Bệnh Crohn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị

Bệnh crohn là một hội chứng thường gặp ở đường ruột và đang có xu hướng ngày một gia tăng về số người mắc bệnh. Biểu hiện của bệnh lý được thể hiện như thế nào? Làm sao để điều trị được hãy tìm hiểu thêm qua phần nội dung dưới đây. 

Bệnh crohn là bệnh gì? Triệu chứng bệnh ra sao?

Bệnh crohn là chứng bệnh viêm ruột gây loét thành ruột già và ruột non đồng thời ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa. Bệnh lý còn được biết đến với tên gọi khác là u hạt viêm ruột, viêm khu vực đại tràng, viêm manh tràng hoặc viêm ruột khu vực. 

Bệnh crohn có sự liên quan đến một vài căn bệnh mãn tính đại tràng và được biết đến với tên gọi viêm loét đại tràng. Điểm chung của chúng được gọi là bệnh viêm ruột IBD.

Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc hiệu chữa trị, tuy nhiên khi phát bệnh sẽ có xu hướng chuyển từ dạng thuyên giảm sang tái phát và ngược lại. Nếu muốn cải thiện các triệu chứng bệnh crohn chỉ có thể dùng thuốc ức chế. 

Bệnh crohn là hội chứng viêm loét thành ruột già và ruột non
Bệnh crohn là hội chứng viêm loét thành ruột già và ruột non

Cũng như những căn bệnh khác, Crohn có những biểu hiện bên ngoài để người bệnh kịp thời phát giác nhằm tiến hành điều trị. Tùy theo thể cấp độ bệnh lý mà các triệu chứng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể như sau: 

Biểu hiện bệnh crohn giai đoạn cấp tính 

Hội chứng crohn thể cấp tính sẽ có những biểu hiện tương tự với bệnh viêm ruột thừa cấp. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu bên ngoài như: 

  • Cơ thể phát sốt, nhiệt độ có thể lên đến 39 – 40 độ C. 
  • Có cảm giác đau bụng bên phải, cơn đau xuất hiện sau khi ăn xong, cấp độ đau sẽ giảm khi đi ngoài. 
  • Người bệnh có cảm giác buồn nôn, đi tiêu dạng lỏng, trong phân sẽ có lẫn với máu. 
  • Chướng bụng, khi ấn bụng sẽ có cảm giác đau, không thèm ăn và giảm cân là các triệu chứng thường thấy. 
  • Bị đau xung quanh vùng hậu môn là những biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh crohn. 

Biểu hiện bệnh crohn giai đoạn mãn tính 

Bệnh crohn cần ít nhất từ 2 đến 4 năm để chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính hoặc thậm chí lâu hơn. Ngoài những triệu chứng như giai đoạn cấp tính thì bệnh nhân sẽ có thêm những biểu hiện khác như: 

  • Cơ thể thiếu máu. 
  • Bị thủng ruột hoặc hẹp lòng ruột. 
  • Bị rò lỗ gần hậu môn,…

Do bệnh lý có thể chuyển biến phức tạp vì vậy nếu phát hiện có những dấu hiệu sau bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời: 

  • Bị đau bụng dữ dội. 
  • Khi đi ngoài phân có kèm lẫn máu. 
  • Bị tiêu chảy liên tục 3 ngày liền và không có dấu hiệu khỏi. 
  • Bệnh nhân bị sốt không rõ nguyên nhân, không có triệu chứng thuyên giảm sau hai ngày liền.

Nguyên nhân gây nên hội chứng crohn

Nguyên nhân gây bệnh crohn hiện vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu. Một số ý kiến cho rằng chế độ ăn kiêng, ăn uống không điều độ, stress kéo dài là lý do chính dẫn đến tình trạng trên. 

Ngoài ra, các bác sĩ còn tìm ra rất nhiều nguyên nhân trực tiếp gây bệnh crohn như: 

  • Do môi trường sống bị ô nhiễm, người bệnh sống ở gần khu công nghiệp, nguồn nước bẩn hoặc hay hít phải khói thuốc lá có nguy cơ bị Crohn rất cao. 
  • Hệ miễn dịch suy giảm cũng là cơ hội để hại khuẩn xâm nhập, làm tăng nguy cơ mắc bệnh crohn. 
  • Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh khiến hệ tiêu hóa giảm sút cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể mắc căn bệnh này
  • Yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình có thể dẫn đến khả năng mắc bệnh crohn của người bình thường. Các nghiên cứu đã thống kê có ⅕ người mắc bệnh do nguyên nhân này. 

Một vấn đề khác mà bạn cần chú ý về hội chứng bệnh crohn này là bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh từ trẻ nhỏ đến người già. Đặc biệt những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: 

  • Người trong độ tuổi từ 16 – 30 tuổi hoặc 60 – 80 tuổi. 
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, riêng trẻ em nam thường mắc bệnh nhiều hơn các bé gái. 
  • Người da trắng, người gốc Đông Âu có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. 
  • Gia đình có người thân từ mắc bệnh crohn ruột có nguy cơ lây nhiễm cao. 
  • Người hút thuốc thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao, khi điều trị có thể phải phẫu thuật. 
  • Người dùng nhiều thuốc chống viêm không chứa steroid. 
  • Những người sống gần nơi có nguồn nước ô nhiễm. 
  • Chế độ ăn uống có nhiều chất béo, dùng nhiều đồ ăn chế biến sẵn có nguy cơ khiến cơ thể mắc bệnh rất cao. 
Nữ giới là đối tượng bị bệnh Corhn cao hơn người bình thường
Nữ giới là đối tượng bị bệnh Corhn cao hơn người bình thường

Hội chứng crohn có gây nguy hiểm gì hay không?

Bệnh crohn đại tràng giai đoạn mãn tính đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe, nếu không được chữa trị kịp thời còn có thể xuất hiện thêm nhiều biến chứng đặc biệt nghiêm trọng khác như: 

  • Biến chứng tắc ruột: Bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ dày của thành ruột, khiến cơ quan bị hẹp lại, quá trình tiêu hóa khó khăn hơn buộc phải phẫu thuật để loại bỏ phần ruột bị tắc đó. 
  • Bệnh crohn có thể gây viêm loét ở bất kỳ bộ phận nào thuộc đường tiêu hóa bao gồm cả miệng và hậu môn. 
  • Có thể dẫn đến biến chứng nứt hậu môn, bị trĩ hoặc xuất hiện thêm những lỗ rò quanh xanh khu vực này. 
  • Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng do có tình trạng chán ăn kéo dài, không hấp thụ được thức ăn vào cơ thể, thiếu chất sắt dẫn đến thiếu máu hoặc ung thư ruột kết.
  • Bệnh lý có thể gây loãng xương, loét dạ dày hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bệnh liên quan đến gan, mật. 
  • Có nguy cơ bị tiêu chảy kéo dài, có cảm giác đau bụng, mất nước, chuột rút và tiểu tiện không tự chủ. 

Cách chẩn đoán bệnh crohn đại tràng

Bên cạnh các triệu chứng và loại trừ các nguyên nhân khác gây bệnh thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số thủ thuật để chẩn đoán bệnh crohn ruột chính xác hơn: 

  • Xét nghiệm máu: Phương này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được tình trạng thiếu máu ở người bệnh nhằm phân biệt với những căn bệnh đường ruột khác. 
  • Xét nghiệm phân: Nhằm kiểm tra trong phân có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác như: Lẫn máu, có vi khuẩn,.. để xác định bệnh và nguyên nhân bị bệnh. 
  • Nội soi đại tràng: Việc quan sát toàn bộ đại tràng kết hợp với việc lấy thêm mẫu mô tế bào nhỏ để thực hiện xét nghiệm sẽ giúp tìm ra các u hạt gây bệnh. 
  • Chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh chi tiết của các cơ quan và mô được hiển thị rõ ràng sẽ giúp bác sĩ đánh giá đường lỗ rò quanh hậu môn và ruột non. 
  • Nội soi viên nang: Ở phương pháp này, bệnh nhân sẽ được nốt một viên nang có gắn thiết bị y khoa nhằm chụp cận cảnh ruột non rồi truyền lưu trữ ra ngoài. Thông qua kết quả thu được,các bác sĩ sẽ kiểm tra chính xác dấu hiệu của bệnh Crohn. 
Bác sĩ sẽ tiến hành nhiều thủ tục để chẩn đoán bệnh crohn chính xác hơn 
Bác sĩ sẽ tiến hành nhiều thủ tục để chẩn đoán bệnh crohn chính xác hơn

Phương pháp điều trị bệnh crohn

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh crohn dứt điểm, các biện pháp đang được áp dụng tại thời điểm hiện tại chỉ có thể làm giảm triệu chứng, kiểm soát bệnh lý và phòng ngừa biến chứng xảy ra. 

Hướng điều trị bệnh crohn hiện nay là áp dụng chữa trị tại nhà kết hợp điều trị y khoa hiện đại: 

Phương pháp điều trị bệnh crohn tại nhà

Điều trị bệnh crohn ở trẻ em và người lớn tại nhà cần chú ý đến hai vấn đề như sau: 

  • Người bệnh cần nghỉ ngơi khi triệu chứng tái phát, tình trạng đỡ hơn cần di chuyển ngay đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra. 
  • Người bệnh cần ăn nhiều những loại thực phẩm có chứa đạm, nhiều năng lượng, các loại trái cây tươi vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa tăng cường miễn dịch đường ruột. 

Điều trị bệnh crohn theo chỉ định bác sĩ

Mục đích trong việc điều trị bệnh crohn là làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Chữa trị theo biện pháp Tây y bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, một số trường hợp nặng buộc phải phẫu thuật. 

Thuốc chữa bệnh crohn 

Thuốc tân dược có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm của bệnh lý, tuy nhiên một số loại sẽ không có tác dụng nên cần phải thay thế. Thuốc Tây y dùng nhiều có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng do đó người bệnh cần hết sức thận trọng. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được chỉ định để điều trị crohn. 

Nhóm thuốc chống viêm: Đây là nhóm thuốc luôn được ưu tiên trong điều trị các bệnh viêm ruột bao gồm bệnh crohn. Các loại thuốc trong nhóm này bao gồm có: 

  • Thuốc Sulfasalazine.
  • Thuốc Mesalamine. 
  • Thuốc Corticosteroid. 

Nhóm thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Có tác dụng giảm viêm nhưng mục tiêu chính là tăng cường hệ thống miễn dịch. Các loại thuốc trong nhóm này bao gồm có: 

  • Thuốc Azathioprine.
  • Thuốc Infliximab.
  • Thuốc Adalimumab. 
  • Thuốc Certolizumab pegol.
  • Thuốc Methotrexate. 
  • Thuốc Cyclosporin.
  • Thuốc Natalizumab.

Nhóm thuốc kháng sinh: Có công dụng làm lành đường dò và áp xe trong cơ thể bệnh nhân. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhóm thuốc này còn làm giảm hại khuẩn trong đường ruột, đề phòng triệu chứng xuất hiện trong hệ miễn dịch. Các loại thuốc được chỉ định dùng trong nhóm này gồm có: 

  • Thuốc Metronidazole.
  • Thuốc Ciprofloxacin.

Ngoài các loại thuốc mà chúng tôi đã kể trên thì còn có một số nhóm thuốc khác được sử dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh crohn như: 

  • Thuốc chống tiêu chảy, bổ sung thêm chất xơ như methylcellulose hoặc Psyllium bột.
  • Thuốc nhuận tràng giúp làm giảm triệu chứng sưng thu hẹp ruột gây táo bón
  • Thuốc giảm đau acetaminophen.
  • Bổ sung thêm chất sắt, vitamin B12, canxi, vitamin D. 
Thuốc tân dược dùng điều trị bệnh chỉ có tác dụng tạm thời 
Thuốc tân dược dùng điều trị bệnh chỉ có tác dụng tạm thời

Phẫu thuật điều trị bệnh crohn 

Trường hợp điều trị nội khoa không mang đến kết quả tốt, triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân phẫu thuật loại bỏ đường tiêu hóa đã bị hư hỏng, đóng đường dò hoặc loại bỏ mô sẹo. 

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật là cải thiện nhanh các triệu chứng, loại bỏ hoàn toàn phần đường tiêu hóa đã hư hỏng sau đó kết nối lại phần khỏe mạnh, đóng đường dò và áp xe, mở rộng đoạn ruột non đã bị thu hẹp lại. 

Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ mang tính chất tạm thời do bệnh crohn có thể tái phát lại. Khoảng ¾ người bệnh crohn phải thực hiện thêm nhiều cuộc điều trị ngoại thì mới có thể khỏi hoàn toàn. Tốt nhất bạn cần phải kết hợp phương pháp mổ và dùng thuốc để hạn chế nguy cơ tái phát. 

Điều trị bệnh crohn theo phương pháp Đông y

Bệnh crohn có thể điều trị theo phương pháp y học cổ truyền vừa đảm bảo tính hiệu quả, ít gây hại cho sức khỏe của người bệnh hơn biện pháp Tây y. 

Đông y chữa bệnh crohn bằng cách áp dụng biện pháp châm cứu, sử dụng kim châm tác động vào huyệt đạo liên quan, kích thích não bộ, giải phóng endorphin ức chế cơn đau, từ đó nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, chống lại căn nguyên gây bệnh, đồng thời làm lành vùng viêm nhiễm trong cơ thể. 

Tuy nhiên, phương pháp châm cứu điều trị bệnh crohn còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Nếu cơ địa nhạy cảm, điều trị lâu không khỏi bệnh nhân nên đổi phương pháp khác. Người thích ứng với biện pháp chữa trị tốt chỉ cần áp dụng từ 1 đến 2 tháng sẽ có hiệu quả. 

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trong ăn uống, sinh hoạt

Những căn bệnh dễ tái phát như hội chứng crohn sẽ khiến bạn gặp nhiều vấn đề khi đối mặt. Có sự thay đổi trong lối sinh hoạt và chế độ ăn uống sẽ giúp người bệnh kiểm soát được triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ phát bệnh lần hai. 

Thay đổi trong chế độ ăn uống 

Chế độ ăn uống tác động một phần đến sức khỏe và khả năng kiểm soát bệnh tật vì vậy bạn cần chú ý đến dinh dưỡng mỗi ngày, tránh ăn các loại đồ không tốt sẽ khiến bệnh dễ tái phát. 

Thay đổi chế độ dinh dưỡng góp phần cải thiện triệu chứng bệnh crohn
Thay đổi chế độ dinh dưỡng góp phần cải thiện triệu chứng bệnh crohn
  • Hạn chế sử dụng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa để tránh phát vỡ lactose cần thiết trong cơ thể người mắc bệnh viêm ruột và các vấn đề liên quan. 
  • Ăn ít thực phẩm chất béo bởi cơ thể có khả năng không hấp thụ được dưỡng chất, gây tình trạng tiêu chảy. 
  • Nên bổ sung nhiều chất xơ trong trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc để tránh tình trạng tiêu chảy và cảm giác đau đớn khi đi ngoài. 
  • Không nên ăn nhiều các loại thực phẩm như bắp cải, đậu, bông cải xanh, trái cây họ cam, rượu bia, đồ uống có chứa caffeine sẽ khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. 
  • Nên chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 5 đến 6 bữa nhỏ trong ngày để tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa. 
  • Cố gắng uống nhiều nước đặc biệt là nước lọc, thay đổi bằng nước hoa quả tươi để tăng cường khoáng chất. Nên tránh dùng đồ uống có chất kích thích, có cồn sẽ khiến tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn. 
  • Có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp bởi bệnh crohn có thể khiến khả năng hấp thụ dưỡng chất trong thức ăn của cơ thể. 

Xem thêm

Thay đổi thói quen trong sinh hoạt 

Ngoài vấn đề dinh dưỡng, người mắc bệnh crohn cần chú ý đến một số vấn đề khác như: 

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, giúp phòng bệnh tốt hơn. 
  • Tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến bệnh chuyển biến theo hướng xấu hơn. 

Thông tin chi tiết về bệnh crohn chúng tôi đã giúp bạn giải đáp một cách chi tiết. Hy vọng qua phần nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh lý, chủ động trong việc phòng ngừa tốt hơn. Nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế để được khám và chữa trị nhanh.

5/5 - (1 bình chọn)

Đừng bỏ lỡ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *