Thực hư cây khôi chữa dạ dày ra sao, cần lưu ý điều gì?
Bảng tóm tắt
Lá khôi là một loại dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh dạ dày và được tìm thấy nhiều ở miền Bắc nước ta. Vậy cây khôi chữa dạ dày như thế nào? Công dụng và những lưu ý khi sử dụng lá khôi có ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Tại sao cây khôi chữa dạ dày được nhiều người tin dùng?
Lá khôi còn được gọi là lá khôi tía hay khôi nhung, tên khoa học là Ardisia silvestris. Loài cây này được mọi người biết tới với công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và tiêu hóa.
Cây khôi có lá dài, mặt trên màu xanh mặt dưới màu tím, có lông nhỏ mịn, thân mềm. Cây khôi chữa bệnh dạ dày có hai loại đó là khôi trắng và khôi tía. Cả hai loại cây khôi đều được nhiều người sử dụng, tuy nhiên cây khôi tía lại được ưa chuộng hơn.
Công dụng chữa đau dạ dày của lá khôi theo tây y
Theo khoa học hiện đại, lá cây khôi có chứa hàm lượng lớn thành phần Tanin và Glucosid. Những hoạt chất này nổi bật với công dụng kháng viêm, làm lành những tổn thương và vết loét, các triệu chứng đau dạ dầy gây ra.
Đồng thời loài cây này còn làm trung hòa môi trường axit, giảm tiết dịch trong dạ dày nhờ đó giúp bảo vệ lớp niêm mạc, ngăn chặn các bệnh về đường tiêu hóa tốt hơn. Một số công dụng nổi bật của lá khôi:
- Hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, viêm loét và tá tràng.
- Làm trung hòa môi trường và giảm tiết dịch axit trong dạ dày.
- Giúp kháng viêm loét, đồng thời làm lành những tổn thương trong dạ dày.
Nhờ đó mà cho tới ngày nay, phương pháp dùng cây khôi chữa dạ dày vẫn được dùng phổ biến.
Tác dụng của cây khôi chữa dạ dày theo Đông y
Theo các chuyên gia Đông y, cây khôi là một loại thảo dược quý có tính hàn và vị chua. Cây thảo dược này có tác dụng làm giảm can khí uất và bình can, tiêu độc, chống viêm và dị ứng.
Từ đó, lá khôi tía được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh về dạ dày như làm giảm đau rát vùng thượng vị, kích thích quá trình lên da non và chống viêm loét dạ dày. Ngoài ra còn có tác dụng chữa mẩn ngứa, viêm họng, thấp khớp và ghẻ lở.
Đặc biệt là khi cây khôi kết hợp với một số loại dược liệu như nghệ, hồi đầu thảo, ô tặc cốt, ý dĩ, cam thảo, sa nhân… Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày cấp và mãn tính, làm giảm nhanh các triệu chứng đau bao tử, buồn nôn.
Nếu làm nước ép lá khôi uống còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP gây hại có đường ruột. Nhờ vậy, người bệnh sẽ ăn ngon và ngủ sâu giấc hơn, không còn bị những cơn đau dạ dày hay trào ngược làm phiền.
Như vậy có thể nói, dù theo quan niệm Đông y hay tây y, lá cây khôi đều có tác dụng chữa trị bệnh đau dạ dày đồng thời giúp hệ tiêu hóa và đường ruột hoạt động ổn định, tốt hơn.
Những bài thuốc quý từ cây khôi chữa dạ dày
Có rất nhiều mẹo trị bệnh dạ dày được mọi người truyền tai nhau, sử dụng cây khôi được đánh giá cho tác dụng tốt. Người bệnh có thể tìm hiểu, áp dụng một số bài thuốc về cây khôi chữa dạ dày dưới đây, để làm giảm các triệu chứng và tránh bệnh diễn biến nặng hơn.
Làm nước uống lá cây khôi chữa dạ dày
Theo như các kết quả nghiên cứu lâm sàng, có tới 80% người bệnh sử dụng nước lá cây khôi có khả năng kiểm soát tốt chứng bệnh buồn nôn, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, đau bụng… liên quan đến dạ dày gây lên.
Sau khi dùng khoảng 1 tháng, người bệnh sẽ nhận thấy các biểu hiện của bệnh đau dạ dày được thuyên giảm rõ rệt. Đặc biệt là tình trạng trào ngược axit lên thực quản rất ít xảy ra hơn.
- Nguyên liệu cần có: Lá khôi khô 10g hoặc lá cây khôi tươi 20g; nước lọc.
- Cách dùng cây khôi chữa dạ dày như sau:
- Lấy lá khôi tươi đi rửa sạch và để ráo.
- Cho lá khôi tươi hay khô vào nồi đun sôi khoảng 10 phút.
- Tắt bếp và để nguội, dùng hằng ngày như uống trà.
Lưu ý: Những ai đang mắc bệnh dạ dày nên uống nước lá khôi vào buổi sáng sẽ tốt hơn.
Kết hợp cây khôi chữa dạ dày với dược liệu khác
Bên cạnh dùng nước lá cây khôi, người bệnh có thể kết hợp loại cây này với những dược liệu quý khác để tăng cường tác dụng điều trị bệnh tốt hơn. Dưới đây là một số bài thuốc kết hợp cùng cây khôi chữa dạ dày:
Bài thuốc số 1:
- Nguyên liệu cần có:
Chút chít, lá khôi: Mỗi thứ 10gr. - Bồ công anh, nhân trần: Mỗi loại 12gr
- Lá khổ sâm: 13gr.
Cách dùng lá khôi trị đau dạ dày như sau:
- Lấy tất cả những nguyên liệu này đi rửa sạch và phơi nắng thật khô.
- Đem đi xay thành bột.
- Mỗi ngày, lấy 30g bột đã xay hòa với nước sôi để nguội uống trong ngày.
Công dụng của bài thuốc này là làm giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, tiêu hóa kém…
Bài thuốc số 2
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Lá khôi, bồ công anh: Mỗi thứ 20gr
- Uất kim, hương phụ, hậu phác: Mỗi loại 8gr
- Cam thảo, khổ sâm: Mỗi thứ 16gr.
Cách làm:
- Đem tất cả nguyên liệu này đi rửa và để ráo.
- Trộn tất cả các loại dược liệu lẫn với nhau.
- Cho vào ấm sắc lấy 1 bắt thuốc và uống mỗi ngày.
- Để có hiệu quả, bệnh nhân nên kiên trì thực hiện cách dùng cây khôi chữa dạ dày này khoảng 1 tháng.
Bài thuốc số 3
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá khôi: 25gr
- Thảo quyết minh, mẫu lệ: Mỗi thứ 20gr
- Ô tặc cốt: 15gr.
Bài thuốc với cây khôi chữa dạ dày được làm như sau:
- Đem tất cả nguyên liệu trên di rửa sạch, phơi khô.
- Sau đó, đem sao vàng và nghiền thành bột.
- Lấy một thìa cafe pha với nước sôi để nguội, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần sẽ giúp giảm các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả.
Những lưu khi sử dụng cây khôi chữa dạ dày
Lá khôi có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày là điều không còn bàn cãi. Tuy nhiên sử dụng loại dược liệu này như thế nào vừa phát huy hết tác dụng vừa an toàn, mỗi người bệnh nên lưu ý một số vấn đề dưới đây.
- Không dùng lá khôi bị sâu bệnh, rửa sạch trước khi dùng.
- Các bài thuốc với cây khôi chữa dạ dày chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, còn với những ai có tình trạng bệnh vừa hay mãn tính thì nên hỏi ý kiến bác sĩ, sử dụng các loại thuốc tây trị đau dạ dày để kiểm soát bệnh.
- Khi sử dụng các bài thuốc với cây khôi chữa dạ dày, người bệnh phải kiên trì thực hiện, đều đặn và liên tục mỗi ngày. Tuyệt đối không sử dụng ngắt quãng, quên sẽ làm thuốc giảm tác dụng, tốn nhiều thời gian và công sức.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên kiêng sử dụng các chất kích thích, đồ ăn cay nóng và có vị chua…
- Ăn đủ bữa và ăn no vừa phải, tránh ăn đêm muộn.
- Kiểm soát cân nặng thường xuyên, tránh béo phì và thừa cân.
- Khi ngủ nên kê gối cao, tránh trào ngược dạ dày.
- Tạo thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học, không sử dụng chất kích thích như cafe, bia, rượu…
- Hạn chế ăn vặt, đồ ăn nhanh, đồ ăn vỉa hè, đồ ăn nguội lạnh.
- Lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp để nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch.
Tóm lại, Đông y và Tây y đều cho rằng, cây khôi chữa dạ dày rất tốt. Do đó, để phòng ngừa và điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả, bạn hãy thực hiện các bài thuốc với cây khôi đều đặn và liên tục nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!