong dân gian?

Ngoài phương pháp điều trị bằng Đông y, Tây y, dân gian ta cũng có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh được sử dụng rộng rãi. Các công thức trị bệnh đều sử dụng nguồn thảo mộc tự nhiên dễ kiếm, giá thành rẻ và cách sử dụng cũng không quá phức tạp.

Tuy vậy, các phương pháp chữa trị từ dân gian sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể phát huy tốt công dụng. Ngoài ra, mức độ hiệu quả của bài thuốc mang lại giữa các bệnh nhân cũng có sự khác biệt. Tùy từng người thuốc sẽ có tác dụng nhiều hay ít hoặc thậm chí không có tác dụng. 

Vậy nên người bệnh nếu sử dụng trong một thời gian nhưng không thấy có hiệu quả cần lựa chọn các điều trị khác.

Bài thuốc chữa gai cột sống bằng lá ngải

Lá ngải cứu có công dụng làm giảm cơn đau, tăng cường sức khỏe, cải thiện hiệu quả các triệu chứng gai cột sống. Bệnh nhân có thể sử dụng lá ngải cứu tươi để ép lấy nước uống hoặc đắp bên ngoài.

Cách sử dụng: 

  • Các bạn chuẩn bị một nắm lá ngải cứu,  2 – 3 thìa muối biển. Lá ngải cứu chúng ta mang rửa sạch và để ráo nước.
  • Sau đó, cho lá ngải lên chảo sao cùng với muối biển. Khi lá đã thơm vàng, người bệnh đổ lá ra khăn,  bọc lại và đắp trực tiếp lên vùng lưng bị đau nhức. 
  • Mỗi ngày người bệnh có thể chườm nóng bằng lá ngải 2 lần để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Xem thêm

Hỗ trợ chữa gai cột sống bằng lá ngải
Hỗ trợ chữa gai cột sống bằng lá ngải

Cây phèn đen

Đây là cây thuốc được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y. Cây phèn đen mang đến hiệu quả điều trị bệnh cho những người mắc bệnh về xương khớp. Đặc biệt là bệnh nhân bị viêm khớp, gai cột sống hoặc bị thoái hóa đốt sống lưng,…

Cách sử dụng: 

  • Chúng ta dùng 25g phèn đen khô, 12g lá bưởi bung và 10g rễ gấc. Tất cả nguyên liệu mang rửa sạch và sao vàng.
  • Tiếp theo, người bệnh lấy các nguyên liệu đã sao để sắc thuốc với 1,5 lít nước. Thuốc sắc trên bếp khoảng 1 giờ thì có thể chắt ra để uống. 
  • Chúng ta uống thuốc 3 – 4 lần trong ngày, thời gian uống tốt nhất là sau mỗi bữa ăn ít nhất 30 phút.

Rễ cây đinh lăng

Rễ cây đinh lăng từ lâu đã được sử dụng để chữa rất nhiều chứng bệnh trong dân gian. Đinh lăng còn được ngâm rượu để uống giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết. Với người bị gai cột sống, đinh lăng phát huy công dụng giảm đau và ngăn ngừa tình trạng sưng viêm.

Cách sử dụng:

  • Người bệnh dùng 25g rễ đinh lăng đem rửa sạch, cắt nhỏ và sao khô trên bếp với lửa nhỏ. 
  • Rễ sao xong chúng ta sắc cùng 600ml nước, khi nước cạn còn khoảng 1 bát con thì có thể dừng sắc.
  • Nước rễ đinh lăng người bệnh chia thành 3 bữa uống, uống nước khi còn ấm sẽ giúp phát huy công dụng một cách tối đa.
Bài thuốc trị bệnh từ rễ đinh lăng
Bài thuốc trị bệnh từ rễ đinh lăng

Lưu ý khi chữa gai cột sống người bệnh cần nhớ

Để quá trình điều trị bệnh gai cột sống không xảy ra các sự cố ngoài mong muốn, người bệnh cần chú ý một số điều như sau:

  • Bệnh nhân khi có các biểu hiện gai cột sống cần lập tức đến các cơ sở y tế để khám và thực hiện chữa bệnh kịp thời.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần thực hiện đúng theo phác đồ điều trị. Bệnh nhân sử dụng đầy đủ thuốc được kê đơn, không tự ý mua thuốc ở bên ngoài về dùng khi chưa được bác sĩ tư vấn.
  • Nếu người bệnh muốn kết hợp các đơn thuốc Tây y với Đông y hoặc dân gian, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Người bệnh tránh kết hợp sai phương pháp chữa bệnh gai cột sống gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm nhiều dưỡng chất có lợi cho xương khớp. Chúng ta tránh sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích, chứa cồn hay nhiều chất béo có hại.
  • Các bạn cần lựa chọn lối sống sinh hoạt lành mạnh, không vận động quá sức hay mang vác nặng làm đốt sống tổn thương nặng hơn. Với người làm việc văn phòng, nên thường xuyên đi lại để xương cốt vận động nhẹ nhàng.

Qua các phương pháp chữa gai cột sống trên, chúng tôi mong rằng người bệnh có thể lựa chọn cho mình một hướng điều trị phù hợp nhất. Với bất cứ cách điều trị nào, người bệnh cũng cần kiên trì thực hiện để sớm đạt kết quả như mong muốn. 

4/5 - (1 bình chọn)

Tham khảo thêm

Gai cột sống chèn dây thần kinh
Gai cột sống chèn dây thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng chữa trị
Gai cột sống chèn dây thần kinh là một chứng bệnh thoái hóa thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này đang dần có chiều…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *