Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần – Những điều bạn cần biết
Bảng tóm tắt
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần (radio) là phương pháp chữa bệnh mới, phổ biến, được các bác sĩ sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây. Đây là cách chữa bệnh hiệu quả cao, phù hợp với những ai bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là kỹ thuật gì?
Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, có khá nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm ra đời. Trong đó, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần được sử dụng phổ biến, có hiệu quả và được các bác sĩ khuyên dùng trong giai đoạn đầu mắc bệnh. Đây là 1 phương pháp điều trị giúp chữa khỏi thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Sóng cao tần còn được biết đến với tên khoa học là sóng radio. Loại sóng này sở hữu bước sóng dài, có khả năng làm nóng bề mặt một số vật thể, trong đó có xương khớp mà không gây xâm lấn, không để lại ảnh hưởng xấu.
Chính vì vậy, từ năm 1995, nhiều bác sĩ đã nghiên cứu và ứng dụng sóng cao tần trong điều trị một số bệnh như: Viêm amidan, thoát vị đĩa đệm, căng cơ,… Với đặc tính của sóng, chúng sẽ đốt nóng một số bộ phận, kích thích tái tạo các cơ quan và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần, các bác sĩ sẽ sử dụng máy phát sóng chuyên dụng, điều chỉnh tần số sóng trong mức 200 – 1200MHZ với nguồn nhiệt 40 – 70 độ C. Mức độ nóng phát ra từ sóng sẽ giúp thư giãn các bó cơ xung quanh, giảm áp lực lên đĩa đệm. Các khối đĩa đệm bị thoát vị sẽ bị thu nhỏ và quay trở về đúng vị trí. Nhờ vậy, người bệnh sẽ không còn bị đau đớn nữa.
Ưu – nhược điểm khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Trước khi quyết định chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần, người bệnh cần hiểu rõ ưu, nhược điểm của phương pháp. Mỗi cách chữa trị đều tồn tại các mặt hạn chế riêng. Tùy theo tình trạng, mong muốn của bản thân, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện điều trị nhanh chóng, chỉ dao động trong 20 – 30 phút.
- Không xâm lấn, không gây đau đớn, chảy máu, không để lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Không dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
- Thời gian hồi phục sau điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần rất nhanh. Chỉ 1 ngày sau khi thực hiện phương pháp, người bệnh đã có thể về nhà, sinh hoạt, ăn uống như bình thường.
Nhược điểm:
- Phạm vi chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần không rộng. Chỉ những ai thoát vị đĩa đệm dạng nhẹ (chưa bị rách bao xơ) hoặc không mắc bệnh cột sống mới có thể áp dụng phương pháp này.
- Chi phí thực hiện cao hơn khá nhiều so với các phương pháp khác, lên tới 30.000.000 VNĐ/lần nên rất ít người lựa chọn.
- Hiệu quả còn phụ thuộc vào thể trạng mỗi người.
- Số lượng cơ sở y tế đủ điều kiện áp dụng phương pháp này còn hạn chế.
Khi nào nên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần có thể được áp dụng trong một số trường hợp sau:
- Người mắc thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu, các triệu chứng còn nhẹ như tê bì chân tay, đau nhức lưng, cứng cổ, đau lan sang hai vùng vai, tay.
- Người mắc thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ và thắt lưng, đã thực hiện biện pháp điều trị nội khoa nhưng sau 6 tuần không thu được kết quả như mong muốn.
- Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm dẫn đến phồng lồi đĩa đệm nhưng bao xơ chưa bị rách.
- Người không mắc các bệnh lý cột sống khác.
- Lớp nhân nhầy trong đĩa đệm chưa bị suy giảm và mất nước.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng chỉ ra các trường hợp tuyệt đối không được điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần. Cụ thể như sau:
- Người mắc thoát vị đĩa đệm lâu ngày dẫn đến khối lượng nhân nhầy lớn.
- Người có bao xơ đã bị rách, đứt.
- Người từng bị chấn thương nặng ở khu vực cột sống.
- Người mắc các bệnh lý về cột sống khác như dị dạng cột sống, ung thư cột sống, hẹp ống sống cổ,…
Ngoài ra, các bác sĩ có thể cân nhắc thêm các yếu tố về thể trạng, độ tuổi, mức độ tổn thương đĩa đệm cụ thể,… Từ đó mới đưa ra quyết định chính xác xem người bệnh có nên thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần.
Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio
Để phương pháp đạt hiệu quả điều trị cao, không để lại các biến chứng nguy hiểm, quy trình thực hiện cần đạt chuẩn và được thực hiện bởi các bác sĩ tay nghề cao. Thông thường, các bước tiến hành phương pháp sẽ diễn ra theo trình tự sau:
Thăm khám, chuẩn bị trước khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Trước khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio, các bác sĩ cần thăm khám lâm sàng để xác định tình trạng sức khỏe, tổn thương đĩa đệm, chức năng vận động của người bệnh.
Để thực hiện điều này, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh chụp X-quang, CT (chụp cắt lớp vi tính) hoặc chụp MRI (chụp bằng sóng cộng hưởng từ). Qua các kỹ thuật này, kết quả sẽ cho thấy rõ ràng hình ảnh đĩa đệm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đo điện từ cơ thể nhằm nắm bắt mức độ đĩa đệm và các dây thần kinh liên quan bị chèn ép ra sao.
Thông qua quá trình thăm khám, các bác sĩ có thể biết được mức độ thoát vị đĩa đệm của người bệnh. Từ đó đưa ra tư vấn có nên thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần hay không. Nếu tình trạng của bệnh nhân phù hợp với phương pháp này, các bác sĩ sẽ nói chi tiết hơn về nguyên lý, chi phí thực hiện, các ưu, nhược điểm của phương pháp và kết quả đạt được.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ lưu ý một số điều trước khi tiến hành điều trị:
- Người bệnh cần kiêng uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích 1 tuần trước khi thực hiện phương pháp.
- Nếu bệnh nhân bị béo phì, thừa cân, cần tiến hành giảm cân trước để đảm bảo hiệu quả tối đa.
Tiến hành chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Sau khi bệnh nhân đã chuẩn bị sẵn sàng, họ sẽ được hẹn lịch thực hiện phương pháp. Bác sĩ bắt đầu điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần theo các bước sau:
- Bước 1: Thực hiện gây tê tại khu vực đĩa đệm để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, khó chịu trong quá trình điều trị.
- Bước 2: Xác định vị trí đĩa đệm bị tổn thương, sau đó dùng một chiếc kim tiêm vô trùng, trong đó có chứa sóng cao tần chích vào đó thông qua da.
- Bước 3: Bằng nghiệp vụ chuyên môn, các bác sĩ sẽ xác định được sóng radio lưỡng cực, điều chỉnh nhiệt độ nóng dần lên từ từ.
- Bước 4: Thông qua sóng cao tần, một nguồn nhiệt trong khoảng 40 – 70 độ C sẽ được đưa vào bên trong cơ thể. Đây là nhiệt độ vừa đủ để kích thích nhân nhầy trong đĩa đệm chảy bớt ra ngoài hoặc bị đốt bỏ. Kết thúc quá trình trị liệu.
Cả quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần thường chỉ kéo dài trong khoảng 20 – 30 phút. Sau khi điều trị xong, người bệnh cần ở lại bệnh viện theo dõi thêm trong khoảng 2 – 3 tiếng. Nếu tình trạng cột sống, sức khỏe không có vấn đề gì bất thường, bác sĩ sẽ cho phép bạn về nhà và hẹn lịch tái khám.
Kết thúc quy trình trên, các nhân nhầy sẽ được loại bỏ bớt, làm giảm áp lực lên các dây thần kinh và đĩa đệm nữa. Vì vậy người bệnh không còn bị đau nhức như trước và có thể sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Lưu ý sau khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần thành công, bệnh nhân vẫn không nên chủ quan. Để đĩa đệm sớm hồi phục hoàn toàn và phòng tránh nguy cơ tái phát, bạn nên tuân thủ một số lưu ý dưới đây.
- 2 tuần đầu sau khi điều trị, không nên đi lại nhiều hoặc vận động mạnh. Bởi điều này có thể khiến đĩa đệm phải chịu nhiều áp lực.
- Hạn chế đi xe máy ít nhất 1 tháng sau khi điều trị. Bởi việc xe máy xóc nảy có thể khiến đĩa đệm tái tổn thương.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hồi phục, tránh căng thẳng, lo âu.
- Tham khảo và tập các phương pháp vật lý trị liệu theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện chức năng xương khớp, sớm ổn định cấu trúc cột sống.
- Tìm tư thế ngồi, nằm, đứng chuẩn và thoải mái nhất cho hệ xương khớp.
- Thiết lập cho bản thân một chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D, sắt, omega-3,… sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần. Bởi chúng giúp gia tăng khả năng hồi phục của đĩa đệm, làm chắc khỏe xương khớp, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
- Không sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá bởi chúng có thể làm chậm quá trình tái tạo sụn khớp, gia tăng cảm giác đau nhức.
- Kiểm soát cân nặng, không ăn quá nhiều, đặc biệt là thực phẩm giàu chất béo. Bởi tình trạng béo phì, thừa cân sẽ gây áp lực nặng nề cho xương khớp, khiến bệnh dễ tái phát.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để chắc chắn rằng đã điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần thành công.
Sau khoảng 1 – 2 tháng thực hiện nghiêm túc các biện pháp hồi phục trên, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể sinh hoạt trở lại bình thường. Phương pháp có khả năng thành công lên đến 90%. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám, điều trị.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là biện pháp hiệu quả, an toàn, không đau đớn. Nếu người bệnh có ý định thực hiện phương pháp này, hãy liên hệ tới các cơ sở uy tín để được tư vấn!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!