Vảy nến có nguy hiểm không? Có ngứa không?

Vảy nến là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng bản thân đã mắc bệnh. Nhiều trường hợp được chẩn đoán muộn, khi bệnh đã chuyển biến nặng và trở nên khó điều trị. Vậy, vảy nến có nguy hiểm không, vảy nến có ngứa không, chữa như thế nào?…

Vảy nến có ngứa không? Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh da liễu có tính chất mãn tính. Một số tài liệu cho thấy, bệnh là do sự gia tăng tốc độ sản sinh tế bào da ở trên cơ thể. Những tế bào này sẽ nhanh chóng tích tụ, chồng chất lên nhau và tạo nên các mảng da có màu sắc bất thường trên bề mặt da, thường là trắng đục. Hệ miễn dịch sẽ tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Sự mất cân bằng giữa sản sinh các tế bào với việc tiêu hủy tế bào mới từ đó gây ra vảy nến. Bệnh có thể nhẹ nhưng cũng có thể nặng nếu bị bội nhiễm, viêm nhiễm.

Cho đến nay, nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng bệnh có thể do các tế bào lympho T trong cơ thể người bệnh đã nhận nhầm mà tấn công các tế bào khỏe mạnh, làm cho chúng bị tổn thương.

Vảy nến có ngứa không? Câu trả lời là có, nhưng không phải mọi trường hợp mắc vảy nến đều bị ngứa. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể cảm thấy cơn ngứa không liên tục, không quá khó chịu hay ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống. Càng bị nặng, người bệnh càng thấy ngứa hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Cơn ngứa kéo dài khiến nhiều người bị suy nhược cơ thể, do ăn không ngon, ngủ không yên.

Một số dạng vảy nến thường gặp. Toàn bộ cơ thể bộ phận nào cũng có thể bị mắc bệnh
Vảy nến có nguy hiểm không? Vảy nến có ngứa không… là thắc mắc của hầu hết người bệnh

Ngoài triệu chứng ngứa, người bệnh còn có một số dấu hiệu như:

  • Vùng da ở lưng, mặt, ngực, các khu vực nếp gấp nhiều (khuỷu tay, khuỷu chân, đầu gối) xuất hiện mảng da màu hồng đậm hoặc nhạt. Chạm tay vào thấy thô ráp, không mịn màng, có vảy trắng.
  • Da nứt nẻ, thậm chí chảy máu.
  • Có thể sốt nhẹ, người mệt mỏi.
  • Sưng đau khớp, viêm cột sống, đốt sống.

Vảy nến có nguy hiểm không?

Vảy nến có nguy hiểm không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Vảy nến có nguy hiểm không phụ thuộc nhiều vào mức độ bệnh, cách điều trị và chăm sóc da của người bệnh.

Có thể khẳng định rằng bệnh này ở giai đoạn đầu, thể nhẹ không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài có thể sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

Bệnh về tim mạch và huyết áp

Các nghiên cứu chỉ ra rằng người mắc vảy nến có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 3 lần so với người bình thường. Các loại thuốc trị vảy nến cũng có nguy cơ làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ.

Tổn thương khớp xương

Có thể nói đây là biến chứng thường gặp nhất. Người bệnh sẽ thấy đau nhức các khớp, xương gây ra sưng ngón tay, ngón chân. Vảy nến phát triển nặng còn có thể gây viêm đau cột sống và đau vùng xương chậu.

Bệnh tiểu đường type 2

Bệnh vảy nến cũng có thể làm tăng lượng insulin làm dẫn tới bệnh tiểu đường type 2. Vì lúc này cơ thể người bệnh đã kháng insulin và không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.

Đau tim là một trong những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng do vảy nến gây ra
Đau tim là một trong những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng do vảy nến gây ra

Bệnh thận

Một số ít bệnh nhân bị tác động đến chức năng hoạt động của thận. Nghĩa là nó sẽ làm giảm khả năng lọc máu, độc tố trong cơ thể gia tăng gây nên tình trạng sưng phù toàn thân. Nếu không khắc phục sớm sẽ làm suy thận, hư thận ảnh hưởng tới tính mạng.

Các hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa dùng để chỉ những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường cao. Hội chứng này bao gồm một nhóm yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trên một người, như tăng huyết áp, kháng insulin, béo phì, CRP cao trong huyết… Theo kết quả một cuộc khảo sát trên 100 bệnh nhân bị vảy nến đã điều tị tại Bệnh viện Da liễu TP. HCM, có tới 38% người bệnh mắc hội chứng chuyển hóa. Tỷ lệ này cao hơn ở người trên 40 tuổi, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.

Để tránh gặp phải những biến chứng trên, hãy thăm khám sớm để có phương án điều trị bệnh tốt nhất.

Ngứa khi bị vảy nến phải làm sao?

Sau khi lý giải được vảy nến có nguy hiểm không và có ngứa không, người bệnh không nên quá lo lắng. Tốt nhất, nên đi khám chuyên khoa da liễu để có được phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

Để giảm ngứa do vảy nến gây ra người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

Thoa kem dưỡng ẩm đều đặn

Da càng khô thì tình trạng ngứa càng nặng. Chính vì thế, vào ban đêm, người bệnh có xu hướng ngứa hơn. Để khắc phục, người bệnh có thể thoa kem dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày sau khi tắm.

Lưu ý:

  • Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm theo chỉ định của bác sĩ. Mục đích chính là giữ da không bị khô, hạn chế cảm giác ngứa.
  • Không bôi vào vùng da bị nẻ, chảy máu vì dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thời điểm tốt nhất để bôi kem dưỡng là sau khi tắm.
Dưỡng ẩm da không chỉ giúp bệnh nhân giảm ngứa do vảy nến mà còn giúp người khỏe mạnh tránh được căn bệnh này
Dưỡng ẩm da không chỉ giúp bệnh nhân giảm ngứa do vảy nến mà còn giúp người khỏe mạnh tránh được căn bệnh này

Giảm ngứa bằng dầu dừa

Trong dầu dừa có chứa nhiều vitamin E, chất kháng khuẩn tự nhiên và nhiều acid amin. Vì vậy, nên dùng dầu dừa giảm triệu chứng ngứa do vảy nến. Đây được đánh giá là phương pháp an toàn và hiệu quả. Dầu dừa không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm, làm sạch da, mà còn thúc đẩy các mảng vảy trên da bong tróc dễ dàng, không gây đau rát.

Cách thực hiện:

  • Mỗi ngày chỉ cần bôi dầu dừa nguyên chất lên vùng bị vảy nến chờ 30 phút rồi rửa sạch.
  • Thực hiện mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Lưu ý: Chỉ sử dụng dầu dừa nguyên chất, không pha hay lẫn tạp chất.

Giảm ngứa bằng giấm táo

Đây cũng là một cách được nhiều người áp dụng. Trong giấm táo có nhiều axit lactic có tác dụng như là một loại thuốc sát khuẩn. Vì vậy, khi thoa lên vùng da bị vảy nến, giấm táo sẽ giúp ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Giấm táo còn làm mềm vảy da, giảm ngứa hiệu quả và an toàn.

Cách thực hiện:

  • Pha loãng giấm táo và nước theo tỷ lệ 3 giấm : 1 nước. Khuấy đều.
  • Dùng bông hoặc gạc y tế nhúng vào rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến.
  • Sau 10 phút rửa sạch da.
  • Thực hiện mỗi ngày sẽ thấy giảm ngứa rõ rệt.

Lưu ý: Không thoa giấm táo lên khu vực có vết thương hở, đang nứt nẻ hoặc chảy máu.

Chườm lạnh, tắm bằng nước mát

Đây cũng cách giảm ngứa do vảy nến hiệu quả và vô cùng dễ dàng. Lý do đơn giản là vì nhiệt độ mát mẻ sẽ làm dịu sự kích ứng trên da, triệu chứng ngứa cũng giảm đi rõ rệt.

Cách thực hiện:

  • Nếu cảm thấy ngứa, hãy chườm lạnh hoặc dùng khăn thấm nước lạnh lau nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa từ 5 – 10 phút.
  • Tắm bằng nước dưới 40 độ C để tránh làm khô da.

Giảm ngứa da bằng châm cứu

Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Archives of Internal Medicine vào tháng 10/2012, châm cứu có thể kiểm soát được tình trạng bệnh vảy nến, giảm tần suất tái phát. Ngoài ra, châm cứu còn giúp thư giãn thần kinh – một trong những nguyên nhân kích hoạt triệu chứng ngứa ở người mắc vảy nến.

Lưu ý: Phương pháp châm cứu phải được thực hiện bởi các y, bác sĩ. kỹ thuật viên có trình độ, kinh nghiệm để tránh gặp sự cố đáng tiếc.

Kiểm soát căng thẳng

Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến người mắc bệnh vảy nến ngứa ngáy hơn. Do đó, cần kiểm soát tốt tâm trạng để quá trình điều trị được thuận lợi hơn.

Một số cách kiểm soát căng thẳng:

  • Hãy giữ tinh thần luôn ở trạng thái tích cực.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Quản lý tốt thời gian, tránh ôm đồm nhiều việc.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Thực hành thiền, yoga, chánh niệm…
Ăn uống khoa học, ăn nhiều trái cây giàu vitamin C rất có lợi cho bệnh nhân vảy nến
Ăn uống khoa học, ăn nhiều trái cây giàu vitamin C rất có lợi cho bệnh nhân vảy nến

Ăn uống đúng cách

Để không bị ngứa nặng thêm, người mắc bệnh vảy nến nên lưu ý những điều sau.

  • Nên hạn chế ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng, như các chế phẩm từ sữa bò, trứng, hải sản, lúa mì, đậu tương, thịt đỏ, rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Tăng cường các thực phẩm lành mạnh như: Vừng đen, súp lơ xanh, bơ, các loại cá như cá hồi, cá thu, rau xanh…
  • Uống nhiều nước lọc để da luôn đủ ẩm, tránh mất nước.

Dùng thuốc chữa vảy nến

Với phương pháp này, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp biến chứng nguy hiểm. Đa phần bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc chữa vảy nến như:

  • Salicylic Acid giúp làm mềm vảy da, giảm ngứa hữu hiệu.
  • Kem bôi Capsaicin giảm ngứa da bằng cách tác động làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác ở khu vực bị ngứa.
  • Thuốc kháng histamin giảm mức độ ảnh hưởng của chất hóa học trung gian histamin đối với da. Từ đó, giúp ức chế phản ứng viêm ở khu vực bị bệnh.

Nên đọc

Cách trị vảy nến tại nhà KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT

Áp dụng Đông y

Đông y chia vảy nến thành các thể bệnh riêng. Mỗi một thể bệnh sẽ được điều trị bằng bài thuốc tương ứng.

Ví dụ:

Vảy nến thể phong nhiệt: Sử dụng bài thuốc Hòe hoa thang gia giảm hoặc Tiêu phong tán gia giảm.

Vảy nến thể phong huyết táo: Kết hợp bài thuốc uống và thuốc ngâm rửa. Thuốc uống bao gồm 16gr ké đầu ngựa, 16grsinh địa, 16gr khương hoạt, 12gr uy linh tiên, 12gr huyền sâm mỗi, 40gr thổ phục linh, 20gr đương quy và 20gr hà thủ ô. Sắc uống 1 thang/ngày, chia làm 3 lần uống mỗi ngày. Thuốc ngâm rửa bao gồm 15gr khô phàn, 15gr phác tiêu, 15gr hỏa tiêu và 15gr dã cúc hoa. Đun nguyên liệu để lấy nước ngâm rửa hoặc tắm. Áp dụng 1 lần/ngày.

Vảy nến thể thấp nhiệt: Sử dụng bài thuốc Tiêu ngân nhị hiệu thang gia giảm để giúp hoạt huyết, thải độc, lợi thấp và thanh nhiệt.

Vảy nến thể huyết nhiệt: Áp dụng bài thuốc Ngân hoa hổ trượng thang gia giảm để thoái ban, lương huyết, hoạt huyết và giải độc.

Một vùng da bị vảy nến điển hình
Một vùng da bị vảy nến điển hình

Vảy nến thể huyết ứ: Áp dụng bài thuốc Hoàng kỳ đan sâm thang gia giảm nhằm lạc tán kết, hóa ứ, hoạt huyết.

Vảy nến thể huyết hư: Áp dụng bài Dưỡng huyết khứ phong thang gia giảm nhằm hòa doanh, ích khí khứ phong, dưỡng huyết.

Vảy nến thể nhiệt độc thương doanh: Áp dụng bài Linh dương hóa ban thang gia giảm, đặc biệt tốt với vảy nến toàn thân.

Vảy nến do mạch xung nhâm không điều hòa: Áp dụng bài Nhị tiên thang gia giảm. Có thể dùng cho phụ nữ mang thai hoặc vừa sinh con.

Chắc hẳn qua bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi vảy nến có ngứa không? Vảy nến có nguy hiểm không? Hy vọng rằng bạn sẽ sớm thoát khỏi sự phiền toái do căn bệnh này gây ra.

Tìm hiểu thêm:

4.5/5 - (2 bình chọn)

Thuốc Beprosalic được biết đến là loại thuốc bôi thuộc nhóm điều trị bệnh da liễu
Tìm hiểu về thuốc Beprosalic: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Để sử dụng được bất kỳ loại sản phẩm nào nào, kể cả thuốc Beprosalic, trước hết, bạn cần tham khảo và tìm hiểu thông tin liên quan tới sản…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *