Chụp MRI thoát vị đĩa đệm khi nào? Công dụng và những lưu ý khi thực hiện phương pháp

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là bước cần thiết nên thực hiện khi có các triệu chứng: Đau nhức, mỏi xương khớp. Kỹ thuật này giúp phát hiện sớm bệnh thoát vị đĩa đệm và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm như bại liệt, teo cơ chân tay, ung thư xương,…

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là kỹ thuật gì?

MRI thoát vị đĩa đệm sử dụng sóng MRI – Magnetic Resonance Imaging hay còn gọi là sóng cộng hưởng từ. Đây là là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, phát hiện chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm tối ưu nhất hiện nay.

Đỗ Minh Đường là nhà thuốc nổi tiếng trong điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp YHCT, có rất nhiều người bệnh quan tâm, mong muốn tìm hiểu về đơn vị này. Sau đây là kinh nghiệm khám chữa bệnh qua chia sẻ của người bệnh.

Khi hoạt động, sóng điện từ từ máy chụp MRI sẽ tiếp cận các mô và tế bào trong cơ thể, kích thích chúng phát ra năng lượng bức xạ. Nguồn năng lượng đó sẽ được máy MRI thu thập lại, phân tích, xử lý và chuyển sang dạng hình ảnh.

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tân tiến nhất hiện nay
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tân tiến nhất hiện nay

Phương pháp chụp MRI thoát vị đĩa đệm sẽ đem lại chất lượng hình ảnh MRI thoát vị đĩa đệm cao, chi tiết. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể quan sát hệ thống xương, vị trí, mức độ xương tổn thương cũng như các bộ phận khác một cách rõ ràng.

Sóng MRI có độ an toàn cao và ít gây tác dụng hơn so với tia X-quang hoặc CT Scanner. Chính vì thế, chụp thoát vị đĩa đệm MRI ngày càng trở nên phổ biến, hiện đã được ứng dụng tại hầu hết các cơ sở y tế trên thế giới. Sự ra đời của kỹ thuật này là một bước tiến trong nền y học hiện đại, giúp các bác sĩ chuyên khoa nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe, bệnh lý của bệnh nhân. Nhờ đó, các phương pháp điều trị phù hợp có thể được áp dụng.

Bên cạnh mục đích phổ biến là chụp thoát vị đĩa đệm, chụp cộng hưởng từ MRI còn có thể được áp dụng để chẩn đoán bệnh tim mạch, tiêu hóa, thần kinh và cột sống.

MRI thoát vị đĩa đệm cần được thực hiện khi nào?

Bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở uy tín để chụp MRI thoát vị đĩa đệm khi cảm thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm sau:

  • Người từng mắc bệnh ung thư.
  • Tê bì chân tay.
  • Ruột và bàng quang bị mất kiểm soát, dẫn đến đại tiện, tiểu tiện không tự chủ.
  • Đau nhức xương khớp trong một thời gian dài mà không biết nguyên nhân.
  • Lưng đau dữ dội ở phần xương khi vận động, mang vác nặng.
  • Cơn đau xương khớp xuất hiện với tần suất dày đặc, ban đầu ở lưng rồi lan xuống mông, tứ chi, dẫn đến lười vận động, sinh hoạt khó khăn.
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm cần thực hiện khi người bệnh có các dấu hiệu bệnh
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm cần thực hiện khi người bệnh có các dấu hiệu bệnh

Công dụng của chụp MRI thoát vị đĩa đệm?

Bằng việc thực hiện kỹ thuật chụp thoát vị đĩa đệm MRI, người bệnh và các bác sĩ sẽ làm được những điều không thể thấy bằng mắt hoặc chẩn đoán thông thường như sau:

  • Chẩn đoán các bệnh, tổn thương ở khu vực thắt lưng và cột sống. Điển hình là các bệnh thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm.
  • Đánh giá tình trạng tủy sống, rễ dây thần kinh, phát hiện sớm nếu tủy sống bị chèn ép.
  • Đánh giá các bất thường trong giải phẫu.
  • Phát hiện các vấn đề bất thường bẩm sinh ở thắt lưng và cột sống.
  • Phát hiện u bất thường tại cột sống, di căn xương sống, di căn dây thần kinh và mô mềm xung quanh.
  • Phát hiện viêm nhiễm ở hệ thống dây thần kinh.
  • Đánh giá cột sống sau chấn thương cột sống, chẩn đoán các tổn thương, vấn đề bất thường tại xương, tủy sống, dây chằng, đĩa đệm.
  • Nắm bắt tình trạng ống sống, chẩn đoán, phát hiện kịp thời như u trong ống sống, máu tụ ống sống.
  • Nắm bắt tình trạng tủy sống, phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm như viêm tủy, u tủy, tủy trắng.

Với kỹ thuật chụp MRI thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ có thể quan sát hình ảnh thoát vị đĩa đệm trên mri chính xác, hiệu quả. Trong khi nếu chụp bằng CT hoặc X-quang, hình ảnh bị mờ và không nhìn rõ tình trạng bên trong xương, ống tủy, ống sống, đĩa đệm, mô mềm xung quanh xương.

Không thể bỏ qua

Những lưu ý khi chụp MRI thoát vị đĩa đệm

Để quá trình chụp MRI diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác nhất, trước khi thực hiện kỹ thuật này, người bệnh cần ghi nhớ một vài lưu ý sau:

Người bệnh cần ghi nhớ các lưu ý khi chụp MRI thoát vị đĩa đệm
Người bệnh cần ghi nhớ các lưu ý khi chụp MRI thoát vị đĩa đệm
  • Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI thoát vị đĩa đệm chỉ nên được thực hiện khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, khi cần chẩn đoán bệnh để có phương pháp điều trị hợp lý.
  • Trong một số trường hợp, các bác sĩ yêu cầu gây mê khi thực hiện chụp MRI. Lúc này, người bệnh cần tuân thủ theo lời bác sĩ dặn, nhịn ăn từ 5 – 6 tiếng trước khi chụp.
  • Trong trường hợp không cần gây mê, người bệnh có thể ăn uống như bình thường.
  • Bỏ điện thoại, đồng hồ điện tử tránh xa người khi chụp cộng hưởng từ MRI. Bởi các thiết bị trên tác động cùng sóng cộng hưởng có thể dẫn đến kết quả sai lệch cũng như gây hại cho cơ thể người.
  • Một số đối tượng không được thực hiện kỹ thuật chụp cộng hưởng từ phát hiện MRI thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bao gồm: Phụ nữ mang thai, người nghi ngờ bị tổn thương xương do tai nạn, người sử dụng máy trợ thính, máy trợ tim, máy thử rung, máy tạo nhịp tim nhân tạo, người mắc bệnh tiểu đường và thường xuyên sử dụng thiết bị bơm thuốc tự động dưới da bằng kim loại.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về kỹ thuật chụp MRI thoát vị đĩa đệm. Khi muốn thực hiện chụp MRI, hãy lựa chọn địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín, có máy móc hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nắm rõ cách đọc MRI thoát vị đĩa đệm để đảm bảo kết quả chụp chiếu, phân tích chính xác nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

tìm hiểu ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *