Chữa viêm da cơ địa: Dùng thuốc Tây, Đông y & mẹo dân gian
Bảng tóm tắt
Chữa viêm da cơ địa có khó không? Có chữa được tận gốc và chống tái phát hay không?… là những câu hỏi mà bệnh nhân nào cũng quan tâm. Bài viết này sẽ giúp người bệnh có thêm kiến thức về viêm da cơ địa, cũng như có phương án điều trị tốt nhất, tránh tái phát lại.
Kiểm soát viêm da cơ địa tại nhà
Viêm da cơ địa thuộc nhóm bệnh lý mãn tính, do vậy không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu sớm tìm cách điều trị viêm da cơ địa ở giai đoạn còn thể nhẹ thì người bệnh có thể ngăn chặn được bệnh viêm da cơ địa tái lại hoặc làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
Tùy vào cơ địa mỗi người sẽ có thời gian chữa bệnh khác nhau. Nhìn chung, người bệnh cần xây dựng cho mình lối sống khoa học, ăn uống hợp lý để quá trình điều trị thuận lợi hơn. Cần lưu ý tránh những điều sau:
- Tuyệt đối không gãi. Cắt móng tay ngắn để tránh khi gãi móng tay làm xước da gây viêm nhiễm.
- Không tắm nước quá nóng vì sẽ làm da bị khô, làm tình trạng nặng hơn.
- Dùng sữa tắm, dung dịch vệ sinh da có độ pH thấp để tránh làm kích ứng da.
- Hạn chế dùng mỹ phẩm, xà bông chứa chất tẩy rửa mạnh.
- Tránh không ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt bò, lạc, hải sản… Những thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, hạn chế đồ ngọt.
- Thay vào đó hãy ưu tiên ăn những thực phẩm mát, rau lá xanh để tăng sức đề kháng hiệu quả cho cơ thể. Uống đủ nước, tránh tuyệt đối thức uống có chứa cồn.
- Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm da, thời điểm tốt nhất là sau khi tắm.
- Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, chất liệu mềm mịn.
Trẻ em là đối tượng chính thường mắc viêm da cơ địa. Bởi vậy, khi chăm sóc cho trẻ bị viêm da cơ địa, cha mẹ cần chú ý những điều sau:
- Trẻ em thường mắc viêm da cơ địa nhiều hơn người lớn. Khu vực 2 bên má, trán của bé thường sẽ có những mảng da đỏ hơn bình thường, nổi các mụn nước li ti. Khi trẻ lớn thì sau đầu gối, trước khuỷu tay là những vùng da hay bị ảnh hưởng. Cảm giác da bị khô và kèm theo ngứa ngáy. Càng gãi nhiều thì bệnh nhân sẽ càng thêm ngứa, da cảm giác dày lên và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Do đó, tuyệt đối không cho trẻ gãi hoặc chà xát khu vẹc bị viêm.
- Da dày lên, khô, nứt nẻ và dần bong vảy. Trên da có thể xuất hiện các vết sưng nhỏ sau gãi, chảy mủ. Lúc này, cha mẹ nên vệ sinh vùng tổn thương sạch sẽ để tránh bội nhiễm.
- Vào ban đêm, trẻ nhỏ thường sẽ bị ngứa hơn nên sẽ khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc. Cha mẹ nên dỗ dành trẻ, có thể chườm mát để trẻ bớt khó chịu.
Đặc biệt, nếu bệnh xâm lấn ở vùng mắt của trẻ sẽ gây ngứa ngáy, mắt thâm quầng. Gãi nhiều dễ dẫn tới các vết xước gây nhiễm trùng. Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải gồm viêm kết mạc, viêm mí mắt… Do đó, nếu trẻ có những dấu hiệu viêm da cơ địa nặng, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Chữa viêm da cơ địa theo Tây y
Theo các bác sĩ, viêm da cơ địa có biểu hiện nặng theo đợt, khi lại ở thể nhẹ rất bình thường không gây ra biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, trong thời gian mắc bệnh nếu người bệnh thường xuyên gãi làm xước da thì rất dễ bị nhiễm trùng da. Vì lúc này cấu trúc da bị phá vỡ làm lở loét, lây nhiễm ổ bệnh khu trú trên da. Khi vết thương lành thì cũng dễ bị để lại sẹo xấu, mất thẩm mỹ.
Trường hợp bệnh nhân bị viêm da cơ địa bội nhiễm thì sẽ gây ra hội chứng Kaposi với các mối nguy hại lớn. Người bệnh lúc này có thể bị sốt, mỏi mệt, mụn nước mọc trên da, nội tạng bị tổn thương. Tỷ lệ tử vong dao động từ 1 – 9%.
Nếu mắc viêm da cơ địa mãn tính kéo dài mà chưa điều trị đúng cách, lạm dụng thuốc bôi chứa Corticoid toàn thân dễ bị tấy đỏ, sốt, cảm thấy ớn lạnh, ngứa ngáy toàn thân… Do đó, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng.
Khi chữa viêm da cơ địa thể nhẹ, bác sĩ thường kê các loại thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa như:
Nhóm thuốc kháng khuẩn và làm dịu da
Với các trường hợp viêm da cơ địa cấp tính loại thuốc thường được chỉ định để kháng khuẩn, sát trùng, làm dịu da. Bao gồm kẽm oxit 10% giúp tạo màng bảo vệ da, nhưng nếu bôi khi da chưa được khử trùng làm sạch sẽ dễ bị tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thêm vào đó nếu bệnh nhân dị ứng với Pyrazol cũng không được sử dụng thuốc này.
Hồ nước cũng thường được sử dụng. Đây là dung dịch bôi ngoài da để làm lành da và làm khô các thương tổn, trầy xước nhỏ.
Bên cạnh đó, thuốc Hexamidine và Chlorhexidine cũng có tác dụng kháng viêm trong điều trị viêm da cơ địa đơn giản, hạn chế nhiễm khuẩn và phục hồi làn da.
Thuốc mỡ hoặc kem bôi có chứa Corticoid
Thuốc mỡ hoặc kem bôi có chứa thành phần Corticoid chữa viêm da cơ địa có tác dụng chống dị ứng và cải thiện tình trạng viêm da. Tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê thuốc chứa Corticoid có tác dụng yếu, vừa phải, mạnh hoặc rất mạnh.
Trong đó:
- Nhóm Corticoid tác dụng yếu gồm: Prednisolon, Dexamethason hoặc Hydrocortison; nhóm tác dụng vừa phải gồm Alclometasone và Triamcinolon
- Nhóm Corticoid tác dụng mạnh bao gồm: Fluocinolon acetonid, Betamethasone valerate và Betamethasone valerate
- Nhóm Corticoid tác dụng rất mạnh bao gồm: Betamethason dipropionat.
Lưu ý: Nhóm thuốc Corticoid rất mạnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, nên hãy dùng đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc mỡ chứa Acid Salicylic
Những thuốc chữa viêm da cơ địa có chứa thành phần Acid Salicylic thường là khi đã mắc viêm da cơ địa mãn tính. Hoạt chất này tan trong dầu, có thể làm sạch da, sát trùng nhẹ và loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da. Tuyệt đối không được bôi vào vùng da hở hay vùng da gần miệng.
Cụ thể:
- Ở nồng độ thấp, thuốc giúp tạo hình lớp sừng, nhằm điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hóa.
- Ở nồng độ cao (>1%), thuốc giúp làm tróc lớp sừng
Lưu ý: Không dùng acid salicylic theo đường toàn thân, vì thuốc có tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc hệ tiêu hóa và các mô khác.
Thuốc kháng sinh dạng bôi
Trường hợp da đã bị bội nhiễm có nguy cơ nhiễm trùng, kháng sinh dạng bôi thường được chỉ định kết hợp Corticoid để hỗ trợ chống viêm, hạn chế sưng đỏ da và ngăn ngừa tổn thương trên bề mặt da.
Các kháng sinh phổ biến gồm Isotretinoin, Benzoyl Peroxide và Zinc Acetate… Ngoài ra, chúng còn được dùng phối hợp với kháng sinh đường uống nhằm tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bội nhiễm.
Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch dạng bôi
Loại thuốc này có cơ chế hoạt động giống với Corticoid. Trong đó phổ biến nhất là Tacrolimus, chuyên hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng và viêm da cơ địa. Điểm khác với thuốc Corticoid đó là thuốc này không có tác dụng phụ là làm mỏng da, giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, thuốc có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Nếu dùng quá lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, hình thành các khối u ác tính trên bề mặt da.
Một số thuốc chữa viêm da cơ địa đường uống
Trong trường hợp viêm da cơ địa nghiêm trọng, bác sĩ thường kê các loại thuốc trị theo đường uống, như:
Thuốc kháng Histamin
Có thể kể đến các loại thuốc như Hydroxyzine, Cyclizine, Meclizine và Desloratadin. Những loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa cơ thể sản xuất Histamin, giảm ngứa và cải thiện tình trạng da khô, nứt nẻ hiệu quả.
Thuốc Corticosteroid
Bao gồm một số loại phổ biến như Metasone, Medrol và Prednisone. Loại thuốc theo đường uống này giúp kiểm soát các triệu chứng viêm da cơ địa một cách nhanh chóng. Thường chỉ khi các loại thuốc khác không có tác dụng thì mới chỉ định dùng loại thuốc này.
Thuốc kháng sinh đường uống
Bao gồm Amoxicillin và Cephalosporin. Những loại thuốc này được dùng cho các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y
Theo Đông y, viêm da cơ địa chủ yếu là do trường vị thấp nhiệt hoặc sinh khí suy yếu, can thận hoạt động không đúg chức năng… Sự kết hợp của hai yếu tố này sẽ gây tích tụ độc tố, uất kết khí huyết bên dưới da, từ đó gây sẩn đỏ, ngứa da, phát ban…
Khác với Tây y, Đông y thường đi vào căn nguyên, trị dứt điểm gốc rễ gây ra viêm da cơ địa. Bởi vậy, so với Tây y, áp dụng Đông y trong chữa viêm da cơ địa có những ưu điểm sau:
- Trị bệnh tận gốc
- Lành tính, an toàn, không tác dụng phụ
- Hiệu quả lâu dài và toàn diện
- Phù hợp với nhiều đối tượng, an toàn với trẻ nhỏ, phụ nữ thong thời kỳ thai sản, người đang có bệnh nền…
Chính vì đặc điểm điều trị bệnh từ gốc, chậm rãi, nhằm hạn chế sốc thuốc hoặc kháng thuốc, nên thời gian để các bài thuốc Đông y phát huy tác dụng tối đa thường kéo dài hơn so với tân dược. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của viêm da cơ địa và thể trạng của mỗi người bệnh, bài thuốc Đông y có thể phát huy tác dụng tốt nhất sau vài tuần, 1 tháng đến 2 – 3 tháng.
Một số bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng Đông y phổ biến:
Bài thuốc 1: Bồ công anh, cam thảo, sài đất, kim ngân, thương nhĩ tử mỗi thứ cho 1 lượng vừa đủ vào đun sôi, chắt nước uống hàng ngày. Bài thuốc này có tác dụng thanh độc, giảm viêm lở.
Bài thuốc 2: Dùng rau má, trúc diệp, sài đất, mạch đông, ngân hoa, đan sâm, liên kiều mỗi thứ 1 ít nấu nước uống thay nước lọc mỗi ngày để giảm triệu chứng bệnh.
Bài thuốc 3: Dùng 40gam lá đinh lăng khô hãm với 2 lít nước trong 1 giờ đồng hồ. Uống nước này thay nước lọc hàng ngày.
Bài thuốc 4: Viêm da cơ địa Quân dân 102
Viêm da cơ địa Quân dân 102 là bài thuốc dạng uống kết hợp thuốc bôi và thuốc ngâm tại CTCP Bệnh viện Quân dân 102. Bài thuốc ứng dụng phương pháp Đông y có biện chứng trong điều trị, là thành quả sau nhiều năm nghiên cứu của đội ngũ y bác sĩ hàng đầu tại Bệnh viện và mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh.
Fanpage VTV2 – Chất lượng cuộc sống cũng đã đưa tin về phương pháp điều trị kết hợp này và đánh giá đây là hướng đi đổi mới, đột phá. Bạn đọc có thể xem lại TẠI ĐÂY
Viêm da cơ địa Quân dân 102 khác biệt với những bài thuốc khác vì sự kết hợp điều trị giữa Đông và Tây y. Người bệnh sẽ được khám, chẩn đoán thông qua những kỹ thuật, máy móc hiện đại và điều trị bằng Đông y với các thảo dược như: Bồ công anh, ké đầu ngựa, sài đất, kim ngân, đơn đỏ, trúc diệp, sinh địa, khổ sâm, hoàng cầm, hạ khô thảo, hoàng cầm, tang bạch bì, hoàng liên, hoàng bá… Các loại dược liệu đều an toàn, lành tính, 100% là Nam dược và được kiểm nghiệm kỹ càng trước khi đưa vào sử dụng.
Theo đó, sẽ tùy vào tình trạng mỗi người mà người bệnh sẽ được điều trị trong 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn điều trị triệu chứng: Đây là giai đoạn tập trung giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, làm dịu những vùng da bị tổn thương viêm nhiễm.
- Giai đoạn phục hồi: Để ngăn ngừa bệnh tái phát, giai đoạn này thuốc sẽ chủ yếu tập trung giải giúp tăng cường chức năng gan, thận,… nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.
Bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đúng liều, đúng lượng để bệnh nhanh chóng được giải quyết và cơ thể mau phục hồi.
Bài thuốc đã mang lại hiệu quả cho rất nhiều người bệnh. Theo thống kê:
- Gần 85% người bệnh không còn triệu chứng sau 2-3 tuần điều trị.
- 12% người bệnh khắc phục được bệnh sau 4-5 tuần điều trị.
- 97% người bệnh không bị tái phát.
Ngoài ra, hiệu quả của bài thuốc cũng đã được nghệ sĩ ưu tú Thanh Hiền kiểm chứng. Nghệ sĩ Thanh Hiền từng bị viêm da mãn tính trong nhiều năm và đã chữa khỏi thành công tại Bệnh viện Quân dân 102 chỉ trong 2 tháng điều trị.
Quý bạn đọc đang bị viêm da cơ địa có thể liên hệ đến Bệnh viện Quân dân 102 để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng da của mình.
CTCP Bệnh viện YHCT Quân dân 102 Website: https://benhvienquandan102.org/ Địa chỉ: Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 0888 598 102 Facebook: CTCP Bệnh viện Quân dân 102 |
Mẹo chữa viêm da cơ địa đơn giản
Ngoài những phương pháp chữa viêm da cơ địa ở trên, trong dân gian còn áp dụng một số mẹo đơn giản để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu như:
Massage da bằng mật ong
- Pha loãng mật ong với tỷ lệ 9 mật ong : 1 nước, trộn đều và bôi lên da.
- Sau 20 phút rửa sạch lại với nước. Mỗi tuần thực hiện ít nhất 4 lần để có kết quả khả quan.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
- Dùng 5 – 7 lá trầu rửa sạch, vò nát và nhẹ nhàng dùng lá trầu chà nhẹ lên vùng da mắc bệnh.
- Thực hiện cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không đều đặn ngày 1 lần để mang lại hiệu quả.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt
- Dùng một nắm lá lốt rửa sạch, giã nát sau đó xát nhẹ lên da. Chờ 15 phút rồi rửa sạch da.
- Thực hiện cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt mỗi ngày để nhanh hết viêm.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế
- Nấu một nắm lá khế với nước. Dùng nước đó để tắm.
- Thực hiện cách chữa viêm da cơ địa bằng lá khế 2 – 3 lần/tuần để có kết quả tốt.
Lưu ý: Trong quá trình áp dụng các mẹo chữa viêm da cơ địa, nếu các triệu chứng viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm, bạn nên tạm dừng và tham vấn bác sĩ để được hỗ trợ. Hơn nữa, các mẹo này chỉ nên áp dụng đối với viêm da cơ địa nhẹ, mới chớm.
Chiến lược phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát
Viêm da cơ địa rất dễ tái phát vào mùa lạnh. Triệu chứng cũng sẽ nghiêm trọng hơn. Do đó, để phòng bệnh tái lại, bạn cần biết những điều sau:
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Tức là khi ra đường bạn cần mặc đủ ấm. Mang bao tay, tất chân, đội mũ để cơ thể không bị lạnh đột ngột.
- Không sử dụng nước quá nóng để tắm vì sẽ làm da bị khô. Thay vào đó chỉ cần dùng nước tắm có nhiệt độ khoảng 37 độ C là được.
- Thường xuyên dưỡng ẩm da bằng các kem dưỡng ẩm cho cả mặt và toàn thân để ngừa viêm da cơ địa tái phát.
- Nên chọn kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, nguyên liệu tự nhiên để tránh làm da bị kích ứng. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để da luôn đủ nước.
- Theo dõi nhiệt độ phòng, nếu độ ẩm dưới 40% thì cần dùng máy tạo độa ẩm để đủ ẩm trong phòng, giảm thiểu nguy cơ khô da, bong tróc da.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D và chất chống oxy hóa giúp hạn chế cơn ngứa, kháng viêm hiệu quả.
Những thông tin trên chắc chắn đã giúp bạn giải quyết được các thắc mắc khi chữa viêm da cơ địa. Nhưng cũng cần lưu ý trong quá trình điều trị nếu có dấu hiệu bất thường cần đến kiểm tra chuyên khoa.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!