Viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Những thông tin hữu ích

“Viêm amidan mãn tính có nên cắt không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân gặp tình trạng bệnh lý hô hấp này. Viêm amidan mãn tính không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nếu không có phương hướng điều trị kịp thời. 

Bệnh viêm amidan mãn tính có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau
Bệnh viêm amidan mãn tính có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau

Viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không?

Trước khi tìm hiểu “Viêm amidan mãn tính có nên cắt không?”. Người bệnh cần hiểu rõ về bệnh lý này. Viêm amidan mãn tính là tình trạng nhiễm trùng trong thời gian dài tại amidan với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Tình trạng có thể tái phát nhiều lần gây phiền toái cho người bệnh. Quá trình nhiễm trùng kéo dài sẽ hình thành các vùng viêm nhiễm tại amidan. Trong đó có chứa rất nhiều vi khuẩn và tạo ra mùi hôi đặc trưng từ miệng.

Bệnh viêm amidan có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và người lớn. Các triệu chứng của bệnh có thể nhận thấy như: Sốt cao, mệt mỏi, đau nhức, ho khan, hơi thở có mùi hôi, họng đau dữ dội. 

Khi mở rộng khoang miệng có thể quan sát bằng mắt thường hình ảnh khối amidan sưng to, họng tấy đỏ. Trong nhiều trường hợp có thể hình thành rãnh chứa mủ. Nếu như không được điều trị ngay, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe amidan, viêm cơ tim, viêm nội mạc tim, viêm tai giữa.

Để điều trị cho người bệnh viêm amidan mãn tính, bác sĩ chuyên khoa thường kê các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, hạ sốt,… Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên cắt amidan để hạn chế dùng kháng sinh và điều trị dứt điểm bệnh này. 

Viêm amidan mãn tính có nên cắt không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Viêm amidan mãn tính có nên cắt không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Theo bác sĩ chuyên khoa, việc phẫu thuật cắt amidan trong nhiều trường hợp là cần thiết. Nguyên nhân là bởi nếu như không được phẫu thuật và điều trị, các biến chứng gây ra hết sức nguy hiểm như tắc nghẽn đường thở, khó nuốt, nổi hạch, ngủ ngáy thậm chí là ngưng thở… Tuy nhiên bất cứ người bệnh nào muốn biết chính xác bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không thì cần tới bệnh viện để thăm khám và áp dụng các phương pháp chữa trị mà bác sĩ hướng dẫn.

Khi nào nên thực hiện cắt amidan ?

Viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Việc cắt amidan là cần thiết nếu muốn trị dứt điểm nhưng không phải trường hợp nào cũng cần phải cắt. Theo bác sĩ, một số trường hợp sau đây cần tiến hành cắt amidan: 

  • Tình trạng người bệnh bị tái phát thường xuyên, nhiều lần trong năm. Bệnh có xu hướng tái phát và diễn tiến nặng hơn.
  • Người bệnh đã trải qua quá trình điều trị bằng thuốc nhưng không hiệu quả. Triệu chứng đau và khó chịu xuất hiện nhiều lần.
  • Người bệnh nổi hạch lớn tại cổ, có thể sờ thấy.
  • Người bệnh ngáy khi ngủ, kèm theo ăn uống không ngon miệng.
  • Viêm amidan mãn tính gây biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang cũng cần phải tiến hành cắt bỏ.

Bất cứ trường hợp nào có các dấu hiệu như trên thì phương án cắt bỏ cần phải được thực hiện. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thủ thuật, người bệnh cần phải tới bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán cụ thể. Đồng thời, lựa chọn cơ sở y tế uy tín thực hiện thủ thuật để điều trị an toàn.

Không phải trường hợp nào cũng cần chỉ định cắt amidan
Không phải trường hợp nào cũng cần chỉ định cắt amidan

Trường hợp nào không nên cắt amidan khi bệnh trở thành mãn tính? Viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Rất nhiều trường hợp không được phẫu thuật khi mắc viêm amidan mãn tính. Các trường hợp này bao gồm:

  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân như rối loạn đông máu, tăng huyết áp hay suy tim.
  • Bệnh nhân mắc bệnh xoang, cúm, sởi hoặc sốt xuất huyết cũng không được thực hiện phẫu thuật ngay mà cần điều trị cho hết bệnh mới có thể thực hiện.
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, lao, giang mai, HIV hoặc phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú nếu muốn tiến hành phẫu thuật cần phải cân nhắc kỹ càng.

Ngoài ra, với các trường hợp được chỉ định phẫu thuật, sau khi tiến hành cần có chế độ chăm sóc để mau chóng hồi phục sức khỏe. Các biện pháp chăm sóc cơ bản như sau.

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
  • Bổ sung lượng nước vào cơ thể để họng không bị khô hoặc khó chịu. Lưu ý là nên dùng nước ấm, không nên dùng các loại nước có chứa cafein.
  • Thực hiện việc súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích và không nên tới các nơi có nhiều khói, bụi, môi trường ô nhiễm.
  • Khi thấy xuất hiện hiện tượng sốt hoặc triệu chứng đau có thể sử dụng một số loại thuốc như ibuprofen, acetaminophen để giảm đau và hạ sốt.

Cắt amidan mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm amidan mãn tính là căn bệnh tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và các hoạt động của người bệnh. Trong một số trường hợp bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cắt amidan. Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu viêm amidan có nên cắt hay không? Nếu cắt thì có nguy hiểm hay không?

Bác sĩ chuyên gia cho rằng về cơ bản cắt amidan là thủ thuật không quá phức tạp, không gây nhiều khó khăn cho các y bác sĩ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khi không thăm khám và chẩn đoán kỹ lưỡng, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm sau cắt amidan. Thậm chí cắt amidan có thể dẫn tới tử vong nếu không xử lý kịp thời.

Nguyên nhân gây biến chứng có thể do quá trình gây mê, do thủ thuật cắt không đúng kỹ thuật, cắt vào mạch máu gây chảy máu và khó cầm máu hoặc thực hiện thủ thuật trên bệnh nhân có mắc chứng rối loạn đông máu.

Trong một vài trường hợp cắt amidan mãn tính có thể gây nguy hiểm
Trong một vài trường hợp cắt amidan mãn tính có thể gây nguy hiểm

Do vậy, trước khi thực hiện thủ thuật cắt amidan mãn tính, người bệnh cần được thăm khám một cách kỹ càng, thực hiện các xét nghiệm cần thiết về chức năng gan thận để có thể tránh những tai biến đáng tiếc trong quá trình thực hiện phẫu thuật.

XEM THÊM:

Cắt amidan kiêng gì và nên ăn gì nhanh khỏi bệnh? Cách chăm sóc ra sao?

Lưu ý gì khi cắt amidan?

Viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không? Bác sĩ chuyên khoa cho rằng người bệnh viêm amidan mãn tính có thể thực hiện cắt amidan trong các trường hợp đặc biệt, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật như sau:

  • Trước khi phẫu thuật nên kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm cần thiết đánh giá toàn bộ tình trạng sức khỏe của người bệnh. Điều này giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm trong quá trình thực hiện.
  • Người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo các chẩn đoán và tiếp nhận điều trị y tế tốt nhất.
  • Sau khi thực hiện cắt amidan, người bệnh cần chú ý quá trình chăm sóc vết thương, tránh biến chứng. Việc theo dõi và chăm sóc vết thương cần được thực hiện trong khoảng thời gian 12 ngày sau khi thực hiện phẫu thuật.
  • Bệnh nhân nên thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn, tránh chà xát mạnh tổn thương đến vết phẫu thuật.
  • Người bệnh chú ý đi lại nhẹ nhàng và không nên vận động mạnh, di chuyển quãng đường xa vì có thể ảnh hưởng tới vết thương.
  • Ngoài ra sau khi cắt amidan người bệnh nên sử dụng các thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp. Tăng cường sử dụng các loại rau củ dễ tiêu hóa như chuối, khoai tây, bí.
  • Bổ sung trong thực đơn hàng ngày các loại nước ép hoa quả để tăng kháng thể.
  • Không nên sử dụng các đồ ăn cay nóng, đồ ăn có nhiều dầu mỡ vì đây là những thực phẩm dễ gây kích thích vùng họng vừa mới thực hiện phẫu thuật.
  • Uống thuốc đúng liều và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Điều này tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh. Quan trọng nhất là người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có phương hướng điều trị bệnh triệt để.

4.8/5 - (5 bình chọn)
Bật mí cách chữa viêm amidan bằng lá tía tô hiệu quả tại nhà
6 cách chữa viêm amidan bằng lá tía tô hiệu quả, không lo tác dụng phụ
Chữa viêm amidan bằng lá tía tô được lưu truyền trong dân gian đã lâu. Tuy nhiên, thực hư về hiệu quả điều trị bệnh bằng phương pháp này vẫn…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *