Phồng đĩa đệm L4-L5 có nguy hiểm hay không? Cách điều trị
Bảng tóm tắt
Phồng đĩa đệm là bệnh về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu cách nhận biết, tác hại cũng như các biện pháp điều trị phồng đĩa đệm L4-L5 thường được áp dụng nhất.
Bệnh lồi đĩa đệm L4-L5 là gì, nguy hiểm ra sao?
Phần đĩa đệm giữa đốt sống L4 L5 rất dễ bị bệnh vì thường chịu áp lực từ các vận động hàng ngày. Trong đó phổ biến là bệnh phồng đĩa đệm L4 L5. Bệnh giống như tên gọi sẽ khiến cho đĩa đệm bị phồng lên so với bình thường. Tình trạng này sẽ khiến vòng bao ngoài bị suy yếu. Mặc dù vậy bộ phận ấy vẫn chưa bị đứt rời hoàn toàn, đồng thời dây thần kinh cột sống cũng chưa bị ảnh hưởng.
Theo các bác sĩ phồng đĩa đệm L4 L5 có thể hiểu một cách đơn giản là thể nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 nguy hiểm không?
Phồng đĩa đệm L4-L5 chủ yếu gây đau nhức cùng một vài ảnh hưởng đến vận động. So với thoát vị đĩa đệm thì tình trạng này không tác động nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên bệnh nhân không được vì vậy mà xem thường, mặc kệ bệnh cứ thế phát triển. Đến giai đoạn nhất định, phồng đĩa đệm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Đau rễ thần kinh: Bệnh lý cột sống trong đó có phình đĩa đệm L4-L5 là một trong những nguyên nhân gây bệnh đau rễ thần kinh. Bệnh này rất nguy hiểm khiến tần suất đau nhức nhiều hơn. Hay nghiêm trọng nhất sẽ đe dọa tính mạng bệnh nhân.
- Rối loạn cảm giác: Phồng đĩa đệm L4-L5 trường hợp nặng hơn còn dẫn đến rối loạn cảm giác. Nếu nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ không thể nhận biết được sự nóng lạnh.
- Khiến cơ vòng bị rối loạn: Đĩa đệm bị phồng dẫn đến dịch nhầy giữa 2 khớp bị chèn ép và tràn ra ngoài. Lúc này ảnh hưởng đến cơ quan bài tiết dễ gây ra các bệnh như rối loạn cương dương, không kiểm soát được việc tiểu tiện…
- Bại liệt: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh phồng đĩa đệm L4-L5. Không chỉ riêng phần cột sống bị ảnh hưởng mà nhiều phần xương khớp khác như chân tay có thể mất hẳn khả năng vận động.
Những biến chứng trên chứng tỏ phồng đĩa đệm L4-L5 là bệnh nguy hiểm như thế nào. Bệnh nhân nên thật cẩn trọng với những cơn đau nhức xuất hiện ở vùng lưng.
Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm L4-L5
Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố khác nhau làm tăng nguy cơ mắc bệnh phồng đĩa đệm L4-L5.
- Tuổi tác: Với các vấn đề xương khớp thì tuổi tác luôn là nguyên nhân gây bệnh chính. Theo đó, từ độ tuổi trung niên về sau cơ quan này bắt đầu suy yếu và thường hay mắc bệnh. Bên cạnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thì phồng đĩa đệm L4-L5 cũng hay xuất hiện khi người ta dần già đi.
- Chấn thương: Vận động hàng ngày không cẩn thận bị chấn thương, đặc biệt là tại vùng đốt sống L4-L5, nếu không chữa trị đúng dễ dẫn đến phồng đĩa đệm.
- Đặc thù công việc: Một vài các công việc như khuân vác, nhân viên văn phòng, vận động viên thể thao… thường xuyên gây áp lực lên khu vực cột sống. Trong khi đó L4, L5 lại là những đốt sống lưng cuối cùng nên bị nhiều tác động nhất. Không làm việc đúng cách hay có biện pháp bảo hộ về lâu dài sẽ dễ bị phồng đĩa đệm.
- Bệnh tật bẩm sinh: Những đứa trẻ khi sinh ra đã bị các dị tật bẩm sinh như gù lưng, vẹo cột sống, chân khập khiễng…, đến lúc tuổi tác cao khó tránh khỏi phồng đĩa đệm.
Triệu chứng của bệnh
Phồng đĩa đệm L4-L5 tùy theo mức độ mà sẽ có các biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Bệnh nhân có thể nhận biết tình trạng này thông qua các triệu chứng phổ biến sau:
- Vùng thắt lưng bị đau nhức: Các bệnh lý về cột sống luôn gây nên những cơn đau âm ỉ ở vùng lưng. Với trường hợp bị phồng đĩa đệm L4-L5 thì người bệnh sẽ cảm nhận được sự đau nhức ở thắt lưng. Bệnh càng nặng thì đau nhức sẽ tăng cả về số lần lẫn cường độ.
- Đau chân: Không chỉ ở thắt lưng mà đôi khi bệnh nhân còn bị đau nhức ở chân, đặc biệt là vùng gối và bàn chân.
- Cảm giác tê: Từ phần hông xuống chân thường bị tê, đôi khi mất cảm giác và còn bị mỏi.
- Lưng yếu dần: Bị phồng đĩa đệm thì sức mạnh của lưng cũng trở nên yếu dần và làm hạn chế trong nhiều vận động.
Mỗi người nên chú ý đến tình trạng sức khỏe để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Ngay khi có một trong những triệu chứng phồng đĩa đệm trên thì tốt nhất là hãy đến bệnh viện để thăm khám.
Cách điều trị bệnh
Bệnh nhân phồng đĩa đệm L4-L5 có thể lựa chọn điều trị theo nhiều biện pháp khác nhau. Một số người tìm đến các cơ sở Đông y trong khi số khác lại nhờ Tây y chữa. Mỗi một lĩnh vực đều có thế mạnh và ưu điểm điều trị khác nhau.
Trị bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 theo Tây y
Hiện tại, khá nhiều bệnh viện cũng như cơ sở chuyên khoa chuyên trị bệnh này. Có nhiều cách điều trị lồi đĩa đệm l4 l5 khác nhau như dùng thuốc, phẫu thuật hoặc trị liệu thần kinh cột sống.
Dùng thuốc
Biện pháp được chỉ định cho bệnh nhân chủ yếu là dùng thuốc. Các loại thuốc thường xuất hiện trong đơn trị phồng đĩa đệm L4-L5 như:
- Naproxen.
- Acetaminophen.
- Aspirin.
- Paracetamol.
- Cyclobenzaprine (Flexeril®).
- Salicylates.
- Cortisone.
- Carisoprodol (Soma ®).
Các thuốc trị phồng đĩa đệm kể trên đa phần đều là thuốc giảm đau, kháng viêm. Cách dùng thường là uống trực tiếp nhưng cũng có số ít bác sĩ sẽ tiêm cho bệnh nhân. Dùng thuốc Tây y trị bệnh lồi đĩa đệm L4-L5 mọi người cần lưu ý:
- Dùng theo đơn kê của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc dùng đơn của người thân, bạn bè để đi mua.
- Uống thuốc đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Trong giai đoạn dùng thuốc phải hạn chế uống đồ chua, rượu bia, ăn đồ cay nóng.
Biện pháp trị liệu thần kinh cột sống
Ở trường hợp phình đĩa đệm L4-L5 nặng hơn bệnh nhân có thể được chỉ định áp dụng trị liệu thần kinh cột sống.
- Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật nên khá an toàn cho người bệnh.
- Dựa vào nguyên lý cấu trúc của xương mà các bác sĩ sẽ nắn lại các phần của cột sống một cách nhẹ nhàng.
- Giúp giảm áp lực lên các đốt sống và giảm đau hiệu quả cho người bệnh.
- Ngoài phồng đĩa đệm, trị liệu thần kinh cột sống còn được áp dụng cho người thoát vị đĩa đệm, bị gai cột sống, vẹo cột sống…
Phẫu thuật
Phẫu thuật không thường được áp dụng cho bệnh nhân phồng đĩa đệm. Phương pháp này dù mang lại hiệu quả chữa bệnh khá tốt nhưng lại có nhiều nhược điểm, chẳng hạn như:
- Chi phí phẫu thuật thường cao hơn so với các biện pháp khác mà bệnh vẫn có thể nguy cơ bị lại.
- Phẫu thuật đòi hỏi bệnh nhân phải có thời gian tịnh dưỡng để phục hồi lại sức khỏe.
- Dù có thể chữa khỏi bệnh nhưng về sau cột sống vẫn trở nên suy yếu đi khá nhiều.
Chính vì vậy mà mổ phồng đĩa đệm L4-L5 thường chỉ dùng cho trường hợp thật nghiêm trọng. Khi bệnh nhân đã dùng thuốc hay trị liệu cột sống không phát huy hiệu quả thì bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng cách phẫu thuật.
Đông y chữa bệnh
Thuốc Đông y chữa phồng đĩa đệm hoạt động theo nguyên tắc giảm đau, phục hồi lại đĩa đệm như ban đầu đồng thời hỗ trợ mạnh gân cốt, thông kinh mạch. Một vài vị thuốc thường được dùng trong các bài thuốc Đông y trị phồng đĩa đệm L4-L5 như:
- Rễ ngưu tất: Hay còn được gọi là cỏ xước, có công dụng khỏe gân cốt, bổ thận và lợi tiểu.
- Đỗ trọng: Trị chi dưới nhức mỏi, đau lưng âm ỉ, tăng lượng máu đến các cơ quan.
- Lá lốt: Vị thuốc quen thuộc với mọi người có thể trị đau nhức xương khớp, thấp khớp, phồng đĩa đệm và chống viêm hiệu quả.
- Đẳng sâm: Tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân phồng đĩa đệm, kháng viêm…
Sau khi bắt mạch và kiểm tra, tùy theo từng tình trạng bệnh nhân mà các bác sĩ Đông y sẽ kể đơn thuốc sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra bệnh nhân có thể được kết hợp thêm một vài biện pháp khác như: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt…
Các biện pháp dân gian chữa bệnh
Dân gian cũng lưu truyền nhiều biện pháp để trị phồng đĩa đệm L4-L5. Tuy nhiên các cách này chủ yếu là để làm nhanh các cơn đau cục bộ chứ không thể trị khỏi hoàn toàn.
- Chườm thảo dược: Người ta dùng các loại thảo dược như ngải cứu, gừng, lát lốt… Sau khi làm sạch thì rang cùng với muối cho nóng rồi chườm lên các phần lưng bị đau nhức.
- Chườm đá: Chườm lạnh được áp dụng vào những trường hợp đau nhức vào buổi đêm gây khó ngủ mà không có thuốc điều trị. Đơn giản chỉ cần dùng đá viên bỏ vào khăn lông mỏng rồi chườm lên lưng sẽ giúp giảm đau nhanh.
Để phát huy hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên thăm khám sớm và tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ. Có thể kết hợp nhiều biện pháp khác nhau nhưng phải dựa trên cơ sở khoa học.
Phòng bệnh phồng đĩa đệm L4-L5
Để tránh phồng đĩa đệm L4-L5 nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung mọi người nên lưu ý các biện pháp phòng bệnh sau:
- Đảm bảo cung cấp đủ các chất cần thiết cho xương cũng như tốt cho cơ thể. Theo đó, các chuyên gia khuyên mỏi người nên ăn nhiều thực phẩm chứa Canxi, Kali, Vitamin mà đặc biệt là loại D, C, E…
- Ngoài ăn uống đủ chất thì cũng nên hạn chế các thực phẩm gây hại cho xương khớp như rượu bia, đồ ăn nhanh, các món nhiều dầu mỡ…
- Mỗi ngày phải dành thời gian tập luyện thể dục với các động tác phù hợp. Điều này cũng góp phần giúp xương chắc khỏe đồng thời vận động được linh hoạt hơn.
- Trong công việc hay cuộc sống hàng ngày phải cẩn trọng, hạn chế việc xảy ra các chấn thương nhất là với vùng cột sống.
- Học tập, làm việc hay ngay cả lúc ngủ phải điều chỉnh tư thế cho khoa học.
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện ra các bệnh xương khớp tiềm ẩn, chữa trị sớm nhất tránh di chứng.
Theo các thống kê, bệnh phồng đĩa đệm L4-L5 hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa về đối tượng. Điều này phần nhiều là do nếp sống thiếu khoa học của giới trẻ ngày nay. Chính vì vậy ngay từ bây giờ hãy tập xây dựng cho mình một lối sống khoa học, tốt cho cơ thể nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!