Viêm da cơ địa ở mặt, môi: Nguyên nhân và cách chữa không để lại sẹo

Viêm da cơ địa ở mặt và viêm da cơ địa ở môi khiến người bệnh vô cùng chán nản. Bởi lẽ, không chỉ gây khó chịu, chúng còn làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Thêm nữa, nếu điều trị không kịp thời và đúng cách, viêm da cơ địa ở vị trí này sẽ để lại sẹo và tái phát thường xuyên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh này và cách chữa hiệu quả nhất, chống tái phát.

Tổng quan về viêm da cơ địa ở mặt, môi

Viêm da cơ địa ở mặt, môi cũng là bệnh viêm da cơ địa hay có tên gọi khác là chàm thể tạng, bệnh chàm. Tuy nhiên, vì chàm xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể nên nhiều người gọi theo tên khu vực mắc bệnh cho dễ hình dung. Ví dụ: Viêm da cơ địa ở mặt và viêm da cơ địa ở môi thì khu vực mắc bệnh chính là ở mặt, ở môi; Viêm da cơ địa ở chân thì khu vực mắc bệnh chính là chân.

Viêm da cơ địa ở mặt gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho người bệnh dù là trẻ con hay người lớn
Viêm da cơ địa ở mặt gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho người bệnh dù là trẻ con hay người lớn

Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính nên không thể điều trị dứt điểm và dễ tái phát nhiều lần. Tuy nhiên đây cũng không phải căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nếu chữa trị sớm và phòng ngừa đúng cách thì bệnh cũng không dễ bị tái lại. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, vùng da mắc bệnh là mặt và môi, nên nếu điều trị muộn dễ để lại sẹo rất mất thẩm mỹ.

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở mặt, môi

Để nhận biết có phải mắc bệnh viêm da cơ địa ở mặt và viêm da cơ địa ở môi hay không hãy chú ý đến các dấu hiệu sau:

Dấu hiệu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Vùng mặt, môi và gần môi trẻ nổi mẩn đỏ: Thông thường, vùng trán, hai bên má, cằm và gần môi trẻ sẽ xuất hiện nhiều mẩn đỏ hình tròn. Khi chạm vào sẽ có cảm giác như các mụn nước li ti mọc gần nhau. 
  • Phù nề da: Vùng da mắc bệnh có cảm giác thô cứng chứ không mềm mại như bình thường. Bé sẽ có xu hướng gãi hoặc sờ vào các khu vực trên vì cảm giác ngứa.
Viêm da cơ địa ở môi nếu không chăm sóc đúng cách dễ bị bội nhiễm khó chữa trị hơn
Viêm da cơ địa ở môi nếu không chăm sóc đúng cách dễ bị bội nhiễm khó chữa trị hơn
  • Da đóng vảy: Viêm da cơ địa ở trẻ em thường sẽ bị đóng vảy tại những khu vực mắc bệnh và bong tróc dần. Lý do là vì da bị thiếu nước, vỡ dịch rồi đóng vảy khi khô lại.
  • Mệt mỏi, quấy khóc và bỏ ăn: Bởi vì bé khó chịu nên thường sẽ quấy khóc hơn bình thường. Chán ăn và ngủ không sâu giấc. Nếu kéo dài, bé rất dễ bị suy dinh dưỡng, thậm chí là sụt cân.

Dấu hiệu ở người lớn

  • Nốt mẩn đỏ, khô ráp: Tương tự như ở trẻ con, ở người lớn khi bị viêm da cơ địa ở mặt, môi cũng sẽ nổi các nốt mẩn đỏ, khô và bong tróc vảy. Nếu gãi sẽ bị nổi mụn nước và vỡ ra.
  • Ngứa vào ban đêm: Thường thì vào ban đêm, hiện tượng ngứa ngáy sẽ tăng dần hoặc khi thời tiết chuyển mùa làm người bệnh mất ngủ. Vệ sinh không đúng cách khu vực mắc bệnh còn sưng tấy, phù nề và lan ra những vùng da lành khác.
  • Mệt mỏi, kéo theo các triệu chứng khác: Cảm giác ngứa, khô da khiến người bệnh sẽ rất chán nản. Khi bị viêm da cơ địa trên mặt còn gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc, viêm mũi dị ứng, hen suyễn…

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa trên mặt và môi đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào làm sáng tỏ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra căn bệnh này có mối quan hệ mật thiết với yếu tố cơ địa dị ứng.

Viêm da cơ địa ở mặt tuy trẻ em thường gặp hơn nhưng người lớn cũng khó tránh khỏi
Viêm da cơ địa ở mặt tuy trẻ em thường gặp hơn nhưng người lớn cũng khó tránh khỏi

Dưới đây là một số yếu tố khiến căn bệnh bùng phát:

  • Di truyền: Nghiên cứu dịch tễ và sinh thiết mô da ở mặt và môi, các chuyên gia đa phần nhận định người bị viêm da cơ địa ở mặt, viêm da cơ địa ở môi đều có người thân cận huyết có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến viêm da cơ địa.
  • Hút thuốc lá và hít nhiều khói thuốc lá: Người hút thuốc lá hoặc làm làm việc ở môi trường nhiều khói thuốc lá cũng dễ mắc bệnh viêm da cơ địa ở môi, mặt. 
  • Tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng: Việc dùng nhiều mỹ phẩm, hóa chất tẩy rửa mạnh… cũng là một trong những nguyên nhân liên quan đến sự kích hoạt bệnh viêm da cơ địa.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Yếu tố chính làm bệnh viêm da mãn tính bùng phát. Người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, người nhiễm HIV… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Yếu tố tâm lý: Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi cũng là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này.
  • Cơ địa bị dị ứng: Người bị dị ứng hải sản, phấn hoa hoặc lông động vật, bụi bặm… rất dễ mắc viêm da cơ địa.
  • Da mặt của một số người rất mẫn cảm, đặc biệt khi tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, trang sức, mỹ phẩm, nước hoa, hóa chất hoặc sự thay đổi thời tiết một cách đột ngột,… thì rất dễ bị nhiễm viêm da cơ địa.

Cách chữa viêm da cơ địa ở mặt

Y học ngày nay đã có nhiều phát triển, do đó cũng có nhiều cách chữa viêm da cơ địa ở mặt, môi hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp phổ biến sau đây:

Áp dụng Tây y

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn mỏng manh hơn người lớn. Do vậy, chữa trị viêm da cơ địa ở mặt, môi trẻ cũng sẽ càng cần cẩn thận. Dưới đây là hướng điều trị theo Tây y khi trẻ mắc bệnh:

  • Kiểm soát ngứa cho trẻ

Khi ngứa, bé cũng có xu hướng tự gãi nhiều do đó cần phải giảm bớt triệu chứng ngứa cho trẻ. Có thể dùng băng gạc thấm ướt bằng nước mát rồi đắp lên vùng da mặt, môi bị viêm da cơ địa trong khoảng 5 – 10 phút. Cắt ngắn móng tay để trẻ có gãi cũng không làm xước và nhiễm trùng da. Thường bé sẽ không hợp tác, nên cha mẹ hãy đánh lạc hướng sự tập trung của trẻ như đọc sách, chơi trò chơi…

  • Bôi thuốc cortisone

Dùng thuốc này theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý chỉ bôi đúng liều lượng và đúng cách.

  • Bôi kem dưỡng ẩm da

Việc này giúp cho bé dịu các vết ngứa. Khuyến khích chọn loại kem lành tính, không chứa chất khiến bé bị dị ứng.

Đối với người lớn, cách chữa viêm da cơ địa ở mặt và môi cũng tương tự như trẻ nhỏ, nhưng thuốc thường có hoạt chất mạnh hơn. Điều trị viêm da cơ địa ở mặt, môi người trưởng thành có thể kết hợp trong uống ngoài bôi. Trường hợp thể nhẹ thường chỉ dùng thuốc bôi chứa chất kháng viêm. Tuy nhiên với những trường hợp đã trở nặng thì thuốc bôi không còn hiệu lực mà phải kết hợp thêm thuốc đường uống.

Một số loại thuốc phổ biến thường dùng là:

  • Thuốc bôi viêm da cơ địa hoặc kem steroid giúp ngăn chặn các cơn ngứa.
  • Thuốc ức chế Calcineurin, thường dùng khi Corticoid dạng bôi không phát huy hiệu quả.
  • Kem bôi, thuốc mỡ hay thuốc kháng sinh tại chỗ.
  • Thuốc kháng histamin đường uống.
  • Thuốc kháng sinh đường uống, như Doxycycline, Minocycline, Tetracycline hay Isotretinoin có thể được cân nhắc dùng cho những trường hợp bệnh nặng, có bội nhiễm.

Chữa viêm da cơ địa ở mặt và môi bằng tia cực tím:

Phương pháp này dùng tia cực tím để điều hòa miễn dịch trên da. Nếu xác định đúng cường độ, triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng giảm. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da. Vì thế, bệnh nhân cần cân nhắc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng.

Áp dụng Đông y

Ngoài việc điều trị viêm da cơ địa ở mặt, môi bằng Tây Y, người bệnh có thể áp dụng thêm các bài thuốc Đông y và mẹo dân gian để điều trị được nhanh nhất.

Bài thuốc với rau răm:

  • Dùng 1 lượng rau răm vừa đủ rửa sạch rồi xay nhuyễn. Đắp lên vùng da bị viêm da cơ địa 15 – 30 phút.
  • Mỗi ngày 1 lần, kiên trì trong vòng 2 tuần để có kết quả tốt nhất.
  • Không áp dụng với trẻ nhỏ.

Bài thuốc từ trà xanh:

  • Lấy 1 nắm lá trà xanh rửa sạch, vò nát rồi bỏ vào đun. Đun khoảng 1 giờ đồng hồ thì tắt bếp.
  • Dùng bông, gạc sạch thấm bôi lên vùng da bị bệnh (nếu là trẻ nhỏ)
  • Dùng để rửa mặt đối với.
  • Thực hiện liên tục 1 tuần sẽ thấy bệnh có tiến triển tốt.
Trà xanh được cho là có tác dụng chữa viêm da cơ địa ở mặt, môi
Trà xanh được cho là có tác dụng chữa viêm da cơ địa ở mặt, môi

Bài thuốc từ lá trầu không:

  • Với lá trầu không chữa viêm da cơ địa Lấy 7 – 9 lá trầu không rửa sạch, giã lấy nước cốt. Bôi lên vùng da bị viêm da cơ địa trong khoảng từ 5 – 10 phút rồi rửa lại bằng nước mát.
  • Tuần thực hiện 3 lần, áp dụng trong 2 tuần để thấy chuyển biến rõ rệt.
  • Không dùng cho trẻ nhỏ.

Bài thuốc từ cây lược vàng:

  • Lấy 10 lá lược vàng rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Chia uống 3 lần trong ngày.
  • Kiên trì áp dụng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
  • Cách này cũng không áp dụng cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo đơn giản, lành tính để giảm triệu chứng bệnh. Nguyên liệu rất an toàn nên có thể dùng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Dùng dầu dừa:

  • Lấy 1 ít dầu dừa vừa đủ bôi lên vùng da bị bệnh. Chờ 60 phút rồi rửa lại với nước mát.
  • Dùng mỗi ngày da sẽ mềm mịn và giảm đáng kể triệu chứng ngứa.

Dùng nha đam:

  • Lấy 1 nhánh nha đam mang rửa sạch, gọt vỏ nạo lấy gel. Vệ sinh sạch vùng da bị viêm da cơ địa rồi bôi gel nha đam lên. Sau 15 phút rửa sạch da với nước mát.
  • Nha đam cũng có khả năng gây kích ứng nên hãy thử một ít lên vùng da cổ tay. Nếu không thấy phản ứng bất lợi, bạn có thể dùng gel nha đam an toàn trên da mặt.

Một số lưu ý chăm sóc tại nhà

Trong quá trình điều trị, khi chăm sóc tại nhà cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không rửa mặt bằng nước quá nóng (trên 40 độ C): Nước nóng khiến da càng khô và ngứa hơn nên chỉ được rửa mặt với nước mát hoặc ấm vừa đủ.
  • Rửa mặt cần chọn các sản phẩm dịu nhẹ tránh làm da bị mất đi tính đàn hồi.
  • Sau khi rửa mặt xong cần bôi kem dưỡng ẩm da để da luôn đủ độ ẩm, không bị mất nước.
Dưỡng ẩm cho da tránh để cho da bị khô là biện pháp đơn giản nhưng lại rất có tác dụng
Dưỡng ẩm cho da tránh để cho da bị khô là biện pháp đơn giản nhưng lại rất có tác dụng
  • Khi bị viêm da cơ địa quanh miệng, sau khi ăn uống xong cần vệ sinh sạch quanh miệng bằng khăn mềm và ướt. Sau đó bôi kem dưỡng ẩm lại vùng da đó.
  • Sử dụng quần áo thoáng mát, ưu tiên quần áo đóng mở cúc phía trước thay vì chui đầu để tránh khi mặc – cởi quần áo cọ xát vào da gây rát.

Ngăn ngừa viêm da cơ địa ở mặt bùng phát

Đặc điểm của viêm da cơ địa là dễ tái phát, do vậy, sau quá trình điều trị cần xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc không để da bị khô. Dưới đây là một số biện pháp được cho là có hiệu quả:

  • Chú ý dưỡng ẩm cho mặt, môi: Khi da bị mất nước sẽ trở nên khô ráp, tức là lúc này hàng rào bảo vệ da tự nhiên khỏi vi khuẩn bị giảm tác dụng. Do đó, nên cần duy trì độ ẩm cho mặt và môi tránh cho viêm da cơ địa có cơ hội tái phát trở lại. Bạn nên lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ để tránh da bị kích ứng. 
  • Làm sạch da nhẹ nhàng: Vì sau điều trị viêm da cơ địa, da sẽ yếu và mỏng đi nên không được chà xát da mạnh gây tổn thương.
  • Thận trọng khi ăn các thực phẩm lạ, có tính lạnh để đề phòng dị ứng, kích ứng như hải sản, nhộng tằm, thịt đỏ, gia vị cay nóng, thức ăn nhanh có nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, chất kích thích…
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả có chứa nhiều vitamin E, A, C, kẽm… như các loại rau có lá màu xanh, rau cải, súp lơ xanh, cam, chanh. Bổ sung protein, omega 3. Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya và căng thẳng. Tập thể dục hàng ngày để tăng cường miễn dịch.
  • Hạn chế đến những nơi bụi bặm, ô nhiễm không khí, hạn chế tiếp xúc với lông động vật vì có thể gây dị ứng.
Người bệnh nên tránh các chế phẩm từ sữa để tránh tái phát bệnh trở lại
Người bệnh nên tránh các chế phẩm từ sữa để tránh tái phát bệnh trở lại

Viêm da cơ địa ở mặt và viêm da cơ địa ở môi mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng sẽ gây ra rất nhiều phiền toái và rất dễ để lại sẹo. Nhất là khi đối tượng mắc bệnh là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì làn da của các bé rất mỏng manh. Do đó, khi nghi ngờ mắc bệnh hãy đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, có hướng điều trị bệnh phù hợp.

Người bệnh cảm thấy ngứa liên tục khi bị viêm da cơ địa ở đầu
Viêm da cơ địa ở đầu: Hiểu đúng để kiểm soát và điều trị hiệu quả
Viêm da cơ địa ở đầu là một bệnh da liễu thường gặp gây nên các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, chảy dịch tại vùng da đầu... Bệnh…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *