Ngứa Nổi Da Gà Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Ngứa nổi da gà là dấu hiệu thường gặp của nhiều bệnh lý như: nổi mề đay, viêm nang lông, viêm da cơ địa, bệnh gan, thận… Nhằm giúp người bệnh hiểu hơn về các bệnh lý liên quan và cách điều trị hiệu quả tình trạng da nổi sần như da gà, bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết nhất.

Ngứa nổi da gà là gì?

Nổi da gà hay còn được dân gian gọi là sởn da gà, nổi da ốc là một hiện tượng phản xạ tự nhiên của cơ thể con người.Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể gặp lạnh, hoặc gặp những cảm xúc mạnh như sợ hãi, bất ngờ,…

Hiện tượng nổi da gà có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, nhưng chúng thường thể hiện rõ nhất là trên cánh tay. Hiện tượng này có thể tự hết khi các tác nhân kích thích biến mất.

Ngứa nổi da gà là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau
Ngứa nổi da gà là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau

Tuy nhiên nếu hiện tượng nổi da gà không tự mất đi mà kèm theo nổi mẩn đỏ, xuất hiện các hạt nhỏ nổi cộm với các kích thước khác nhau nổi trên bề mặt da tạo cảm giác sần sùi, ngứa châm chích thì đó chính là dấu hiệu cảnh náo một số bệnh lý da liễu mãn tính.

Ngứa nổi da gà là dấu hiệu của bệnh gì?

Tình trạng ngứa nổi da gà chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh lý dưới đây:

Viêm nang lông

Viêm nang lông là một trong những bệnh lý liên quan đến tình trạng ngứa nổi da gà. Bệnh này xuất hiện chủ yếu là do các lỗ chân lông bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm và đặc biệt là liên cầu khuẩn.

Khi bị viêm nang lông, vùng da của người bệnh sẽ xuất hiện những mụn đầu trắng, đầu đỏ sần sùi cùng với cảm giác ngứa ngáy, đau rát và sưng đỏ.

Nổi mề đay mẩn ngứa

Nếu bạn bị ngứa nổi da gà có thể bạn đang mắc bệnh nổi mề đay. Khi bị bệnh mề đay, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy dữ dội kèm theo đó là tình trạng da bị nổi mẩn đỏ. Ở những trường hợp bị nặng, ngoài việc bị tổn thương da người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng như: sưng môi, sưng mắt,…

Mề đay mẩn ngứa sẽ khiến da mẩn đỏ, sần sần, nổi da gà ngứa khắp người
Mề đay mẩn ngứa sẽ khiến da mẩn đỏ, sần sần, nổi da gà ngứa khắp người

Bệnh mề đay tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra tình trạng sốc phản nhiệt, hoặc nhiễm trùng da

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa nổi da gà. Việc thay đổi thời tiết đột ngột sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến tình trạng bị dị ứng và tổn thương da.

Đối với trường hợp nặng, dị ứng thời tiết có thể khiến da bị phồng rộp, đau rát, sưng tấy, thậm chí là xuất huyết. Còn với trường hợp nhẹ, chúng sẽ khiến da xuất hiện các nốt mụn nhỏ, sần sùi như da gà kèm theo tình trạng ngứa ngáy.

Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông cũng là bệnh lý khiến bệnh bị nổi da gà và ngứa. Bệnh này thường xảy ra khi lớp tế bào sừng của da bị sản sinh quá mức và không được vệ sinh sạch sẽ. Lâu ngày, các lớp sừng này sẽ dày cộm lên, gây bít tắc lỗ chân lông làm xuất hiện các nốt nhỏ như nổi da gà.

Tình trạng bít tắc lỗ chân lông từ ngày này qua ngày khác, khiến mồ hôi không được thoát ra sẽ tích tụ bên trong gây viêm nhiễm, ngứa ngáy và khó chịu cho da.

Dày sừng nang lông nếu không được điều trị đúng cách và vệ sinh sạch sẽ da có thể dẫn đến tình trạng viêm da, nhiễm trùng da,…

Viêm sừng nang lông lâu ngày khiến da trở nên sần sùi, nổi hạt nhỏ kèm ngứa ngáy
Viêm sừng nang lông lâu ngày khiến da trở nên sần sùi, nổi hạt nhỏ kèm ngứa ngáy

Bệnh ghẻ

Đặc trưng cơ bản của bệnh ghẻ là khiến da nổi mẩn nhỏ như nổi da gà kèm theo tình trạng ngứa da, tróc vảy trắng. Vì vậy nếu thấy da nổi sần như da gà và ngứa thì có thể bạn đã mắc bệnh ghẻ.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính về da, rất khó điều trị. Dấu hiệu đặc trưng của viêm da cơ địa là nổi mẩn đỏ sần sùi như nổi hột, ngứa dữ dội. Nếu càng gãi bệnh sẽ càng nặng hơn và lan ra các vùng xung quanh.

Ngoài các triệu chứng ngứa nổi da gà thì viêm da cơ địa còn khiến da khô, dễ nẻ, cơn ngứa trở nên dữ dội vào ban đêm khiến người bệnh mệt mỏi,…

Bệnh rôm sảy

Bệnh rôm sảy cũng có thể khiến cơ thể bị ngứa nổi da gà. Bệnh này chủ yếu thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi mồ hôi tiết ra quá nhiều bị tắc nghẽn và gây ứ đọng trên da.

Bệnh rôm sảy sẽ khiến da nổi mụn nước li ti, ửng đỏ từng vùng, gây bứt rứt, ngứa ngáy. Các khu vực thường bị rôm sảy như: trán, lưng, bụng, nách, bẹn,…

Rôm sảy khiến da nổi sần như da gà kèm ngứa
Rôm sảy khiến da nổi sần như da gà kèm ngứa

Bệnh tuyến giáp

Tình trạng ngứa nổi da gà kéo dài cũng có thể do cơ thể đang mắc bệnh về tuyến giáp. Ngoài biểu hiện da nổi sần như da gà và ngứa thì người bệnh tuyến giáp còn gặp tình trạng mệt mỏi, đau nhức toàn thân, móng tay cứng và tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường.

Đặc biệt nếu ở phụ nữ bệnh có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Khu vực ngứa nổi da gà thường gặp khi mắc bệnh tuyến giáp là chân và đùi.

Các bệnh về gan và thận.

Gan, thận nếu bị tổn thương sẽ khiến cho quá trình thải độc của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các độc tố lâu ngày bị tích tụ sẽ tự bài tiết thông qua da làm kích ứng, nổi mụn và ngứa da.

Vì vậy nếu cơ thể thường xuyên ngứa nổi da gà hoặc nổi mụn thì người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán có mắc các bệnh về gan, thận không.

Các bệnh về gan và thận cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa nổi da gà
Các bệnh về gan và thận cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa nổi da gà

Bệnh bạch huyết

Bệnh bạch huyết cũng có thể gây ra tình trạng nổi da gà và ngứa khắp người. Khi hạch bạch huyết càng sưng to thì tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ càng trở nên dữ dội.

Dấu hiệu giúp người bệnh nhận biết bệnh bạch huyết là: Nổi u vùng nách, cổ và háng. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy khó thở, tức ngực, sốt, ho liên tục.

Bị giun sán, nhiễm khuẩn

Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc giun sán sẽ khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị phá vỡ. Tạo điều kiện cho các tác nhân dị ứng, vi khuẩn, nấm tấn công vào làn da khiến da mẩn đỏ, ngứa nổi da gà,..

Nguyên nhân khiến cơ thể nhiễm khuẩn và giun sán là do ăn uống không hợp vệ sinh, tiếp xúc với những động vật có giun sán hoặc do quan hệ tình dục không đúng cách.

Giun, sán xâm nhập sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng, làm xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ
Giun, sán xâm nhập sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng, làm xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ

Ngứa nổi da gà có nguy hiểm không?

Tình trạng ngứa da, ngứa nổi da gà là triệu chứng thường gặp ở những bệnh lý về da. Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu tình trạng ngứa nổi da gà kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của người bệnh.

Bên cạnh đó nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời chúng còn có thể gây nhiễm trùng da, sốc phản vệ, viêm cầu thận,… Vì vậy, khi da gặp triệu chứng trên người bệnh nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

Ngứa nổi da gà khi nào cần đi gặp bác sĩ

Ngứa nổi da gà là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời chúng có thể kéo dài khiến cuộc sống và công việc của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề.

Đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đi gặp bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời:

  • Đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà nhưng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Khi da xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như: sưng đỏ, có dịch, chảy mủ, người sốt cao,…
Nếu tình trạng ngứa da, ngứa nổi da gà không có dấu hiệu thuyên giảm người bệnh cần đi gặp bác sĩ sớm
Nếu tình trạng ngứa da, ngứa nổi da gà không có dấu hiệu thuyên giảm người bệnh cần đi gặp bác sĩ sớm

Cách điều trị ngứa nổi da gà?

Để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu vì bị nổi da gà và ngứa, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp điều trị dưới đây để khắc phục tình trạng này.

Điều trị ngứa nổi da gà theo Tây Y

Tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc với liều dùng khác nhau. Thông thường có hai nhóm thuốc thường được chỉ định để điều trị tình trạng nổi da gà và ngứa là thuốc bôi và thuốc uống.

Thuốc bôi:

  • Thuốc bôi có chứa steroid: Đây là dạng thuốc bôi chứa các chiết xuất của corticoid. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm ngứa hiệu quả. Tuy nhiên nếu dùng quá liều lượng có thể khiến da bị tổn thương nặng, khó phục hồi. Vì vậy người bệnh nên dùng theo đúng liều lượng được bác sĩ hướng dẫn trong đơn thuốc, tốt nhất là chỉ dùng trong khoảng từ 5-10 ngày.
  • Thuốc bôi kháng sinh: Nhóm thuốc này sẽ giúp tiêu diệt và ức chế các tác nhân gây bệnh về da như vi khuẩn, nấm,… Đồng thời thuốc bôi kháng sinh còn giúp làm giảm tổn thương cho da và hỗ trợ phục hồi tổn thương da do bị bội nhiễm hiệu quả.
  • Dung dịch DEP: Đây là nhóm thuốc bôi thường được chỉ định để giảm ngứa, phục hồi tổn thương cho da, nhất là do bệnh ghẻ. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc này từ 2-3 lần/ ngày tùy thuộc vào tình trạng và tần suất cơn ngứa của người bệnh.
  • Thuốc bôi chứa AHA hoặc BHA: Nhóm thuốc này có tác dụng sát trùng nhẹ giúp làm mỏng lớp sừng dày tích tụ trên da, giúp thông thoáng lỗ chân lông, khắc phục phục tình trạng viêm da hiệu quả. Nếu bị ngứa nổi da gà vì sừng nang lông, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh nhóm thuốc này.
Để điều trị tình trạng ngứa nổi da gà, nổi mẩn đỏ bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc bôi và thuốc uống
Để điều trị tình trạng ngứa nổi da gà, nổi mẩn đỏ bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc bôi và thuốc uống

Thuốc uống:

  • Thuốc kháng histamin H1: Ngoài thuốc bôi, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định thêm cho người bệnh thuốc kháng histamin H1 để giảm ngứa da, dị ứng, khắc phục tình trạng nổi mề đay. Tuy nhiên khi dùng thuốc này người bệnh sẽ có một số tác dụng phụ như: buồn ngủ, thiếu tập trung.

Việc điều trị tình trạng ngứa nổi da gà bằng Tây Y sẽ giúp cắt cơn ngứa nhanh chóng, giúp da bớt kích ứng, mẩn đỏ, nổi mụn nước,… Tuy nhiên nếu dùng không đúng liều lượng quy định thì chúng lại chính là con dao hai lưỡi khiến da của bạn trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, trước khi sử dụng người bệnh nên hỏi rõ bác sĩ về đơn thuốc của mình, tuyệt đối không lạm dụng, dùng quá liều lượng quy định để nhanh khỏi.

Các mẹo dân gian giúp trị ngứa nổi da gà tại nhà

Nếu như lo sợ thuốc Tây y sẽ để lại những tác dụng không mong muốn cho gan, thận, dạ dày,… người bệnh có thể tham khảo một số mẹo vặt đơn giản dưới đây để khắc phục tình trạng ngứa nổi da gà.

Tắm nước trà xanh

Tắm trà xanh trị ngứa nổi da gà là phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Lá trà xanh có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn tốt, đồng thời giúp chống oxy hóa, giúp dịu da, giảm bớt mẩn ngứa.

  • Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá trà xanh, đun sôi với 500ml nước sôi. Dùng nước này để tắm hoặc rửa sạch vùng da nổi sẩn như da gà và ngứa. Người bệnh nên thực hiện 1-2 lần/ ngày, duy trì liên tục trong vài ngày để cải thiện.
Nước trà xanh giúp diệt khuẩn, chống viêm, giảm dị ứng cho da
Nước trà xanh giúp diệt khuẩn, chống viêm, giảm dị ứng cho da

Dùng nha đam

Nha đam là một trong những nguyên liệu thường được sử dụng để làm đẹp và chăm sóc da. Với lượng khoáng chất dồi dào, nha đam giúp cấp ẩm, làm dịu, giảm ngứa cho da và hỗ trợ làm trắng cực hiệu quả.

  • Cách thực hiện: Lấy 2-3 lá nha đam, rửa sạch rồi bóc lấy phần thịt trắng phía trong. Dùng phần nha đam này bôi lên các khu vực bị nổi da gà và ngứa. Thực hiện 2-3 lần/ ngày sẽ giúp da cải thiện đáng kể tình trạng ngứa nổi da gà

Mật ong

Mật ong có tính chống viêm, kháng khuẩn và phục hồi tổn thương tốt vì vậy cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như ngứa da, nổi mụn,…

  • Cách thực hiện: Rửa sạch vùng da cần điều trị. Có thể dụng mật ong đơn lẻ hoặc phối kết hợp với nha đam, bột trà xanh,… để bôi lên vùng da mẩn ngứa, để khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch
Mật ong giúp kháng viêm và phục hổi tổn thương da tốt
Mật ong giúp kháng viêm và phục hổi tổn thương da tốt

Chườm đá lạnh

Dùng đá lạnh để chườm lên các vùng da bị ngứa nổi da gà cũng là cách giảm ngứa hiệu quả được nhiều người áp dụng. Độ lạnh của đá giống như kháng sinh tự nhiên làm tê liệt tạm thời các tế bào dưới da, giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu hiệu quả.

  • Cách thực hiện: Lấy 3-4 viên đá lạnh cho vào trong túi chườm (trường hợp không có túi chườm có thể dùng vải sạch, mỏng để thay thế) đặt rồi chườm nhẹ lên vùng da đang mẩn ngứa, sẽ thấy hiệu quả tức thì.

Trà hoa cúc

Các chất chống oxy hóa trong trà hoa cúc có khả năng điều hòa hệ bài tiết của cơ thể, giúp da luôn khô thoáng, sạch sẽ. Do đó thường xuyên uống trà hoa cúc sẽ giúp khắc phục được tình trạng ngứa nổi da gà cực hiệu quả

  • Cách thực hiện: Hoa cúc khô đem rửa sạch cho vào 100ml nước sôi, ngâm khoảng 5 phút cho trà ngấm rồi thêm mật ong vào dùng.
Tăng cường bổ sung trà hoa cúc sẽ giúp hệ bài tiết của da hoạt động tốt hơn
Tăng cường bổ sung trà hoa cúc sẽ giúp hệ bài tiết của da hoạt động tốt hơn

Lá bạc hà

Bạc hà có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm làm dịu và mát da. Vì vậy bạn có thể thường xuyên sử dụng lá bạc hà để điều trị tình trạng nổi mẩn, ngứa da, da nổi hột như da gà,…

  • Cách thực hiện: Lấy một nắm lá bạc hà, vò nát rồi cho vào đun sôi với 500ml nước. Dùng nước lá bạc hà để tắm hoặc rửa các vùng da bị mẩn ngứa sẽ giúp khắc phục tình trạng ngứa rát hiệu quả.

Điều trị ngứa nổi da gà theo Đông y

Từ lâu việc sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh đã trở thành xu hướng được nhiều người ưa chuộng bởi tính an toàn và hiệu quả của nó. Một số bài thuốc Đông y trị ngứa nổi da gà người bệnh có áp dụng như:

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: Cát căn 16g, bồ công anh 16g, rau má 16g, kinh giới 16g, hạ khô thảo 16g, thổ linh 16g, nam hoàng bá 16g, thương nhĩ 16g, hoàng cầm 12g, liên kiều 12g, chi tử 12g, ngân hoa 12g.
  • Cách thực hiện: Sắc nguyên liệu trên với 5 phần nước, khi còn 2 phần nước thì tắt bếp, chắt nước dùng. Mỗi ngày sắc 1 thang, uống làm 2 lần.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Cỏ mần trầu, ngân hoa, tang diệp (mỗi thứ 20g), xương bồ, tang ký sinh, quả ké (mỗi thứ 16g), bạch thược, hoàng cầm, sài hồ, cam thảo (mỗi thứ 12g).
  • Cách thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch, sắc với nước. Mỗi ngày sắc 1 thang, uống làm 2 lần sáng và tối.

Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: 90g ngải cứu; 30g phòng phòng, 6g mỗi thứ hoa tiêu và hùng hoàng
  • Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên, chắt lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày.
Các bài thuốc Đông Y vừa giúp giảm ngứa cho da, vừa giúp thanh nhiệt, giải độc tốt
Các bài thuốc Đông Y vừa giúp giảm ngứa cho da, vừa giúp thanh nhiệt, giải độc tốt

Những lưu ý khi bị ngứa nổi da gà

Để tránh tình trạng bị nổi da gà và ngứa khắp người, mọi người nên chú ý những vấn đề sau:

  • Vệ sinh da thường xuyên và sạch sẽ nhất là sau khi tiếp xúc với bụi, bẩn để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh về da xâm nhập và bùng phát.
  • Tuyệt đối không dùng tay gãi ngứa, cạnh vảy trên các vùng da đang bị tổn thương vì sẽ khiến các vết thương lan rộng và khó lành hơn.
  • Trong thời gian điều trị tình trạng ngứa nổi da gà người bệnh nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Người ngứa da, ngứa nổi da gà không nên tắm nước quá nóng, quá lạnh hoặc ngâm nước quá lâu vì chúng sẽ khiến khô da, da sần sùi, tróc vảy. Tốt nhất nên tắm với nước ở nhiệt độ vừa phải, tắm từ 10-15 phút.
  • Bảo vệ, che chắn cẩn thận cho da khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như: phấn hoa, lông động vật,…
  • Tuyệt đối không trang điểm hoặc dùng hóa mỹ phẩm nên các vùng da bị mẩn đỏ, ngứa nổi da gà. Không sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm, sữa rửa mặt không có nguồn gốc rõ ràng.
  • Cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể, đảm bảo mỗi ngày từ 2-2,5 lít nước. Tăng cường bổ sung rau xanh, các loại trái cây, thực phẩm giàu omega-3 để giúp da trắng sáng, cân bằng độ ẩm cho da. Kiêng đồ ăn hải sản, thịt gà, thịt bò, đồ nhiều dầu mỡ và các chất kích thích.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng và giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn.
  • Có thời gian làm việc và nghỉ ngơi khoa học, tránh để cơ thể bị mệt mỏi, stress quá độ. Ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc vì mất ngủ nhiều sẽ khiến các nốt sần trên da bị thâm hơn.

Tuy tình trạng ngứa nổi da gà có thể cải thiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Nhưng tốt nhất, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân bị bệnh và có phương pháp điều trị chuyên sâu phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

4.5/5 - (4 bình chọn)

Bình luận (30)

  1. Nguyễn Thị Hồng Ngọc says: Trả lời


    Mấy hôm nay em nổi rất nhiều mẩn đỏ như da gà nhưng rất ngứa, nổi khá nhiều thành những vùng lớn trên da giống như bị mề đay vậy giờ chữa kiểu gì ạ.

    1. đào hồng 253 says: Trả lời


      Tớ bị nổi mề đay thì hay dùng lá khế đun lấy nước để tắm thấy cũng khỏi này bạn.

    2. Hoa Nam Định says: Trả lời


      Cậu áp dụng thử mấy biện pháp dân gian trị mề đay ở đây xem tớ hay áp dụng mấy cách ở đây để điều trị này: https://www.dongyvietnam.org/tri-me-day-dan-gian.html

    3. Thùy Dung @ says: Trả lời


      Sao mọi người chữa bằng mấy cách dân gian khỏi nhỉ, tôi tắm lá khế , lá trà xanh mãi mà không khỏi hẳn được, thỉnh thoảng vẫn bị lại.

    4. Phạm Thị Thanh says: Trả lời


      Thế cậu cứ đi khám da liễu đi rồi uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chứ cứ dùng linh tinh không khỏi hẳn đâu. Mấy phương pháp dân gian chỉ dùng cho người mới phát bệnh mới hiệu quả thôi. .

    5. Đỗ Thị Lan Anh says: Trả lời


      Dùng thuốc tây có hết không ạ. Em thấy nhiều người bị mề đay toàn bị đi bị lai. Thường cứ đến lúc tái phát lại mua thuốc về dùng. Dùng nhiều thuốc tây lại không tốt.

    6. Tô Ngọc Lan says: Trả lời


      Bạn có thể cân nhắc dùng sang đông y xem. Tớ biết bài thuốc an bì thang chữa mề đay hiệu quả lắm. Trước con em gái tớ dùng mà khỏi hoàn toàn đấy giờ có thấy nổi mẩn đỏ hay ngứa rát gì nữa đâu. Mà thuốc đông y thì an toàn không bị tác dụng phụ như thuốc tây, nên rất yên tâm dùng cậu ạ

    7. Phạm Thị Ngọc Anh says: Trả lời


      Em gái cậu chữa ở đâu vậy tớ cũng chữa mãi mà không khỏi ý.

    8. Phạm Thị Quỳnh says: Trả lời


      Em tớ chữa bên trung tâm da liễu đông y chỗ 123 Hoàng Ngân ý, cậu có gần đó không

  2. Thùy Linh says: Trả lời


    Ôi tay mình dạo này bị mọc mấy mụn đầu trắng, khá giống da gà nhưng to hơn rất ngứa. Vùng da bị viêm thường rất đỏ, sau đi khám thì biết là bị viêm lang lông, giờ mình đang phân vân không biết dùng gì để điều trị,

    1. dung.25155 says: Trả lời


      bạn cứ dùng theo đơn bác sĩ kê thôi, cần gì phải lăn tăn.

    2. linhkim2530 says: Trả lời


      Tớ thấy nếu dùng thuốc tây chỉ nhanh khỏi triệu chứng thôi không trị dứt điểm được, vẫn có thể bị tái phát lại đấy, mà dùng thuốc tây không an toàn nữa

    3. Phạm Kim Hoa says: Trả lời


      Theo tớ thấy trường hợp của bạn cũng khá nhẹ hay dùng mấy cách dân gian cho an toàn. Trước tớ hay đun lá lốt nên để ngâm , rửa chỗ bị viêm hai ngày một lần là thấy khỏi đây, Da bớt ngứa hẳn bạn a.

    4. Nguyễn Thị Thanh Hằng says: Trả lời


      Ui dùng mấy cách dân gian bạn phải kiên trì, mà mấy cách này còn chưa được khoa học kiểm chứng nên chưa chắc đã hiệu quả đâu. Theo tôi bạn có thể cân nhắc điều trị bằng đông y xem vừa an toàn lại hiệu quả. Trước tôi có chữa bệnh viêm nang lông ở dây nay. Khám bác sĩ Nhuần cũng được biết thời gian sẽ hơi lâu tàm 2- 3 tháng vì tình trạng tôi khá nặng. Mụn mọc rất nhiều ở tay, chân (vùng đùi) và lưng có nước bên trong rất là ngứa. Tôi dùng cả thuốc và điều trị trực tiếp ở trung tam. Một thời gian đầu, mụn giảm hẳn không còn mụn mới nổi lên nhiều như trước.Bắt đầu bớt ngứa và các nốt mụn cũng bớt đỏ hơn. Sau gần hai tháng tôi tháy da nhẵn hơn gần như không còn nổi mụn nữa, những lỗ chân lông cũng không còn to như trước. Tuy thấy gần khỏi nhưng tôi vẫn kiên trì dùng hết tháng để bệnh khỏi hẳn. Cũng hơn năm rồi mà tôi không bị lại đấy, nên thấy rất yên tâm. Mọi người tìm hiểu thêm ở đây này, tôi thấy nhiều người khen lắm: https://www.trungtamdalieudongy.com/dieu-tri-viem-nang-long-bang-cong-nghe-cao-ket-hop-bai-thuoc-an-bi-thang.html

  3. LyLy_nguyen says: Trả lời


    Em có bị viêm da cơ địa dạo gần đây em có dùng nhiều nước rủa bát khiến da ngứa ngáy nổi da gà. Trước đây em không bị ngứa như thế bình thường chỉ mấy chỗ ngón tay hay đầu ngón chân bị khô da, nứt nẻ thôi. Giờ phải chữa thế nào liệu em có phải kiêng dùng hóa chất, mỹ phẩm không

    1. Hoa@kim says: Trả lời


      Bạn dùng mấy cách bên trên xem, ngâm bằng lá trà xanh, hay lá sài đất đun nước lên để ngâm xem. Với lại phải kiêng dùng nước rửa băt, sữa tắm hay mỹ phẩm bạn nhé nhất là vùng da đang bị viêm. Vì dùng khiến da khô hơn dễ bị nặng hơn đấy

    2. Nguyễn Thị Thanh Dung says: Trả lời


      Tớ nghĩ ngoài kiêng mấy đồ hóa chất ra cũng phải kiêng cả mấy đồ có chất kích thích nữa như cà phê, rượu, bia thuốc lá, mấy món cay nòng, nhiều chất béo cũng nên hạn chế. Vậy mới nhanh khỏi bệnh được

    3. Loan Hải DƯơng says: Trả lời


      chị đang điều trị viêm da cơ địa ở trung tâm da liễu này em đến đây khám xem sao, đừng đẻ lâu không chữa dễ bị nặng lắm. Chị chữa ở đây cũng gần tháng rồi, thấy da bớt khô hơn không bị nẻ chay máu nữa. Đợt trước khi chưa dùng đêm nào chị cũng ngồi gãi mấy đầu ngón chân, mà giờ cũng bớt rồi đấy. Chắc kiên trì thêm tháng nữa là khỏi hẳn thôi, em đến đây khám xem, chị thấy chỗ này vừa uy tìn lại hiệu quả nữa.

      1. Ngocx.5589 says:


        Dùng thuốc này có để lại ảnh hưởng gì đến làn da không hay trong quá trình sử dụng thuốc liệu có gây mệt mỏi không

    4. Phan Thị Như says: Trả lời


      Không bạn nhé, dùng xong da còn đẹp hơn đấy. Thuốc này rất an toàn, không gây tác dụng phụ đâu bạn yên tâm là trong quá trình dùng sẽ không khiến cơ thể bị mệt mỏi hay chán ăn như mấy loại thuốc tây đâu

    5. Lê Thị Thanh says: Trả lời


      Mình không đến khám mà đặt mua thuốc về dùng được không nhà em hơi xa

    6. Hà Thị Thu says: Trả lời


      Chị nghĩ là đến khám được là tốt nhất không mình đặt mua về cũng được , đây số bác sĩ này em liên hệ để bác sĩ tư vấn them cho mình: 0989 913 935

  4. lunngoc.3359 says: Trả lời


    Em bị dị ứng thời tiết, hôm nào mà thời tiết quá lạnh em hay bị nổi da gà, nổi nhiều mẩn đỏ, rất là ngứa giờ chữa thế nào ạ

    1. Nguyễn Ngọc Hoài says: Trả lời


      Bạn thử đun lá lốt rồi lấy khăn thấm vào chỗ bị ngứa, sẽ giảm hẳn ngứa ngáy nổi mẩn đỏ đấy

    2. Trần Thị Thanh Hương says: Trả lời


      Em bị dị ứng tốt nhất mua thuốc dị ứng mà uống thôi, sống chung với nó thôi chứ làm sao mà khỏi hẳn được

  5. Mẹ Moon says: Trả lời


    Con em năm nay 6 tháng tuổi da nổi mụn nước li ti, ửng đỏ từng vùng, rất ngứa đặt biệt là vùng cổ và sau lưng. Em thấy mọi người bảo bị rôm sẩy, liệu có phải không mọi người

    1. Phạm Nhật Lệ says: Trả lời


      Em tưởng rôm sảy có thể tự hết mà nhỉ

    2. Mẹ Hoa says: Trả lời


      Chỉ trường hợp nhẹ mới tự hết thôi em ạ, nặng mình nên dùng thuốc bôi đẻ giảm ngứa hoạc dùng mấy cách dân gian cũng được. Con chị cũng hay bị rôm sảy lắm toàn đun nước trà xanh đẻ tắm cho bé là thấy khỏi thôi

    3. Duyen Pham says: Trả lời


      Trẻ con bị rôm tớ nghĩ do nóng hoặc bí quá sẽ dễ bị mọc thôi, cách tốt nhất là để bé đừng bị nóng mặc thoái mát, sạch sẽ là được. Vẫn ưu tiên dùng cách dân gian cho an toàn

  6. Lê Thị Vui says: Trả lời


    Tôi mấy hôm nay có nổi rất nhiều mẩn như nổi da gà rất là ngứa, có những vảy trắng bong ra. Thấy tình trạng khá giống bệnh ghẻ liệu có phải không và điều trị như nào ai mách giúp tôi với

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ngua sau khi tam
Bị ngứa sau khi tắm là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục
Mẩn ngứa sau khi tắm là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này có thể tự mất sau một vài giờ, nhưng đôi khi nó cũng là…