Gai cột sống chèn dây thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng chữa trị

Gai cột sống chèn dây thần kinh là một chứng bệnh thoái hóa thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này đang dần có chiều hướng trẻ hóa, xuất hiện ở không ít người trẻ tuổi. Vậy chứng bệnh gai cột sống chèn ép dây thần kinh tác động thế nào tới người bệnh? Bệnh nên chữa trị như thế nào thì có hiệu quả?

Bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh
Bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh

Gai cột sống chèn dây thần kinh là chứng bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Gai cột sống chèn dây thần kinh là tình trạng cột sống của người bệnh bị viêm sưng do các gai xương mọc ra từ các đốt sống. Bản chất của các gai xương này là các cặn canxi hình thành trong đốt sống suốt một thời gian dài.

Các gai xương thực tế chỉ có kích thước vài milimet, có thể mọc ở mặt trước hoặc hai bên đốt sống nhưng lại gây ra những ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Nếu gai xương mọc ra ở vị trí mặt sau của đốt sống sẽ gây chèn ép vào các rễ dây thần kinh. Hiện tượng này làm người bệnh bị giảm khả năng vận động và đau nhức liên tục.

Các chuyên gia cho biết, hệ thần kinh của chúng ta liên kết toàn bộ với cơ thể. Các dây thần kinh giúp các cơ quan hoạt động đúng theo chức năng, đồng thời phát tín hiệu phản hồi khi có kích thích. 

Nếu xuất hiện gai xương cột sống, dây thần kinh bị rối loạn tín hiệu dẫn truyền, từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến các cơ quan mà dây thần kinh đó điều khiển.

Nói một cách ngắn gọn, bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh chính là biến chứng nặng của bệnh thoái hóa cột sống. Các triệu chứng bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào vị trí các rễ thần kinh bị gai xương chèn ép.

Chứng bệnh gai cột sống này có nguy hiểm không?

Các y bác sĩ cho biết, bệnh nhân khi bị gai cột sống chèn ép thần kinh không được kịp thời chữa trị sẽ gây ra “nhiều biến chứng nguy hiểm”. Sự chủ quan, thờ ơ của người bệnh có thể gây ra những hậu quả nặng nề sau:

  • Co giật, đau nhức: Trường hợp này xảy ra khi gai xương cột sống chèn vào các hạch thần kinh giao cảm ở vùng cổ. Người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng co giật, khó thở, đau nhức ở vùng tim và xương ức vì bị chèn ép.
  • Rối loạn vận động: Biến chứng thứ hai khi người bệnh không chữa trị chứng gai cột sống là hệ vận động bị rối loạn. Khi các dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây ra ảnh hưởng tới hoạt động di chuyển phần thân trên. Người bệnh sẽ gặp khó khăn để cúi người, xoay ngang hoặc nghiêng đầu qua hai bên.
Bệnh gai cột sống gây ra những ảnh hưởng gì
Bệnh gai cột sống gây ra những ảnh hưởng gì
  • Tiền định rối loạn: Gai xương gây áp lực lên rễ thần kinh làm máu khó lưu thông lên não. Đường máu bị tắc ứ làm người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, rối loạn tiền đình, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Rối loạn chân tay: Đây cũng là biến chứng ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Người bị gai cột sống chèn lên dây thần kinh có thể rơi vào trạng thái chân tay hoạt động không đúng ý muốn. Nghiêm trọng hơn là tình trạng bại liệt nửa thân người.

Nguyên nhân gây gai cột sống chèn rễ thần kinh

Chứng bệnh này có rất nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do sự lão hóa xương trong cơ thể cùng với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày tác động. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh bao gồm:

  • Viêm cột sống: người bệnh mắc chứng viêm cột sống sẽ dẫn tới quá trình kích thích các tế bào phát triển hình thành thêm xương mới. Bề mặt xương sống bị nhô ra và chuyển thành các gai xương.
  • Quá trình lão hóa tự nhiên: Khi người bệnh bước sang độ tuổi trung niên, các vấn đề về sức khỏe và xương bắt đầu xuất hiện. Tuổi càng cao càng làm cho cấu trúc đốt sống chịu sự thay đổi. Những đĩa đệm bị yếu dần, xương dễ bị tổn thương.
  • Do các chấn thương: Chứng bệnh gai cột sống chèn thần kinh cũng có thể xảy ra khi người bệnh bị các chấn thương liên quan đến xương cột sống như: Bị va đập mạnh, bị chèn ép. Xương sẽ tự sản xuất tế bào để phục hồi làm dư thừa ra các gai xương mới.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất: Việc ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cơ thể. Người bệnh khi bị thiếu hụt vitamin và các khoáng chất liên quan như: Magie, kẽm, canxi, chondroitin, vitamin nhóm B, Omega-3,….sẽ dễ có nguy cơ bị các bệnh về xương khớp. Đốt sống lưng dễ dàng thoái hóa, quá trình này xảy ra nhanh chóng và hình thành gai xương.
  • Đồng thời, bệnh nhân cũng bị chèn thần kinh cột sống khi thường xuyên phải khuân vác nặng. Người thường hay ngồi duy nhất một tư thế, người phải đứng nhiều,….

Triệu chứng của bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh

Bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh thường xảy ra ở vùng thắt lưng và vùng cổ của bệnh nhân. Ở mỗi vị trí chịu tổn thương, người bệnh sẽ có những triệu chứng bệnh lý khác nhau.

Gai cột sống chèn dây thần kinh cổ

Cổ là nơi có rất nhiều dây thần kinh cùng mạch máu nối với nhau. Ở khu vực này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh điển hình như sau:

Các triệu chứng bệnh tại vùng cổ
Các triệu chứng bệnh tại vùng cổ
  • Người bệnh bị rối loạn hệ tuần hoàn não, thường xuyên ù tai, đau đầu kèm với các biểu hiện buồn nôn hay chóng mặt.
  • Thị lực và thính lực của người bị gai cột sống chèn ép dây thần kinh có dấu hiệu giảm sút rõ rệt.
  • Đồng thời, các bạn sẽ thấy cơ thể luôn mệt mỏi, ngủ không ngon, không sâu giấc. Tình trạng chán ăn cũng diễn ra liên tục.
  • Các dây thần kinh ở cổ bị tác động là người bệnh bị đau mỏi phần vai gáy, ngại cử động cổ. Nặng hơn là tình trạng huyết áp lên xuống thất thường và có thể ngất xỉu bất cứ lúc nào.

Gai cột sống chèn dây thần kinh sống lưng

Bệnh xuất hiện phổ biến ở những người thường ngồi làm việc một chỗ ít di chuyển, làm công việc tay chân nặng nhọc hoặc người ít khi vận động. Những dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh gồm:

  • Người bệnh bị đau vùng thắt lưng, kèm theo tình trạng rối loạn chức năng cơ quan sinh dục, rối loạn đường tiết niệu.
  • Các cơn đau nhức thường kéo từ vùng lưng xuống hông và đến hai bắp chân. Đồng thời, chúng ta sẽ khó khăn hơn trong vấn đề vận động.
  • Bệnh nhân gai cột sống lưng chèn ép dây thần kinh cũng rất nhạy cảm với điều kiện thời tiết. Cơ thể bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, không có sức lực. 
  • Những cơn đau nhức ở chân, hoặc tình trạng tê bì chân tay, cơ bị yếu và mất cảm giác cũng là trạng thái mà người bệnh phải đối mặt.

Gai cột sống ngực chèn ép dây thần kinh

Cùng với vùng sống lưng và cổ thì người bệnh cũng có thể bị chứng gai cột sống liên quan đến khu sống ngực. Ở tình trạng bệnh này, các bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Người bệnh bị đau tức vùng xương ức, ngực và đau dây thần kinh liên sườn.
  • Các cơn đau sẽ nặng hơn khi bệnh nhân gai cột sống bị hắt hơi, ho hoặc đột ngột đổi tư thế.
  • Rất nhiều người bệnh đã nhầm lẫn chứng bệnh này với bệnh lý liên quan về phổi, dạ dày hoặc tim mạch.
Cơn đau tại khu vực thần kinh liên sườn
Cơn đau tại khu vực thần kinh liên sườn

Cách chữa trị bệnh chèn dây thần kinh cột sống

Ngay sau khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh gai cột sống chèn lên dây thần kinh, người bệnh cần đến các bệnh viện để khám chữa kịp thời. Chúng ta có thể chẩn đoán bệnh thông qua các phương pháp chụp CT, cộng hưởng từ hoặc chụp X-quang.

Dựa theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình chữa trị gai cột sống thích hợp nhất dành cho người bệnh. Hiện nay, chúng ta có thể lựa chọn 3 hướng điều trị bệnh là Đông y và Tây y và dân gian.

Điều trị bằng Tây y

Tây y phát triển mạnh mẽ qua các năm, nhiều chứng bệnh đều có thể dễ dàng điều trị bằng y học hiện đại. Đối với bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh, người bệnh sẽ được chữa trị dựa theo giai đoạn bệnh thông qua 2 phương pháp.

Sử dụng thuốc điều trị: Trường hợp bệnh nhân chưa có nhiều biến chứng nặng, bệnh vẫn ở trong tầm kiểm soát thì người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc uống hàng ngày. 

Nhóm thuốc chính mà bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân gai cột sống chèn rễ thần kinh là thuốc chống viêm và thuốc giảm đau. Một số loại thuốc có thể kể đến như: Ibuprofen, Meloxicam, Diclofenac, Paracetamol, các vitamin thuộc nhóm B,….

Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Viêm loét dạ dày, buồn nôn, chóng mặt,…Nếu ngừng sử dụng thuốc, các cơn đau có thể tiếp tục tái phát.

Đồng thời, người bệnh cũng không được tự ý mua đơn thuốc về sử dụng tại nhà. Không thay đổi các loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc khi chưa có sự cho phép từ các sĩ. Trong mọi trường hợp, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bệnh gai cột sống chèn ép rễ thần kinh.

Phương pháp chữa bệnh trong Tây y
Phương pháp chữa bệnh trong Tây y

Phẫu thuật cột sống: Phẫu thuật chỉ áp dụng đối với các bệnh nhân đã bị gai xương chèn ép nặng lên các dây thần kinh. 

Người bệnh chịu nhiều tổn thương làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc và sinh hoạt đời thường như: Bị tê liệt chân tay, mất cảm giác tứ chi. Không có khả năng hoạt động và rối loạn kiểm soát đại tiểu tiện. 

Tuy nhiên, chi phí cho các cuộc phẫu thuật hiện nay khá cao. Trong một vài trường  hợp phẫu thuật ở cơ sở y tế kém chất lượng, người bệnh có thể xảy ra hiện tượng nhiễm trùng máu hoặc mô cơ xung quanh bị tổn thương. 

Vì vậy, người bệnh cần đến các bệnh viện uy tín, đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng bác sĩ chuyên môn cao để đảm bảo an toàn mức cao nhất.

Phương pháp chữa trị gai cột sống chèn các dây thần kinh trong Đông y

Đông y nổi tiếng với rất nhiều bài thuốc trị bệnh về xương khớp. Trong đó, bệnh nhân có thể lựa chọn các bài thuốc để cải thiện chứng gai cột sống hiệu quả. Thuốc Đông y không gây ra các tác dụng phụ với người bệnh. Thuốc thích hợp sử dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân.

Các bài thuốc trong Đông y so với Tây y cần nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng. Nhưng đổi lại, thuốc không những làm bệnh thuyên giảm mà còn góp phần tăng cường sức khỏe, giãn gân cốt cho người bệnh rất tốt. 

Đông y chữa bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh
Đông y chữa bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh

Chúng ta có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây.

Bài thuốc 1: Các nguyên liệu thuốc gồm có: Ý dĩ, thược dược, ma hoàng, đại hoàng, quế chi, cát căn.

Cách sử dụng:

  • Người bệnh chuẩn bị các vị thuốc cùng 1000ml nước. Cho vào ấm sắc cho đến khi thuốc cạn còn ⅓ thì có thể chắt ra để uống.
  • Thuốc nên được chia thành các bữa nhỏ để uống trong ngày. Người bệnh tốt nhất nên uống khi thuốc còn nóng. Các bữa sau có thể hâm lại để đạt hiệu quả cao.

Bài thuốc 2: Các nguyên liệu gồm có: Xích linh, cam thảo, đương quy, sinh khương, quế chi, hoàng cầm.

Cách sử dụng:

  • Chúng ta sắc mỗi thang thuốc với 1200ml nước, thuốc khi đã chuyển màu thẫm và cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
  • Người bệnh chia nhỏ thuốc để uống 4 lần mỗi ngày. Thuốc nên duy trì uống đều đặn khoảng 3 tuần để có thể phát huy hoàn toàn công dụng.

Bên cạnh các bài thuốc này, bệnh nhân bị gai cột sống chèn lên dây thần kinh có thể kết hợp thêm một số phương pháp vật lý trị liệu như: Chườm nóng, bấm huyệt, massage, châm cứu. Hoặc các bài tập luyện giãn cơ bắp nhẹ nhàng để cải thiện các triệu chứng. 

Dân gian chữa bệnh gai cột sống chèn rễ thần kinh

Trong dân gian ta cũng có một số bài thuốc giúp người bệnh hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống chèn ép dây thần kinh. Tuy vậy, các bài thuốc này chỉ phù hợp với người mới khởi phát bệnh, các triệu chứng đau nhức chưa nặng. Vậy nên người bệnh cần cân nhắc để có phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

Sử dụng ngải cứu 

Ngải cứu mang đến nhiều công dụng trị bệnh, ngoài việc chế biến thành món ăn, nước uống thì bệnh nhân có thể dùng ngải cứu để chườm nóng.

  • Người bệnh lựa một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch và phơi khô. Sau đó, trộn lá ngải cứu cùng với muối trắng. 
  • Chúng ta bọc ngải cứu cùng muối vào một chiếc túi vải và quay trong lò vi sóng khoảng 3 – 4 phút. Quay xong, người bệnh lấy túi vải chườm lên vùng lưng bị đau khoảng 30 phút sẽ thấy có hiệu quả.
Mẹo chữa bệnh trong dân gian
Mẹo chữa bệnh trong dân gian

Sử dụng lá lốt

Lá lốt cũng được một số người bệnh gai cột sống sử dụng để làm giảm các cơn đau. Chúng ta thực hiện như sau:

  • Các bạn chuẩn bị khoảng 50g lá lốt cùng 50g lá đinh lăng, mang lá đi rửa sạch và phơi khô. 
  • Mỗi lần sử dụng, người bệnh lấy lá nấu với 1 lít nước. Sử dụng nước uống như  nước lọc hàng ngày sẽ làm thuyên giảm các cơn đau. Nước nên uống ít nhất 10 ngày để phát huy công dụng.

Lưu ý dành cho người bệnh khi điều trị gai cột sống

Người bệnh mắc chứng gai cột sống cần chú ý, khi phát hiện bệnh, lập tức đi kiểm tra tại các bệnh viện để sớm có cách điều trị thích hợp. Đồng thời, tuân thủ theo một số lưu ý dưới đây để không làm bệnh nghiêm trọng hơn:

  • Bệnh nhân cần thư giãn, nghỉ ngơi thoải mái. Luôn giữ chuẩn tư thế vận động sẽ giúp chúng ta ngăn chặn nguy cơ bệnh chuyển biến xấu.
  • Người bệnh nên nằm trên giường có đệm cứng thay vì sử dụng các loại đệm mềm. Đệm cứng giúp chúng ta ổn định cột sống khi nằm, hạn chế làm vẹo cột sống hay chệch các gai xương.
  • Chúng ta cần có một chế độ ăn uống mỗi ngày thật khoa học. Tăng cường bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa vitamin các nhóm B, D, K, A,…Các khoáng chất canxi, kẽm hay chất béo Omega-3….
  • Ngoài ra, lối sống lành mạnh cũng là yếu tố rất quan trọng với người đang bị bệnh gai cột sống. Các bệnh nhân cần cân bằng hợp lý thời gian làm việc và khung giờ nghỉ ngơi. Tránh lao động, làm việc quá sức trong thời gian dài.
  • Người bệnh cũng cần chú ý thêm về vấn đề cân nặng của bản thân. Nên kiểm soát tốt cân nặng để không xảy ra tình trạng thừa cân hay béo phì. Cân nặng vượt mức cho phép càng làm tăng áp lực chèn ép lên các đốt sống và cả khớp gối.
  • Người bị bệnh gai cột sống không tự ý tập luyện thể thao nếu chưa biết các kỹ thuật tập phù hợp. Tập luyện sai cách không những không cải thiện bệnh mà còn làm bệnh trở nặng hơn. 
  • Với các chị em phụ nữ khi mắc chứng gai cột sống chèn dây thần kinh, nên hạn chế đi giày cao gót để giảm trọng lực đổ về hông và chân. Lựa chọn các loại giày đế bệt, giày đế bằng là thích hợp nhất.
  • Trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị, người bệnh nếu phát hiện các triệu chứng bất thường cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ. Dừng sử dụng thuốc cho đến khi có sự tư vấn cụ thể.

Gai cột sống chèn dây thần kinh ảnh hưởng tới bệnh nhân thế nào, chữa ra sao,…đều đã được chúng tôi giải đáp ở bên trên. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp người bệnh đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp nhất để bảo vệ sức khỏe. Bệnh nhân cũng cần ghi nhớ, điều trị sớm sẽ giúp chúng ta ngăn chặn nhiều biến chứng, tiết kiệm thời gian và cả chi phí điều trị.  

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *