Nguyên nhân bị viêm đại tràng ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả
Bảng tóm tắt
Viêm đại tràng ở trẻ em tuy không phải là bệnh lý phổ biến nhưng có thể để lại nhiều ảnh hưởng về sau này. Các bậc phụ huynh cần chủ động nắm bắt thông tin để phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho con càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân bị viêm đại tràng ở trẻ em
Viêm đại tràng ở trẻ em là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh lý càng nặng thì mắc độ nguy hiểm càng cao, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé.
Viêm đại tràng ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện từ lúc 3 tuổi hoặc 5 – 6 tuổi. Biển hiện lúc này của bệnh chưa rõ ràng nên rất khó nhận biết cho đến khi trẻ lớn hoặc đến tuổi 30 mới có thể phát hiện ra dễ dàng.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm đại tràng ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên nắm rõ để phòng ngừa:
Do chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý
Chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý là một trong những nguyên nhân cao dẫn đến viêm đại tràng. Việc thường xuyên cho con nhỏ ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Ngoài ra để trẻ uống nước nhiễm khuẩn, trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi cũng sẽ cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa góp phần hình thành nên viêm đại tràng táo bón.
Do trẻ bị nhiễm khuẩn, nấm ở đường ruột
Viêm đại tràng co thắt ở trẻ em có thể xảy ra do bị nhiễm khuẩn HP, nhiễm các loại nấm trong đường ruột. Đây cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến nguy cơ mắc các căn bệnh khác như đau dạ dày, xuất huyết bao tử, nặng hơn có thể là ung thư dạ dày.
Sử dụng thuốc Tây nhiều dẫn đến viêm đại tràng
Thuốc Tây hiện nay dùng rất phổ biến để chữa bệnh tuy nhiên nếu bậc phụ huynh lạm dụng quá nhiều sẽ tác động xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ ngay từ bé dẫn đến viêm đại tràng. Chính vì thế, nếu sử dụng thuốc tân dược cha mẹ cần chú ý sử dụng theo sự hướng dẫn của các y bác sĩ, không được tự ý kê thuốc cho con dùng.
Do căng thẳng kéo dài dẫn đến viêm đại tràng
Căng thẳng là một trong những lý do dẫn đến bệnh lý nguy hiểm không chỉ ở người lớn mà còn tác động đến trẻ nhỏ. Những áp lực từ gia đình, học hành, thi cử,… sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng hơn.
Viêm đại tràng ở trẻ nhỏ cũng có thể do các nguyên nhân khác mà bậc phụ huynh cần chú ý thêm như: Tiền sử gia đình mắc bệnh dạ dày, viêm đường ruột, trẻ bị dị tật hệ tiêu hóa bẩm sinh,…
Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị viêm đại tràng
Viêm đại tràng ở trẻ sơ sinh hay 5 – 6 tuổi đều có nguy cơ cao xảy ra. Các biểu hiện của bệnh có thể thay đổi dựa vào nguyên nhân và độ tuổi của trẻ khi mắc bệnh.
Đa phần triệu chứng viêm đại tràng ở trẻ em sẽ có những biểu hiện như sau:
- Trẻ bị tiêu chảy kèm theo máu tươi, đây là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của bệnh viêm đại tràng.
- Trẻ bị đau bụng, đầy bụng hoặc cảm thấy khó chịu tại khu vực này.
- Trẻ có dấu hiệu bị sốt, nôn mửa hoặc có cảm giác buồn nôn.
- Xuất hiện triệu chứng biến ăn hoặc chán ăn ở trẻ mắc bệnh viêm đại tràng.
- Trẻ nhỏ bị sụt cân liên tục, cơ thể suy dinh dưỡng do đường ruột hoạt động kém không thể hấp thụ dưỡng chất.
- Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ bị bệnh viêm đại tràng.
- Da của trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ, hồng ban nút, có vết loét hoặc bị bệnh viêm gan,…
Phụ huynh cần chú ý, nếu trẻ bị viêm đại tràng có triệu chứng nôn và tiêu chảy kéo dài sẽ tăng nguy cơ mất nước và chất điện giải, đồng thời có thể làm cho lượng natri cao hoặc thấp hơn mức bình thường.
Bệnh viêm đại tràng ở trẻ em cấp độ nặng gây chảy máu trực tràng có thể dẫn đến thiếu máu. Đồng thời, nguy cơ xảy ra biến chứng cũng ngày một tăng cao, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, tình trạng cơ thể luôn mệt mỏi, giảm cân đột ngột.
Viêm đại tràng ở trẻ em có nguy hiểm gì không?
Viêm đại tràng ở trẻ em là một bệnh lý rất nguy hiểm mà các bậc phụ huynh nên nhận biết kịp thời để điều trị, đề phòng những biến chứng nguy hiểm.
Trẻ bị viêm đại tràng sẽ phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe như sau:
- Rối loạn chức năng tiêu hóa, tiêu chảy hoặc bị táo bón khiến trẻ mệt mỏi, có cảm giác sợ hãi khi đi vệ sinh. Khi bệnh càng trở nặng thì tình trạng này càng kéo dài trầm trọng.
- Cơ thể của trẻ bị mệt mỏi, chậm phát triển, không thể tăng cân, ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
- Hệ cơ quan tiêu hóa của trẻ không thể hấp thu tốt các dưỡng chất dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu.
- Trẻ sử dụng thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, viêm đại tràng sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Viêm đại tràng ở trẻ em còn có thể dẫn đến tắc ruột, xuất huyết nặng đe dọa đến tính mạng.
Do đó, nếu thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm đại tràng phụ huynh cần di chuyển ngay đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và điều trị.
Chẩn đoán viêm đại tràng ở trẻ em như thế nào
Quan sát qua các biểu hiện không đủ cơ sở để kết luận trẻ có bị viêm đại tràng hay không. Vì vậy, khi phát hiện con có dấu hiệu lạ cha mẹ cần chủ động đưa bé đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ khám và chẩn đoán.
Bác sĩ sẽ kết hợp thông tin về lịch sử bệnh án, các triệu chứng bên ngoài và thực hiện một số phương pháp để chẩn đoán bệnh lý như sau:
- Tiến hành xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn gây tổn thương đại tràng.
- Nội soi thực quản để tìm dấu hiệu bất thường, kết hợp lất mô mẫu nhỏ mang đi làm xét nghiệm.
- Nội soi đại tràng để xem có dấu hiệu bất thường hay không, tìm ra vết viêm nhiễm.
- Thực hiện sinh thiết, lấy mô mẫu nhỏ để tìm vi khuẩn, virus gây bệnh trong cơ thể.
- Chụp X-quang để kiểm tra viêm đại tràng co thắt ở trẻ và những vấn đề khác bên trong đường ruột.
Sau khi kiểm tra biết được chính xác tình trạng và nguyên nhân bác sĩ sẽ tiến hành điều trị viêm đại tràng cho trẻ em.
Cách điều trị viêm đại tràng ở trẻ em
Biện pháp điều trị viêm đại tràng ở trẻ em tương tự với cách chữa dành cho người lớn. Một vài phương pháp chữa trị hay mà bạn có thể tham khảo thêm đã được chuyên gia kiểm chứng như:
Điều trị viêm đại tràng ở trẻ em theo phương pháp Tây y
Tây y có nhiều cách chữa bệnh viêm đại tràng cho trẻ em, trước khi áp dụng bác sĩ sẽ cân nhắc về tình trạng bệnh lý để lựa chọn phương pháp điều trị ngoại khoa hay nội khoa.
Nếu điều trị nội khoa sẽ sử dụng các loại thuốc chữa bệnh đại tràng như:
- Thuốc điều trị viêm loét đại tràng metronidazole, ciprofloxacin,…
- Nhóm thuốc kháng sinh dùng cho trẻ em để diệt khuẩn, chữa nhiễm trùng như augmentin, corticosteroid,…
- Nhóm thuốc giúp giảm táo bón như macrogol, forlax,…
- Thuốc aminosalicylates giúp giảm viêm trong ruột kết.
- Ngoài ra bác sĩ còn sẽ sử dụng nhóm thuốc điều hòa hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển tế bào TNF-Alpha, giảm viêm trong cơ thể.
Phụ huynh cần lưu ý, đối với thuốc Tây dùng chữa bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ và không lạm dụng thuốc, đề phòng tác dụng phụ.
Viêm đại tràng ở trẻ em cấp độ nặng, chữa trị nội khoa không mang đến kết quả tích cực buộc bác sĩ phải chuyển hướng điều trị ngoại khoa, cắt bỏ đại tràng. Cụ thể hơn đó là:
- Bác sĩ sẽ cắt bỏ trực tràng sau đó tạo ra một hậu môn mới ở đầu ruột non.
- Chất thải sẽ được đưa ra ngoài bằng lỗ hậu môn mới, em bé buộc phải đeo túi nhỏ ở bên hông hỗ trợ quá trình vệ sinh.
Điều trị ngoại khoa sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của trẻ. Chính vì vậy các bậc phụ huynh nên chủ động theo dõi vấn đề sức khỏe của bé thường xuyên.
Chữa viêm đại tràng ở trẻ em theo Đông y
Nếu phụ huynh lo lắng sử dụng thuốc tân dược sẽ gây hại đến sức khỏe của trẻ thì có thể cân nhắc sử dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh.
So với phương pháp Tây y thì các bài thuốc cổ truyền an toàn và lành tính hơn. Các vị thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, không mang đến tác dụng phụ vừa làm giảm nhanh triệu chứng và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.
Trẻ em dùng thuốc Đông y sẽ tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, bồi bổ cho sức khỏe. Một vài bài thuốc cổ truyền có hiệu quả điều trị viêm đại tràng được dùng nhiều có thể kể đến như:
Bài thuốc chữa viêm đại tràng cho trẻ em số 1
Bài thuốc chữa viêm đại tràng ở trẻ em này cần có các nguyên liệu: Nam hoàng bá, lá nhót, cây mã anh đơn, hoài sơn, bồ công anh, liên kiều, cam thảo, liên nhục, tần quy, ngân hoa, bán hạ và hậu phác.
Mỗi nguyên liệu chuẩn bị theo định lượng quy định sau đó trộn lại, cho vào ấm sắc cùng một lượng nước vừa phải rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng một thang thuốc, kiên trì một tháng bệnh sẽ được thuyên giản.
Bài thuốc chữa viêm đại tràng ở trẻ em số 2
Nguyên liệu cần có: Hoàng tinh, xuyên quy, táo nhân, hoàng kỳ, đẳng sâm, mạch môn, sinh địa, đại táo. Mỗi vị thuốc chuẩn bị theo trọng lượng quy định rồi cho vào ấm sắc lấy nước để uống.
Bài thuốc sử dụng mỗi ngày 1 thang, kiên trì sử dụng trong vòng 10 ngày mọi triệu chứng đau bệnh của trẻ sẽ được thuyên giảm đáng kể.
Mẹo dân gian dùng chữa viêm đại tràng ở trẻ em
Chứng viêm đại tràng ở trẻ em đang ở cấp độ nhẹ có thể dùng mẹo dân gian để chữa trị. Tuy nhiên phụ huynh chỉ nên sử dụng các bài thuốc đã được y học hiện đại nghiên cứu, kiểm chứng để bảo đảm về sự an toàn cho trẻ nhỏ. Một vài mẹo dân gian dùng để chữa viêm đại tràng tại nhà như sau:
Mẹo chữa bệnh viêm đại tràng với lá ổi
Lá ổi có chứa nhiều dược tính tốt như axit psiditanic, triterpenoid,… mang đến tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh về tiêu hóa trong đó có viêm đại tràng. Dưỡng chất khi đi vào đại tràng sẽ kích thích cơ trơn ruột, làm se lại niêm mạc bị tổn thương, ức chế hoạt động của hại khuẩn.
Đồng thời, dược tính của lá ổi còn cải thiện được các vấn đề trong cơ quan tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Bài thuốc từ thảo dược tự nhiên này được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị lá ổi non với lượng đủ dùng mang đi làm sạch hết bụi bẩn và tạp chất rồi để ráo nước.
- Phơi lá ổi dưới nắng to, để khô sau đó tán thành bột mịn để dùng, bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần.
- Mỗi lần dùng lấy khoảng 6g hòa chung với 200ml nước nóng để uống ngày 2 lần là được.
Hoặc bạn có thể dùng lá ổi để chữa bệnh cho trẻ theo cách như sau:
- Lá ổi tươi chọn loại non với một lượng đủ dùng, làm sạch rồi ngâm cùng nước muối pha loãng để sát khuẩn.
- Lá ổi đã làm sạch thì cho vào ấm sắc cùng lượng nước vừa đủ, nấu ở lửa to đợi sôi thì hãm lại nấu trong vòng 30 phút.
- Phần bã lọc bỏ đi, nước thu được chia làm hai lần uống trong ngày.
- Kiên trì thực hiện bài thuốc 1 thời gian bạn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện dần.
Mẹo chữa viêm đại tràng ở trẻ em bằng lá vối
Lá vối đã vốn quen thuộc với tất cả chúng ta đặc biệt là vùng nông thôn. Công dụng của dược liệu là cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, kích thích ăn ngủ ngon.
Thảo dược đã được y học hiện đại nghiên cứu kỹ lưỡng và tìm ra trong đó có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, ức chế hoạt động và loại bỏ hại khuẩn bên trong cơ thể. Chất chống oxy hóa tanin có trong lá ổi còn có thể bảo vệ niêm mạc đại tràng, làm lành vết thương nhanh hơn.
Cách dùng lá vối để chữa viêm đại tràng khá đơn giản, bạn có thể áp dụng một trong hai cách điều trị như sau.
Cách 1:
- Chuẩn bị 200g lá vối tươi làm sạch, ngâm nước muối sát khuẩn sau đó vớt ra để ráo.
- Giã nát lá vối sau đó cho vào ấm cùng 2 lít nước sôi đậy kín lại để 1 tiếng.
- Chắt lấy nước lá vối để uống thay nước lọc hàng ngày, kiên trì thực hiện đến khi các triệu chứng của bệnh đã được cải thiện.
Cách 2:
- Lá vối tươi chuẩn bị sạch sẽ, rửa với nước lọc và ngâm nước muối sau đó vớt ra để ráo.
- Cho lá vối vào một cái chum ủ lại, bên dưới đáy chum cần lót trước một lớp lá chuối tươi.
- Khi lá vối đã chuẩn sang màu đen thì phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, bảo quản dần để dùng.
- Mỗi lần dùng lá vối nên lấy 100g cho vào ấm cùng 1 lít nước đun sôi dùng uống như nước lọc mỗi ngày.
Phòng ngừa viêm đại tràng ở trẻ em hiệu quả
Ngoài việc nắm bắt thông tin liên quan đến bệnh lý thì phụ huynh cần chủ động trong việc phòng ngừa viêm đại tràng cho trẻ em. Các bậc cha mẹ nên chú ý đến một số vấn đề khi bảo vệ sức khỏe cho con như sau:
- Khi trẻ bị bệnh cần điều trị tại cơ sở y tế với phương pháp phù hợp về độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần được thay đổi, bổ sung thêm nhiều chất xơ giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt, xoa dịu các triệu chứng của viêm đại tràng.
- Nên cho trẻ ăn từ 5 đến 6 bữa một ngày thay vì 3 bữa lớn tránh tạo áp lực lên cơ quan tiêu hóa, vừa giúp trẻ có thể ăn thoải mái hơn.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc, nước trái cây.
- Thường xuyên để trẻ luyện tập thể dục thể thao vừa cải thiện sức đề kháng, tránh trầm cảm, căng thẳng vừa hỗ trợ chức năng tiêu hóa.
- Trẻ bị viêm đại tràng cần được thư giãn và tập cách hít thở sẽ tốt cho việc điều trị viêm đại tràng. Yoga hay thiền sẽ giúp ích trong việc điều trị bệnh của trẻ nhỏ.
- Trẻ em nên tránh dùng nhiều đồ uống có gas, thực phẩm chứa chất kích thích, trái cây sấy khô, thịt, bắp rang bơ, rau sống, sữa có nhiều đường lactose, đồ cay nóng để bảo vệ hệ tiêu hóa.
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ bị viêm đại tràng nên bổ sung nhiều các món ăn như sữa chua tiệt trùng, lòng đỏ trứng gà, dầu dừa nguyên chất, axit béo trong các loại cá và đậu nành.
- Nên cho trẻ ăn đúng bữa, khoảng cách thời gian hợp lý, tránh ăn vào thời gian quá muộn.
- Khi ăn nên để trẻ tập trung, không nên cho con vừa ăn vừa xem phim hay chạy nhảy sẽ cản trở quá trình tiêu hóa.
- Khi trẻ có dấu hiệu đau bệnh không được tự ý dùng thuốc mà phải đưa con đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra.
- Phụ huynh nên giúp trẻ tăng hàm lượng vitamin D để giảm nguy cơ viêm loét đại tràng, tăng cường hệ miễn dịch phòng chống nhiều loại bệnh lý hơn.
Viêm đại tràng ở trẻ em là tình trạng đáng báo động, có thể theo con đến suốt phần đời sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên chủ động nắm bắt các thông tin về bệnh lý đặc biệt là các triệu chứng để có thể phát hiện kịp thời, điều trị bệnh sớm để con được khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!