Bạch truật có tác dụng gì? Cách sử dụng và những bài thuốc quý bạn nên biết
Bảng tóm tắt
Từ lâu, bạch truật đã được biết đến là vị thuốc quý trong Đông y, thường được dùng để chữa chứng suy nhược, ăn uống kém, giúp nâng cao sức khỏe và bồi bổ thể trạng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng vị thuốc này còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác đối với sức khỏe. Vậy để hiểu rõ hơn về vị thuốc bắc bạch truật, mời bạn cùng tìm hiểu nội dung dưới đây.
Bạch truật là gì? Mô tả dược liệu
Bạch truật là thảo dược được thu hái từ cây bạch truật và sử dụng nhiều trong Đông y hiện nay. Dược liệu này còn được gọi bằng những tên khác như: Truật, đông truật, sơn khương, truật sơn kế, triết truật,…Còn tên khoa học của dược liệu là Atractylodes macrocephala Koidz.
Bạch truật là cây gì?
Cây bạch truật cũng có nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm: Truật sơn khê, sơn khương, ư tiền truật, thiên đao, sơn giới, ngật lực già, triết truật, dã ư truật,… Loại cây này thuộc họ nhà cúc.
Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng cây bạch truật:
- Cây thường mọc sát đất, có rễ to.
- Thân cây thẳng, mọc dạng đơn hoặc phân nhánh. Chiều cao trung bình khoảng 30 – 80cm. Phần thân dưới của cây hóa gỗ.
- Lá cây mọc thưa nhau. Những lá ở phần dưới thân thường có cuống dài hơn. Trong khi phần thân trên lại có cuống ngắn. Đồng thời, lá ở dưới gốc cũng rộng hơn và ôm lấy thân cây. Phiến lá thường có 3 thùy, trong đó, thùy giữa thường lớn hơn hẳn và gốc lá thì không đối xứng.
- Về hình dáng, lá bạch truật hơi thuôn dài, có hình trứng và đầu nhọn như mũi mác. Ở phần ngọn có phiến lá nguyên và mép thì có răng cưa. Phần đầu lá khá lớn, còn phần dưới có một lá bắc hình lông chim và sẻ khá sâu.
- Hoa bạch truật mọc khá nhiều. Trên mỗi bông hoa thường có 2 màu, trong đó, màu đỏ tím ở phần trên và phần dưới là màu trắng. Hoa có 5 nhị hàn liền nhau, nhị trông giống như sợi chỉ và nhìn rất đẹp. Hoa bạch truật có 5 thùy, hình mũi mác và xoắn ra ngoài.
- Bầu hoa màu có lớp lông nhung mềm, màu nâu nhạt, phần trên có hình giống lông chim.
- Quả bạch truật có hình thuôn dài nhưng dẹt, có màu xám và kích thước quả thường khá bé.
Phân bố
Cây bạch truật có nguồn gốc từ Trung Quốc, cụ thể là huyện Thừa, Đông Dương. Sau đó, chúng được trồng lan rộng ra các tỉnh khác như: Triết Giang, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Tây,… Hiện nay, loại thảo dược này đã được di thực và xuất hiện nhiều ở Việt Nam.
Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản
Người ta thường sử dụng thân rễ của cây bạch truật để làm thuốc. Tuy nhiên, chỉ chọn những rễ có ruột màu trắng ngà, chất cứng rắn và có mùi thơm nhẹ. Những loại rễ đen, xốp và mốc thường có chất lượng kém nên ít được sử dụng làm thuốc.
Thu hái dược liệu
Thời điểm thu hái dược liệu là vào khoảng cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, khi tiết sương giáng hoặc lập đông. Nên thu hái cây khi còn non và có nhiều hoa. Nếu thu hoạch muộn, khiến cây già củ thì sẽ rất khô. Ngoài ra, cũng không nên thu hoạch liên tục và quá nhiều. Điều này sẽ khiến cho cây phải ra nhiều chồi mới trong khoảng thời gian ngắn. Từ đó, cây phải tiêu hao nhiều dinh dưỡng và làm dược liệu trở nên kém chất lượng.
Nên thu hoạch dược liệu khi thân cây chuyển sang màu vàng và phần ngọn cây đã cứng. Bên cạnh đó, việc thu hoạch bạch truật cũng cần đúng kỹ thuật. Bạn nên tiến hành thu hoạch vào ngày nắng ráo. Bởi khi đó, đất khô và việc thu hái sẽ dễ dàng hơn.
Sơ chế và bảo quản
Dược liệu này thường được sơ chế theo những phương pháp sau:
- Sau khi nhổ cây về, đem cắt riêng phần rễ rồi rửa sạch đất cát. Tiến hành cắt rễ thành từng miếng vừa phải, sau đó đem phơi hoặc sấy khô.
- Một cách khác là đem rễ rửa sạch, thái mỏng, rồi ngâm với nước trong thời gian khoảng 4 giờ, sau đó tiếp tục đem đồ trong 4 giờ. Đến khi củ mềm, thì tiến hành bào mỏng và phơi khô. Hoặc bạn cũng có thể tẩm với bột hoàng thổ hay nước gạo đặc rồi phơi khô, sao vàng.
- Bạn cũng có thể rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần thân trên và rễ con, sau đó đem phơi trong thời gian khoảng 15 – 20 ngày.
- Bào mỏng, phơi khô phần rễ, sau đó tẩm mật sao vàng.
- Hoặc cách sơ chế đơn giản là đem thái mỏng và sao cháy.
Củ bạch truật rất dễ ẩm mốc và hư hại sau khi phơi khô. Vì vậy, để bảo quản dược liệu, bạn cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu thấy tình trạng mốc, cần đem phơi sấy hoặc có thể sấy diêm sinh để tránh hư hại.
Thành phần hóa học của bạch truật
Theo nghiên cứu hiện đại, rễ củ bạch truật có chứa 1,4 % tinh dầu, gồm các loại: Atractylenolide I, II, III, atractylon, atractylola, eudesmol và vitamin A. Cùng nhiều hoạt chất khác như: Humulene, palmitic acid, hinesol, selian, atractylone, b-Selinene, 10E-Atractylentriol,…
Theo y học cổ truyền, dược liệu bạch truật có tính ấm, vị đắng, không độc, có công dụng ích tảo, ích khí, trừ thấp, chữa đau đầu, tiêu đàm,… Ngoài ra, vị thuốc này còn có lợi cho tỳ (bộ phận lá lách trên cơ thể) và vị (tương ứng với dạ dày).
Bạch truật có tác dụng gì?
Nhờ có những thành phần trên mà bạch truật trở thành vị thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị nhiều chứng bệnh hiện nay. Cụ thể:
Theo y học hiện đại
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, các thành phần có trong bạch truật dược liệu có thể dùng để:
Chữa bệnh viêm đại tràng
Tiêu chảy và táo bón là hai triệu chứng phổ biến, thường gặp nhất của bệnh đại tràng. Trong khi đó, cây bạch truật có tác dụng cân bằng hai chiều, cả khi người bệnh bị táo bón và khi tiêu chảy. Cụ thể:
Bạch truật sẽ có tác dụng ức chế khi ruột ở trạng thái hưng phấn. Ngược lại khi ruột đang trong trạng thái ức chế thì loại thảo dược này lại có tác dụng gây hưng phấn. Nhờ cơ chế tác động như vậy mà trong trường hợp bị tiêu chảy thì vị thuốc sẽ có tác dụng giảm đau quặn và cầm tiêu chảy hiệu quả. Còn khi bị táo bón, bạch truật lại có khả năng làm nhuận tràng rất hiệu quả.
Ngoài ra, dược liệu này còn có khả năng cải thiện các triệu chứng khác của bệnh viêm đại tràng như: Viêm loét dạ dày, đau bụng, đi ngoài,… Khả năng chống viêm cực tốt của bạch truật để giúp làm giảm cơn đau và điều hòa nhu động ruột.
Chữa bệnh viêm loét dạ dày
Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, dịch chiết từ bạch truật có tác dụng chống loét hiệu quả tại vùng niêm mạc đường tiêu hoá. Trong đó, tình trạng loét do thắt môn vị có thể gây ra ứ trệ dịch vị bao tử, đồng thời còn gây tổn thương về mạch máu. Kèm theo đó là tình trạng thiếu máu nguồn gốc thần kinh thực vật, gây ra những ảnh hưởng tới toàn hệ thống tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung.
Có được công dụng này là nhờ vào khả năng làm giảm lượng dịch vị axit tự do trong dạ dày của bạch truật. Đồng thời, các chất kháng viêm trong dược liệu này cũng có tác dụng làm lành tổn thương và khắc phục tình trạng viêm loét dạ dày. Nhờ đó, các triệu chứng như: Đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu,… sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Hoạt tính chống viêm của bạch truật được thể hiện rất rõ ở giai đoạn cấp tính của bệnh viêm loét dạ dày. Đó là khi cơ thể có những biến đổi về mạch máu gây ra tình trạng thoát huyết tương ở khoảng ngoài của tế bào và tạo ra phù nề.
Chữa bệnh mất ngủ, suy nhược cơ thể
Không chỉ có tác dụng điều trị bệnh ở đường tiêu hóa, bạch truật dược liệu còn có khả năng phục hồi sức khỏe. Với những người bị mất ngủ, cơ thể suy nhược, ăn kém, gầy yếu, sụt cân, khi sử dụng thảo dược này sẽ thấy cải thiện rõ rệt. Đồng thời, đây là vị thuốc bổ máu, nên cũng rất tốt cho những người thường xuyên bị mặt mày xây xẩm, chóng mặt.
Lưu thông khí huyết
Khả năng lưu thông khí huyết, làm giãn mạch máu, chóng hình thành cục máu đông của bạch truật đã được chứng minh qua rất nhiều kết quả nghiên cứu. Từ đó, sử dụng dược liệu này sẽ giúp người bệnh được lưu thông khí huyết và phòng tránh nguy cơ xảy ra đột quỵ hoặc xuất huyết não.
Bạch truật làm trắng da
Từ xa xưa, bạch truật đã là loại thảo dược được các phụ nữ trong cung rất ưa chuộng sử dụng để làm trắng và đẹp da. Ngày này, các nghiên cứu cho thấy, với những thành phần như vitamin A, inulin, glycosid, và muối kali atractylat,… rất tốt cho làn da, giúp da trắng hồng, mịn màng hơn. Vì vậy mà hiện nay, sử dụng bạch truật đã trở thành phương pháp giúp chị em làm đẹp da, trắng da vừa hiệu quả lại an toàn.
Bạch truật trị nám, tàn nhang
Ngoài công dụng làm trắng da, ít ai biết rằng loại củ thô ráp, xù xì này lại chính là vị thuốc “cứu tinh” cho tình trạng da bị nám da, tàn nhang. Do có chứa rất những thành phần tốt như: Inulin, muối kali atractylat atractylol, glycosid, vitamin A, atractylenolid I, II và III, eudesmol mà thảo dược này có khả năng cải thiện sắc tố da, xóa mờ những vết nám, tàn nhang trên da.
Một số công dụng khác
Mới đây, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng:
- Nước sắc từ bạch truật dược liệu có tác dụng làm hạ đường huyết rất tốt.
- Vị thuốc này cũng có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý ngoài da.
- Có tác dụng bảo vệ gan và ngăn ngừa tình trạng sụt giảm glycogen trong gan.
- Tác dụng bồi bổ sức khỏe: Theo một thực nghiệm ở loài chuột cho thấy, khi sử dụng nước sắc từ bạch truật có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng trọng lượng, tăng bạch cầu, tăng sức bơi lội, và khả năng thực bào của hệ thống tế bào lưới.
Theo y học cổ truyền
Công dụng của bạch truật:
- Ích táo, ích khí.
- Hòa trung, ôn trung, chỉ khát, chỉ hãn.
- Kiện tỳ, trừ thấp, an thai.
- Kiện tỳ, hòa trung, táo thấp, ích vị.
Chủ trị:
- Theo Biệt Lục: Có thể dùng để trị đầu đau, chảy nước mắt, hoắc loạn thổ tả, đầu váng, tiêu đàm thủy, trị phù thũng, trừ tâm hạ cấp hoặc mạn.
- Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Bạch truật giúp trị tiêu chảy, táo bón, trị tỳ hư, bụng phù thũng.
- Theo Bản Kinh: Chủ trị hoàng đản và phong hàn thấp tý.
- Theo Trung Hoa Cộng Hòa Nhân Dân Quốc Dược Điển: Dùng để trị tỳ hư, chóng mặt, bụng đầy, đờm ẩm, thai động không yên, ăn ít, thủy chủng, tự ra mồ hôi, tiêu chảy.
- Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Trị tỳ vị khí hư, hoàng đản, tiểu không thông, hơi thở ngắn, hư lao, đờm ẩm, tự ra mồ hôi, không muốn ăn uống, người hay mệt.
Cách sử dụng, liều dùng vị thuốc bạch truật
Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể dùng bạch truật dược liệu bằng nhiều cách khác nhau, như:
- Bạch truật xông mặt.
- Bạch truật ngâm mật ong.
- Bạch truật ngâm giấm.
- Bạch truật ngâm rượu.
- Kết hợp với một số dược liệu khác trong các bài thuốc chữa bệnh.
Vị thuốc này thường được dùng ở dạng tán hoặc sắc. Liều dùng cho một ngày là khoảng 5 – 15g, tùy từng đối tượng, tình trạng bệnh cũng như mục đích sử dụng. Nếu dùng bạch truật để thông tiện thì liều dùng có thể nhiều hơn, khoảng 60 – 120g/ngày.
Một số bài thuốc từ dược liệu bạch truật
Từ những tác dụng của bạch truật, bạn có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây để áp dụng điều trị những tình trạng mà người bệnh đang gặp phải. Cụ thể:
1. Chữa bệnh dạ dày
Đau dạ dày cấp hay mãn tính thường xuất hiện do bị căng thẳng lâu ngày hoặc do thói quen ăn uống không phù hợp. Trong trường hợp này, bạn có thể kết hợp các loại thảo dược sau:
- Chuẩn bị: Bạch truật, trần bì, sinh khương, cam thảo đất.
- Đem các nguyên liệu rửa sạch, sau đó đun sắc cùng với 500ml nước.
- Đun ở lửa nhỏ, đến khi thuốc cạn còn 1 nửa thì tắt bếp và lấy ra dùng.
- Uống khi thuốc còn ấm, ngày 2 lần.
2. Cách chữa đi kiết lỵ, tiêu chảy
Tình trạng tiêu chảy hoặc kiết lỵ nếu không được khắc phục sớm có thể dẫn tới mất nước và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Để khắc phục, bạn làm như sau:
- Dùng 5kg củ bạch truật đã phơi khô, sau đó thái mỏng và tiến hành đun sắc với lượng nước vừa đủ.
- Đến khi nước cạn còn 1 bát, làm nhuyễn phần rồi trộn cùng với mật ong để tạo thành cao, rồi vo lại thành viên
- Sử dụng 1 viên/ngày sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm.
3. Trị đầy bụng, đi phân sống
- Chuẩn bị: Bạch truật 8g, 8g bạch linh, 8g mạch nha, 12g đảng sâm, 12g bán hạ chế, 16g hậu phác, 2g hoàng liên, 4g cam thảo, 20 chỉ thực và 4g can khương.
- Đem các nguyên liệu tán thành bột mịn
- Mỗi lần lấy khoảng 8 – 10g hòa cùng với nước sôi để nguội và uống trước bữa ăn.
- Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, liên tục trong khoảng 1 – 2 tuần.
4. Bài thuốc chữa bệnh gan
Xơ gan, viêm gan hay xơ gan cổ trướng là các bệnh thường gặp ở những người bị rối loạn chức năng gan lâu ngày. Để có bài thuốc điều trị tình trạng này, bạn cần:
- Chuẩn bị khoảng 30 đến 50g vị thuốc bạch truật. Nếu bệnh đang ở thể cấp thì có thể giảm liều lượng xuống còn 15 – 30g.
- Sau đó đem sắc uống hằng ngày.
- Khi nào thấy bệnh được cải thiện thì có thể giảm liều lượng xuống.
5. Hồi phục sức khỏe do kém ăn, mất ngủ
Nguyên liệu: Bạch truật 12g, hắc táo nhân 12g, 6g mộc hương, 6g đảng sâm, hoàng kỳ và phục thần mỗi loại 12g, 4g đương quy, 4g cam thảo, 4g viễn chỉ.
- Đem tất cả sắc lấy nước uống.
- Chia 3 lần, uống trong ngày và dùng sau bữa ăn từ 1,5 đến 2 tiếng.
- Liệu trình dùng thuốc kéo dài từ 3 – 4 tuần.
6. Bài thuốc an thai
Phụ nữ trong thời gian mang thai bị mệt mỏi, ốm nghén có thể sử dụng bột Bạch truật, đương quy, bạch thược, xuyên khung. Sau đó trộn chung với nhau và uống mỗi ngày khoảng 7 – 10g pha cùng rượu loãng sẽ giúp cải thiện triệu chứng.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng có thể tham khảo bài thuốc từ: Bạch truật, nhân sâm, thục địa, hoàng kỳ, thược dược, hoàng cầm, xuyên khung. Tất cả đem sắc cùng 300ml nước, đun đến khi cạn chỉ còn 1 bát nước thuốc thì dừng lại. Mỗi ngày sử dụng 1 thang và chia thành 3 lần uống.
7. Chữa viêm dây thân kinh vùng thắt lưng
- Nguyên liệu: Lấy 4g bạch truật, 8g gừng, 4g cam thảo, 8g phục linh
- Đem sắc với 600ml nước trong 1 giờ. Lưu ý nên đun ở lửa nhỏ.
- Sau đó lọc bỏ bã, lấy nước cốt chia thành 3 thành và uống trong 1 ngày.
- Để có hiệu quả tốt nhất nên uống thuốc khi còn ấm.
8. Khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm
Trẻ nhỏ là đối tượng rất hay bị ra mồ hôi trộm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người lớn cũng xuất hiện tình trạng này khi bị lo âu, hồi hộp, căng thẳng.
Bài thuốc khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm gồm có: Bạch truật, hoàng kỳ, mẫu lệ, phòng phong. Sau đó đem sắc cùng với 300ml nước để uống trong ngày. Nếu người bệnh sử dụng thuốc ở dạng bột thì nên uống mỗi ngày khoảng 12g.
9. Làm trắng da trừ nám
Hầu hết các chị em đều mong muốn sở hữu làn da trắng sáng không tì vết. Tuy nhiên, một số người lại có làn da ngăm, kém tươi sáng do bị nám, tàn nhang hay do chế độ sinh hoạt chưa phù hợp. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng các bài thuốc từ dược liệu bạch truật dưới đây:
- Bài thuốc chữa nám da: Ngâm ủ khoảng Lấy khoảng 100g bạch truật đã được làm sạch và đem ngâm ủ với 300ml giấm táo mèo, giữ nguyên trong 14 ngày. Sau đó, khi dùng thì lấy bông tăm chấm thuốc rồi chấm lên các vết nám từ 3 – 4 lần. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng sẽ giúp các vết nám da mờ dần.
- Bài thuốc làm trắng da: Bạn xay nhuyễn 400g bạch truật cùng 500g nghệ đen với 2 thìa cà phê rượu. Sau đó, tiếp tục hòa hỗn hợp này với 1,5l rượu trắng 30 độ, rồi khuấy đều. Đem ủ trong thời gian khoảng 100 ngày. Đến khi dùng thì thấm rượu vào bông tăm và thoa đều lên mặt từ 2 – 3 lần/ngày. Nên sử dụng vào buổi tối hoặc chiều để tránh da bị bắt nắng. Kiên trì 1 tháng sẽ thấy da trắng dần lên.
Bạch truật giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, giá bán của bạch truật còn phụ thuộc vào từng cơ sở cũng như dạng bào chế của dược liệu. Theo tìm hiểu, nếu để nguyên củ hoặc thái lát, bạch truật thường có mức giá trên dưới 200.000đ/kg và khoảng 250.000đ/kg nếu đã được bào chế thành bột.
Với những loại bạch truật có giá rẻ thường rất dễ bị cho lẫn một số loại tạp chất khác nhất. Khiến cho quá trình điều trị bệnh không mang lại hiệu quả. Do vậy, người dùng nên thận trọng khi mua loại dược liệu này.
Những dược liệu nói chung và bạch truật có chất lượng tốt nói riêng thường được bán ở các trung tâm dược liệu hoặc nhà thuốc Đông y, cty uy tín. Việc lựa chọn địa chỉ tin cậy sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.
Dưới đây chúng tôi xin gợi ý một số đơn vị được đánh giá là uy tín nhất hiện nay. Cụ thể:
- Trung tâm dược liệu VietFarm: Đây là đơn vị chuyên nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu quốc gia. Tại đây, người tiêu dùng có tìm mua hàng nghìn loại thảo dược quý hiếm khác nhau. Các dược liệu đều đạt tiêu chuẩn quốc gia. Xem hệ thống cơ sở, đại lý TẠI ĐÂY.
- Nông sản Dũng Hà: Số A11, Ngõ 100 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Công ty CP Trà thảo dược Trường Xuân: Số 36, ngõ 165, phố Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội. Số 15A, Cô Bắc, phường 1, Q. Phú Nhuận, TPHCM.
- Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng. Số 34, Ngõ 23 phố Giang Văn Minh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Một số lưu ý khi sử dụng bạch truật dược liệu
Mặc dù bạch truật là thảo dược lành tính nhưng trong quá trình sử dụng người bệnh có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, miệng có mùi khó chịu hay khô miệng. Đây là biểu hiện bình thường, không có nhiều lo ngại, nhưng bạn cũng cần lưu ý.
Ngoài ra, trước khi sử dụng bài thuốc từ cây bạch truật, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn:
- Đang chữa bệnh bằng thuốc tây.
- Đang có thai hoặc cho con bú.
- Bị bị ứng với một số loại thảo dược bất kỳ.
- Đang mắc tình trạng rối loạn hay có bệnh lý nào đó.
- Không nên dùng bạch truật nếu bạn mắc chứng âm hư, khát nước, đang mắc bệnh hen suyễn, ốm yếu, mụn nhọt có mủ,…
Trên đây là những thông tin cơ bản về vị thuốc bắc bạch truật. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, thành phần, công dụng cũng như cách sử dụng loại dược liệu này một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thay thế cho việc khám chữa bệnh tại các cơ sở tế.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!