Viêm phế quản mãn tính: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa

Bệnh viêm phế quản mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng hô hấp nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách. Để tìm ra hướng điều trị bạn cần phải nắm rõ thông tin cơ bản về bệnh lý. Trong bài đọc này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa căn bệnh này.  

Viêm phế quản mãn tính là gì?

Viêm phế quản mạn tính là trạng thái tổn thương của niêm mạc ống phế quản – phổi do tác động từ bên ngoài gây nên. Lúc này trong ống dẫn khí sẽ có dịch nhầy tiết ra gây nên tình trạng ứ đọng, không thoát ra ngoài. 

Viêm phế quản mãn tính là biến chuyển nặng của viêm phế quản
Viêm phế quản mãn tính là biến chuyển nặng của viêm phế quản

Giai đoạn đầu bệnh chỉ mới ở mức độ cấp tính, biểu hiện nhẹ, gây khó chịu cho bệnh nhân. Các triệu chứng bệnh kéo dài trên 3 tuần không khỏi sẽ dẫn đến mãn tính, ống dẫn khí phế quản – phổi bị tắc nghẽn lâu ngày se có nguy cơ gây bệnh khí phế thũng. 

Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm phế quản mãn tính, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Theo số liệu thống kê, nhóm trẻ em từ 2 đến 6 tuổi là đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh nhiều nhất do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, không đủ khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. 

Người lớn bị viêm phế quản có thể do môi trường ngoài tác động, người già mắc bệnh là do hệ miễn dịch đã bị suy yếu, thời gian ủ bệnh kéo dài nên rất khó điều trị khỏi triệt để mà chỉ có thể áp dụng biện pháp để cải thiện các triệu chứng. 

Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mạn do nhiều yếu tố tác động gây phù nề niêm mạc phế quản, cổ họng bị sưng đau kèm theo nhiều biểu hiện khác. 

Những nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản mạn tính có thể kể đến như: 

  • Do các loại vi khuẩn, virus như liên cầu khuẩn, chủng virus herpes,… gây nên. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phế quản và chúng có thể lây nhiễm qua đường hô hấp. 
  • Do hút thuốc gián tiếp hoặc trực tiếp khiến lông mao trong phế quản – phổi bị tiêu diệt, gây nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng. 
  • Do ảnh hưởng của thời tiết, cơ thể không kịp thích nghi khiến vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp và gây bệnh. 
  • Do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng ngoài không khí, người bệnh không loại bỏ được các dị nguyên ra khỏi môi trường thì bệnh lý sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn. 

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây bệnh viêm phế quản có thể kể đến như do viêm amidan, viêm xoang, viêm tai, bệnh dạ dày,… Do vậy khi có triệu chứng nghi ngờ hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và được bác sĩ hướng dẫn điều trị phù hợp. 

Triệu chứng bệnh viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính sẽ có những triệu chứng giống viêm phế quản thông thường nhưng có phần nặng hơn. Bạn có thể chủ động phát hiện được biểu hiện khoảng 2 đến 3 tuần trước đó để điều trị. 

Ho là triệu chứng điển hình của viêm phế quản mãn tính
Ho là triệu chứng điển hình của viêm phế quản mãn tính

Cụ thể viêm phế quản mãn tính có các biểu hiện như sau: 

  • Ho tiếng nặng, nghe rõ, kéo dài thành từng cơn gây co thắt phế quản kèm theo đờm đặc có màu trong suốt hoặc xanh/vàng. Triệu chứng này thường xuất hiện vào sáng sớm sau khi người bệnh ngủ dậy. 
  • Khó thở, thở rít do ống dẫn khí bị tắc nghẽn khiến người bệnh gặp khó khăn khi hô hấp. Triệu chứng này xuất hiện thường xuyên và có dấu hiệu nặng hơn khi nằm. 
  • Khàn tiếng do ho lâu ngày kèm theo đó là lượng dịch nhầy nhiều, nghiêm trọng hơn người bệnh có thể bị mất tiếng hoặc biến đổi giọng nói. 
  • Bệnh nhân bị sốt nhẹ nhưng không rõ nguyên nhân. 
  • Hơi thở có mùi do dịch nhầy ứ đọng trong cổ họng gây nên mùi hôi đặc trưng. 
  • Đau tức ngực nhất là khi ho hoặc gắng sức để ho, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau buốt từ cổ họng xuống ngực, thậm chí lan ra phía sau lưng.
  • Xuất tiết ở mũi do dịch nhầy ảnh hưởng đường hô hấp gây tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi và chảy nước mũi. 
  • Cơ thể trong trạng thái mệt mỏi, người bệnh có cảm giác ớn lạnh, nhức mỏi toàn thân, chán ăn, khó nuốt,…tình trạng kéo dài gây suy nhược cơ thể, sụt cân. 

Tùy theo thể trạng từng người mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nếu phát hiện có triệu chứng khác thường bạn nên chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám, xác định chính xác nguyên nhân và có hướng chữa trị kịp thời. 

Bệnh viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không, có chữa được không?

Viêm phế quản mãn tính là diễn biến nặng hơn của bệnh viêm phế quản thông thường. Bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời. 

Suy hô hấp là biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản mãn tính
Suy hô hấp là biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản mãn tính

Người bệnh không nên để tình trạng bệnh lý kéo dài quá lâu bởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: 

  • Suy hô hấp khiến bệnh nhân khó thở, nặng hơn có thể mất ý thức, hôn mê hoặc tử vong. Thời gian thay đổi triệu chứng chỉ trong vòng vài tiếng nên cần phải cẩn thận. 
  • Hen suyễn do đường thở bị tắc dài ngày, đây là biến chứng rất nguy hiểm bởi khi tái phát người bệnh không có thuốc kiểm soát có thể bị đe dọa đến tính mạng. 
  • Khí phế thũng do biến chứng đường hô hấp dưới cụ thể là tình trạng phế nang, tiểu phế quản. Người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, cơ thể xanh xao, môi tái nhợt, thiếu sức sống. 
  • Ung thư phế quản là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm phế quản mãn tính. Người bệnh khó có thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể thực hiện các biện pháp với mục đích kéo dài sự sống. 
  • Bệnh lý này còn có thể gây ra những biến chứng khác như bệnh về tim mạch, bệnh thận, khớp,…

Cách chẩn đoán viêm phế quản mãn tính

Quá trình xử lý viêm phế quản mãn tính khá phức tạp, cần có nhiều thời gian nên người bệnh phải đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa, xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân gây bệnh để bác sĩ đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp. 

Để hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh lý, ngoài căn cứ vào biểu hiện lâm sàng bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các kỹ thuật y tế như: 

  • Chụp X quang, siêu âm. 
  • Thực hiện xét nghiệm sinh hóa, vi trùng học.
  • Nội soi phế quản,…

Hướng dẫn điều trị viêm phế quản mãn tính

Điều trị viêm phế quản mãn tính có rất nhiều phương pháp để áp dụng. Người bệnh có thể lựa chọn hình thức chữa trị bệnh theo Đông y, Tây y hoặc mẹo chữa dân gian. Dù áp dụng biện pháp nào bệnh nhân nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi quyết định. 

Điều trị viêm phế quản mãn tính theo Tây y

Đa phần khi mắc bệnh mọi người đều lựa chọn hướng điều trị bằng thuốc Tây để cải thiện nhanh triệu chứng, giúp bệnh chóng hồi phục. Tuy nhiên, thuốc tân dược có thể gây tác dụng phụ vì vậy bạn cần phải nghe theo chỉ định của bác sĩ khi dùng. 

Điều trị viêm phế quản bằng thuốc Tây là biện pháp phổ biến nhất
Điều trị viêm phế quản bằng thuốc Tây là biện pháp phổ biến nhất

Khi điều trị viêm phế quản mãn tính sẽ dùng các loại thuốc sau: 

  • Thuốc kháng sinh lành tính như penicillin, ampicillin, amoxicillin,… Nếu bệnh nhân bị dị ứng với penicillin hoặc bệnh cấp độ nặng sẽ thay đổi bằng kháng sinh nhóm macrolid. 
  • Thuốc kháng viêm corticoid như hydrocortisone hoặc methylprednisolone,… dạng xịt hoặc uống. Nhóm thuốc này có thể gây dị ứng nên bạn cần chú ý khi dùng.
  • Thuốc kích thích long đờm, giảm dịch nhầy như eprazinon hoặc acetylcystein,…
  • Thuốc giãn phế quản dạng khí dung hoặc xịt để bệnh nhân hô hấp dễ hơn. Thuốc này chỉ nên dùng trước khi đi ngủ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Điều trị viêm phế quản mãn tính bằng y học cổ truyền

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây nhiều có thể gây hại dạ dày, nhiều trường hợp không thể phát huy tác dụng do “nhờn thuốc”, để thay thế bạn có thể áp dụng biện pháp trị liệu Đông y. 

Sách y học cổ truyền ghi lại, viêm phế quản mãn tính là do yếu tố ngoại sinh kết hợp tổn thương trong cơ thể gây nên, tạng tỳ gây ảnh hưởng tạng phế. Nguyên tắc điều trị bệnh của Đông y là dùng thảo dược chữa bệnh theo nguyên tắc “bổ chính khu tà” giúp điều hòa khí huyết, bổ khí, bổ tỳ, cải thiện sức khỏe của phế, đẩy lùi triệu chứng bệnh. 

Thầy thuốc sẽ kiểm tra bệnh lý và áp dụng bài thuốc chữa trị với các loại thảo dược như sau: 

  • Bạch linh, ý dĩ và bạch truật mỗi loại dùng 16g. 
  • Hạnh nhân, ngưu bàng, thương truật, quế rừng và đẳng sâm mỗi loại 12g. 
  • 8g trần bì. 
  • 10g bán hạ chế. 
  • 3 lát thảo dược sinh khương. 

Nguyên liệu đã chuẩn bị theo định lượng sau đó trộn đều, sắc cùng 3 bát nước đến khi còn ½ lượng nước thì chia uống 2 lần sáng và tối. Kiên trì thực hiện bài thuốc trong 1 thời gian các triệu chứng của viêm phế quản giảm dần, sức khỏe cải thiện theo chiều hướng tốt hơn. 

Đông y điều trị viêm phế quản an toàn và không gây hại cho sức khỏe
Đông y điều trị viêm phế quản an toàn và không gây hại cho sức khỏe

Điều trị viêm phế quản mãn tính bằng mẹo dân gian

Bài thuốc dân gian là một phương pháp điều trị bệnh hay bạn có thể cân nhắc để áp dụng khi điều trị viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, mẹo chữa tự nhiên có hiệu quả khá chậm đòi hỏi phải áp dụng trong một thời gian dài. 

Ưu điểm của các bài thuốc dân gian là an toàn, lành tính, nguyên liệu có sẵn rất dễ tìm, chi phí không quá cao và thực hiện đơn giản tại nhà. Hiệu quả của mẹo chữa bằng thuốc nam đến nay vẫn chưa được kiểm chứng vì vậy khi áp dụng nếu không có hiệu quả hoặc có triệu chứng lạ người bệnh cần chủ động dừng lại ngay. 

Dưới đây là một số mẹo chữa bệnh viêm phế quản mãn tính phổ biến được sử dụng nhiều hiện nay. 

Mẹo chữa viêm phế quản mãn tính bằng gừng tươi 

Gừng tươi có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm triệu chứng khó chịu của người bị viêm phế quản. Cách dùng dược liệu này khá đơn giản như sau: 

  • Kết hợp gừng với mật ong: Nấu gừng với lượng nước vừa phải, đợi sôi thì tắt bếp, cho mật ong vào khuấy đều và uống ngày 2 lần sáng và tối. 
  • Kết hợp gừng với tỏi: Ép cả hai nguyên liệu lấy nước cốt sau đó trộn chung với đường trắng để dùng ngày 2 lần. 

Chú ý, không sử dụng bài thuốc này khi bụng rỗng đề phòng gây kích ứng niêm mạc dạ dày. 

Mẹo chữa viêm phế quản với hành tây 

Tương tự với gừng, hành tây là dược liệu có thể giảm đau và cải thiện các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính, giúp long và giảm đờm. Sử dụng dược liệu thường xuyên bạn sẽ cải thiện các triệu chứng nhanh chóng. 

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần chưng cách thủy hành tây với mật ong trong 2 giờ để lấy nước uống ngày 2 đến 3 lần là được. Thực hiện bài thuốc liên tục trong khoảng 4 ngày các triệu chứng bệnh lý được cải thiện rõ rệt. 

Mẹo chữa viêm phế quản mãn tính bằng mật ong 

Mật ong có chứa một lượng dưỡng chất lớn với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và ức chế vi khuẩn gây bệnh, làm dịu cổ họng, giảm ho rất tốt. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để chữa bệnh theo cách sau đây: 

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng mật ong
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng mật ong
  • Kết hợp mật ong và chanh: Lấy 1 thìa mật ong trộn đều với 1 thìa nước cốt chanh để dùng ngày 2 lần. 
  • Kết hợp mật ong với tỏi: Xay nhuyễn cả hai loại nguyên liệu để dùng ngày 2 lần, mỗi lần dùng 1 thìa, kiên trì thực hiện đến khi triệu chứng đã giảm hẳn. 

Xem thêm

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính và các bệnh liên quan đến đường hô hấp, người bệnh có thể thực hiện những biện pháp phòng ngừa dưới đây: 

  • Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là thời gian giao mùa từ nóng sang lạnh. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày để bảo đảm cổ họng không bị khô. Ngoài nước lọc bạn có thể dùng nước khoáng, nước ép hoa quả, nước canh để thay thế. 
  • Tiêm chủng vacxin định kỳ để phòng ngừa bệnh cúm và bệnh hô hấp thường gặp đặc biệt là với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. 
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày và súc miệng bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần/ngày. 
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, nên có khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. 
  • Không nên hút thuốc lá trong và sau khi điều trị bệnh, kể cả khi sức khỏe bình thường. 
  • Người bệnh khi ra ngoài nên dùng khẩu trang, không khạc nhổ nơi công cộng và tránh sử dụng đồ chung với người khác. 
  • Thiết lập chế độ ăn uống vệ sinh, khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt tăng cường ăn rau xanh và hoa quả để cải thiện sức đề kháng. 
  • Luyện tập thể thao, vận động với cường độ vừa phải để cải thiện sức đề kháng. 
  • Có thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya, đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. 

Viêm phế quản mãn tính có thể mang đến những nguy cơ tiềm ẩn khôn lường. Mọi người cần chủ động tìm hiểu bệnh lý, thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhất là thời điểm giao mùa. Nếu có triệu chứng bất thường hãy đến cơ sở y tế để khám và có hướng điều trị đúng. 

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT HAY

Bạn phân vân "“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Hãy lắng nghe phản hồi người bệnh để tự tin lựa chọn bài thuốc này. CLICK TẠI ĐÂY
Sức đề kháng yếu là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc bệnh
Viêm phế quản dạng hen: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị
Viêm phế quản dạng hen có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là với trẻ nhỏ. Làm thế nào để nhận biết triệu chứng bệnh lý…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *