Nguyên Nhân Gây Ngứa Chân Mày Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Từ Chuyên Gia

Ngứa chân mày là tình trạng gây khó chịu vô cùng. Không chỉ vậy, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số vấn đề da liễu cần phải được điều trị. Vậy nguyên nhân do đâu khiến chúng ta bị ngứa chân mày? Nó có gây ảnh hưởng gì không và chữa như thế nào? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Ngứa chân mày là điềm gì, bệnh gì?

Theo các nhà nhân tướng học thì chân mày là một trong những vị trí rất quan trọng trong việc suy đoán tài vận, vậy nên việc bị ngứa chân mày trái hoặc ngứa chân phải là điềm báo về vận may tài lộc sắp tới. Rất nhiều người tin vào “điềm ngứa chân mày” mà chủ quan, không nhận thức được mình đang gặp vấn đề về da liễu.

me day sau sinh khoi hoan toan 2
Mề Đay Đỗ Minh là bài thuốc nam gia truyền 150 năm của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Hàng ngàn bệnh nhân kể cả PHỤ NỮ SAU SINH, MANG THAI hay TRẺ NHỎ đều đã thoát khỏi cảnh mẩn ngứa mề đay nhờ tin dùng bài thuốc này. Xem ngay

Tuy nhiên trên thực tế, ngứa chân mày xảy ra do sự kích ứng nào đó trên da hoặc lỗ chân lông. Bên cạnh đó, đây còn có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh da liễu. Vì vậy không nên chủ quan nếu gặp phải tình trạng này.

Ngứa chân mày là biểu hiện của vấn đề da liễu
Ngứa chân mày là biểu hiện của vấn đề da liễu

Thông thường tình trạng ngứa chân mày sẽ nhanh chóng tự hết, nhưng nếu vấn đề này kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác. Trong trường hợp mắc bệnh lý về da liễu, bạn cần phải khắc phục sớm. Tốt nhất hãy theo dõi để phát hiện các triệu chứng bất thường một cách kịp thời.

Bác sĩ lý giải: Nguyên nhân gây ngứa chân mày

Theo lời giải thích của chuyên gia, ngứa chân mày có thể xuất phát từ những lý do sau đây:

Xăm chân mày bị ngứa

Hiện nay, xăm chân mày đang là một loại hình thẩm mỹ được rất nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ngứa chân mày.

Có rất nhiều lý do khiến cho chị em sau khi thêu chân mày bị ngứa, bao gồm:

  • Da bị kích ứng: Ở những người có làn da nhạy cảm, việc di kim vào biểu bì da để xăm chân mày có thể khiến da bị kích ứng gây nên tình trạng ngứa. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp do kỹ thuật viên có tay nghề không tốt, làm tổn thương da trong quá trình phun xăm lông mày, khiến cho vùng da tại đây bị ngứa và khó chịu.
Sau khi xăm chân mày có thể gây ngứa da
Sau khi xăm chân mày có thể gây ngứa da
  • Dị ứng với mực xăm: Chất lượng của mực xăm cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến làn da của bạn. Nếu sử dụng loại mực xăm kém chất lượng, bạn có thể bị dị ứng và ngứa chân mày vô cùng. Vì vậy hãy cẩn thận lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín để xăm chân mày.
  • Chăm sóc không đúng cách sau khi xăm: Để giúp cho phần xăm lông mày khi đã bong vảy vẫn giữ được độ đẹp, bạn cần phải chú ý một số điều trong chế độ ăn uống cũng như vệ sinh và chăm sóc da mặt. Việc không thực hiện đúng cách sẽ khiến vùng điêu khắc chân mày bị ngứa.

Ngứa chân mày do các bệnh da liễu

Ngoài nguyên nhân do phun xăm thẩm mỹ, tình trạng ngứa chân mày còn có thể là triệu chứng của một số bệnh da liễu như:

  • Viêm da: Bên cạnh triệu chứng ngứa da, bệnh lý này còn biểu hiện bằng những vết mẩn đỏ, da bong tróc. Bệnh viêm da cũng được chia làm nhiều loại khác nhau: viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng,… Mỗi thể bệnh sẽ có những đặc trưng riêng, hãy đi khám bác sĩ để nhận biết rõ ràng và có cách điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây ngứa chân mày có thể do viêm da
Nguyên nhân gây ngứa chân mày có thể do viêm da
  • Viêm nang lông: Viêm nang lông có thể xảy ra ở một hay nhiều nang lông, gây ngứa kèm theo nổi mẩn đỏ ở lỗ chân lông. Đây không phải vấn đề đáng lo ngại nhưng lại rất khó chữa, gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh kém tự tin.
  • Vảy nến: Bệnh vảy nến khi xuất hiện trên mặt sẽ gây ngứa, đỏ, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức tại vùng bị ngứa. Căn bệnh này cần được điều trị sớm để tránh lan sang các vùng khác.
  • Nhiễm ký sinh trùng da: Việc vệ sinh da không sạch có thể dẫn đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng da gây ngứa. Đây là vấn đề có thể gây tổn thương da nghiêm trọng và cần được khắc phục kịp thời.
    Dị ứng khiến chân mày bị ngứa

Dị ứng với mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ngứa chân mày. Bên cạnh tình trạng ngứa và khó chịu, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: hắt xì, ho, tức ngực, chóng mặt,…

Bệnh tiểu đường

Khi bị bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ mắc phải những vấn đề về da liễu do tuần hoàn kém, từ đó gây ngứa chân mày hoặc toàn cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cũng có khả năng bị viêm nang lông và nhiễm nấm cao hơn bình thường.

Ngứa chân mày có đáng lo ngại? Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu tình trạng ngứa chân mày xảy ra do kích ứng nhẹ thì không có gì đáng lo ngại, tình trạng ngứa có thể tự hết nhanh chóng và không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bị ngứa chân mày do mắc phải bệnh lý khác thì lại không thể chủ quan, nếu không tình trạng sẽ ngày một nghiêm trọng hơn như: nóng rát da, mẩn đỏ, khô da, bong tróc, sưng đau,…

Nếu không khắc phục tình trạng ngứa sớm thì vấn đề da liễu có thể trở nên nghiêm trọng
Nếu không khắc phục tình trạng ngứa sớm thì vấn đề da liễu có thể trở nên nghiêm trọng

Vậy nên, nếu thấy triệu chứng ngứa chân mày kéo dài từ 3 ngày trở lên, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và xác định vấn đề đang gặp phải ngay. Từ đó chúng ta mới có thể điều trị theo phác đồ phù hợp, tránh để ảnh hưởng tới sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Khắc phục tình trạng ngứa chân mày như thế nào?

Để khắc phục tình trạng ngứa chân mày, cần phải dựa vào nguyên nhân gây cũng như tình trạng và mức độ ngứa của người bệnh. Theo đó, bạn có thể chữa bằng mẹo dân gian đối (với mức độ nhẹ) hoặc bằng thuốc (với mức độ nặng).

Các mẹo giúp giảm ngứa chân mày tại nhà

Với những trường hợp dị ứng hoặc kích ứng nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giúp làm dịu da. Đây cũng là những cách dưỡng da vô cùng đơn giản tại nhà.

1. Dùng yến mạch:

Yến mạch vốn nổi tiếng là một phương pháp làm đẹp từ thiên nhiên. Bạn có thể đắp bột yến mạch, vừa để làm dịu tình trạng kích ứng, giảm ngứa một cách hiệu quả, vừa giúp cải thiện làn da của bạn. 

Cách làm:

  • Cho yến mạch vào máy xay thành bột hoặc mua sẵn loại yến mạch dạng bột
  • Trộn nước vào bột yến mạch với liều lượng sao cho vừa đủ để tạo thành hỗn hợp đặc sệt
  • Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng chân mày bị ngứa cho đến khi cảm thấy dễ chịu
  • Rửa sạch lại với nước ấm sau khi đắp xong
Yến mạch giúp khắc phục tình trạng ngứa chân mày
Yến mạch giúp khắc phục tình trạng ngứa chân mày

2. Dùng lá bạc hà

Trong bạc hà chứa chất gây tê nên có thể giúp bạn làm dịu cơn ngứa. Ngoài ra, bạc hà cũng có tác dụng chống viêm rất tốt.

Cách làm:

  • Ngâm bạc hà trong nước nóng để tinh dầu ngấm ra. Sau đó để nguội, có thể cho vào tủ lạnh để làm mát nước.
  • Dùng nước lá bạc hà để rửa vùng da bị ngứa
  • Thay vì dùng lá bạc hà tươi, bạn cũng có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu bạc hà vào nước.

3. Dùng lô hội: 

Lô hội rất tốt trong việc làm dịu da, giảm sưng, giảm ngứa. Trong lô hội chứa nhiều vitamin E cùng các thành phần có tác dụng chống khuẩn, chống viêm.

Cách làm:

  • Cắt một nhánh lô hội tươi, dùng gel từ thân lô hội để bôi lên vùng chân mày hoặc bất kỳ vùng da nào bị ngứa. Tránh bôi lên vết thương hở
  • Bạn có thể dùng loại gel lô hội được sản xuất sẵn, tuy nhiên dùng lô hội tươi vẫn mang lại hiệu quả cao hơn.
Bôi gel lô hội giúp làm dịu cơn ngứa
Bôi gel lô hội giúp làm dịu cơn ngứa

4. Dùng lá trà xanh

Trà xanh nổi tiếng có tính sát khuẩn cao. Dùng nước trà xanh vừa có thể làm sạch da, chống nấm, chống viêm nhiễm, vừa giúp làm dịu da, đỡ ngứa.

Cách làm:

  • Lá trà xanh đem rửa sạch, vò nát.
  • Nấu một ấm nước sôi rồi cho trà xanh vào đun một lúc cho thôi hết tinh chất.
  • Nước trà xanh để nguội, hòa thêm nước mát để lau, rửa vùng chân mày và da bị ngứa.

5. Dùng giấm táo

Giấm táo có tác dụng sát khuẩn, chống viêm rất tốt bởi chứa axit axetic. Bạn có thể dùng giấm táo để hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu và làm dịu cơn ngứa.

Cách làm: 

  • Pha một chút giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1.
  • Dùng khăn hoặc bông mềm thấm và lau nhẹ lên vùng chân mày bị ngứa. Nên tránh vết thương hở.
Dùng giấm táo để làm dịu tình trạng ngứa chân mày
Dùng giấm táo để làm dịu tình trạng ngứa chân mày

Điều trị ngứa chân mày bằng Tây y

Với các trường hợp ngứa chân mày do bệnh lý, bạn cần dùng các loại thuốc đặc trị. Dưới đây là một số loại thuốc dành cho từng bệnh cụ thể:

  • Viêm da: Thuốc bôi chứa corticoid, kẽm oxide 10%, Medrol, Hexamidine, Chlorhexidine,…
  • Viêm nang lông: Thuốc chứa Benzoyl peroxide, thuốc kháng sinh dạng bôi như Axit fusidic, Mupirocin, Neomycin, Clindamycin,…
  • Vảy nến: Methotrexat, Acitretin, Ciclosporin, Infliximab, Corticosteroid, Calcipotriol, Tazaroten, Acid salicylic,…
  • Nhiễm ký sinh trùng da: Thuốc chứa piperonyl butoxide và pyrethrin, malathion, rượu benzyl,…
  • Tiểu đường: Người bệnh có thể cần phải tiêm insuline, dùng thuốc ổn định đường huyết, giúp ức chế glucose,… Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân những đơn thuốc khác nhau.
Thuốc trị ngứa chân mày đa phần là dạng bôi
Thuốc trị ngứa chân mày đa phần là dạng bôi

Lưu ý: Để điều trị các bệnh lý gây ngứa chân mày, bệnh nhân cần phải thăm khám cụ thể tại các cơ sở y tế uy tín và cẩn thận trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Thuốc Tây y thường chứa thành phần dễ mẫn cảm hoặc đi kèm tác dụng phụ, vì thế bạn không nên tự mua thuốc về dùng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, nếu thấy có bất cứ triệu chứng bất thường nào trong quá trình điều trị, hãy ngưng dùng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và đổi thuốc.

Chữa ngứa chân mày bằng Đông y

Theo Đông y, tình trạng ngứa chân mày xuất phát từ căn nguyên bên trong. Khi cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố, không thể đào thải hết sẽ dẫn đến mất cân bằng nhiệt, phát ra ngoài thành tình trạng mẩn, ngứa.

Để khắc phục chứng bệnh này, phương pháp Đông y chú trọng đẩy lùi căn nguyên gốc rễ, nghĩa là phải thanh nhiệt, giải độc, từ đó giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, hết ngứa chân mày. Như vậy vừa có thể giải quyết được tình trạng ngứa một cách triệt để, vừa ngăn ngừa bệnh tái phát.

Một số vị thuốc Đông y có công dụng rất tốt để điều trị chứng bệnh này là: kim ngân hoa, phòng phong, xuyên khung, diệp hạ châu, bồ công anh, cúc tần,… Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua các vị thuốc này ở những đơn vị cung cấp sản phẩm Đông y.

Đông y cũng có nhiều phương thuốc giúp hết ngứa và chữa bệnh da liễu rất tốt
Đông y cũng có nhiều phương thuốc giúp hết ngứa và chữa bệnh da liễu rất tốt

Thuốc Đông y có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên đa phần đều lành tính, không gây tác dụng phụ. Cũng bởi vậy mà ngày càng nhiều người tìm đến phương pháp này thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y. Khi dùng thuốc Đông y, bạn nên duy trì trong một thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất, vừa là để chữa bệnh, vừa để cải thiện sức khỏe một cách toàn diện.

Nếu bị ngứa chân mày ra mề đay, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:

Không còn nỗi lo mề đay gây ngứa ngáy với Bài Thuốc Nam Gia Truyền Đỗ Minh Đường

Trên thị trường thuốc nam, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh hiện được nhiều người bệnh và giới chuyên gia đánh giá cao về độ AN TOÀN cũng như cơ chế điều trị đặc biệt giúp chặn đứng mề đay ngay từ gốc.

Bài thuốc ra đời từ những năm 1860, Mề Đay Đỗ Minh đã chắt lọc được những tinh hoa chữa bệnh của YHCT kết hợp cùng những kiến thức YHHĐ nhờ quá trình kế thừa và phục dựng của Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, truyền nhân đời thứ 5 của dòng họ Đỗ Minh).

Với cơ chế điều trị bệnh tổng thể: SONG TIÊU-ĐỒNG DƯỠNG, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh là liệu trình điều trị bệnh CHUYÊN SÂU từ trong ra ngoài với 3 loại thuốc nhỏ:

  • Thuốc đặc trị bệnh: Có tác dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố, giải độc, loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu của bệnh mề đay.
  • Thuốc bổ thận giải độc: Phục hồi những tổn thương bên trong tạng phế, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
  • Thuốc bổ gan dưỡng huyết: Tăng cường chức năng của gan, bồi bổ lưu thông khí huyết, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

KHÁM PHÁ: [Góc kiểm chứng] Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh có tốt không? Giá bao nhiêu?

Giai đoạn tác động của bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Điều đặc biệt, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh bào chế hoàn toàn từ 100% thảo dược thiên nhiên được ươm trồng và thu hái từ chính vườn ươm hữu cơ đạt chuẩn GACP-WHO của Đỗ Minh Đường. Đây là bài thuốc NÓI KHÔNG với chất bảo quản và tân dược, luôn CAM KẾT không sử dụng dược liệu bẩn vào trong thành phần. Chính vì thế, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú đều có thẻ hoàn toàn yên tâm sử dụng thuốc này mà không lo tác dụng phụ.

Sau quá trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, gần 50 vị thuốc quý được đưa vào phối ngũ với nhau theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN của dòng họ và chưng cất khép kín suốt 48 giờ liền, nhờ đó những “mẻ thuốc” tạo ra đạt chuẩn LÀNH-XANH-SẠCH.

me day do minh tphan bai thuoc

Nhờ hiệu quả vượt trội mà bài thuốc mang lại, Mề Đay Đỗ Minh đã được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn, hơn 90% người bệnh cải thiện được tình trạng mề đay chỉ sau từ 1-2 liệu trình sử dụng thuốc.

ĐỌC THÊM: [Review chi tiết] Người bệnh nói gì về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Hãy liên hệ đến số Hotline của nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường: 09633023490938449768, đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm luôn túc trực 24/7 để tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng bệnh mề đay giúp bạn.

banner me day DMD8

Khi bị ngứa chân mày cần lưu ý những gì để nhanh khỏi và tránh tái phát?

Để giúp hết bệnh nhanh chóng và tránh tình trạng ngứa chân mày tái phát, chúng ta cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Không nên đưa tay lên mặt vì tay của bạn có thể là ổ vi khuẩn do tiếp xúc với nhiều nơi.
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da, giúp da không bị khô, tránh tình trạng kích ứng gây ngứa.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ, tẩy da chết thường xuyên, tránh để bụi bẩn làm viêm, tắc nang lông tại vùng chân mày gây ngứa cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Luôn vệ sinh da sạch sẽ để tránh các vấn đề về da liễu
Luôn vệ sinh da sạch sẽ để tránh các vấn đề về da liễu
  • Vệ sinh chăn, ga, gối thường xuyên để vi khuẩn không phát triển và xâm nhập vào da.
  • Dùng các sản phẩm chăm sóc da từ thiên nhiên, thành phần lành tính. Không nên dùng các loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh.
  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để giữ cho cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, phòng tránh bệnh tật.

Với những thông tin trên mà trang tin cung cấp, hy vọng có thể giúp độc giả hiểu rõ về tình trạng ngứa chân mày mà mình đang gặp phải và tìm được cách điều trị phù hợp, hiệu quả. Chúc các bạn sớm khắc phục được tình trạng này.

4.8/5 - (6 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *