Sau 3 tháng sử dụng bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang, diễn viên Văn Báu đã cải thiện 70-80% các triệu chứng bệnh, thoải mái đi lại, sức khỏe được tăng cường. [XEM CHI TIẾT]

Hội chứng chùm đuôi ngựa: Dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả

Đau thắt lưng là tình trạng thường gặp ở nhiều người và trong hầu hết các trường hợp nó có thể được cải thiện mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bị đau lưng dữ dội thì bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng chùm đuôi ngựa – một tình trạng y tế cần được phẫu thuật khẩn cấp.

Hội chứng chùm đuôi ngựa bệnh học

Hội chứng đuôi ngựa là gì là thắc mắc của nhiều người. Bệnh nhân mắc hội chứng này thường phải nhập viện để cấp cứu. Theo các chuyên gia, hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda equina syndrome – CES) hay có tên gọi khác là hội chứng đuôi ngựa xảy ra khi các rễ thần kinh của chùm đuôi ngựa bị chèn ép làm gián đoạn chức năng vận động và cảm giác của chi dưới và bàng quang.

phuong thuoc do minh thoat vi thang min
Đỗ Minh Thoát Vị Thang là bài thuốc gia truyền nổi tiếng được cả người bệnh và giới chuyên môn đánh giá cao. Vậy thực hư bài thuốc có tốt hay không? Theo dõi ngay.

Chùm đuôi ngựa là tập hợp các dây thần kinh ở phần cuối của tủy sống tại cột sống của thắt lưng, có hình dáng giống với đuôi ngựa. Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể khiến người bệnh bị tiểu tiện không kiểm soát và thậm chí là liệt nửa người vĩnh viễn.

Theo hội chứng chùm đuôi ngựa bệnh học, dựa vào vị trí tổn thương, người ta sẽ chia căn bệnh này thành 2 loại là hội chứng đuôi ngựa hoàn toàn và không hoàn toàn.

Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng nó thường phổ biến ở người lớn tuổi. Trong một số trường hợp, bệnh này có thể xảy ra ở trẻ em bị dị tật cột sống bẩm sinh hoặc bị chấn thương cột sống. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người đã từng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm và cột sống thắt lưng.

Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể khiến người bệnh đau nhức lưng dữ dội
Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể khiến người bệnh đau nhức lưng dữ dội

Nguyên nhân gây hội chứng chùm đuôi ngựa

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa là thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng. Theo ước tính của các nhà khoa học, 45% trường hợp bị hội chứng đuôi ngựa là do thoát vị đĩa đệm.

Đĩa đệm có thể bị thoát vị và vỡ ra do chấn thương, lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc do bị kéo căng quá mức. Ngoài thoát vị đĩa đệm, dưới đây là các nguyên khác cũng có thể gây hội chứng đuôi ngựa:

  • Tổn thương cột sống và khối u trong cột sống.
  • Nhiễm trùng cột sống hoặc gãy xương.
  • Biến chứng do chấn thương cột sống thắt lưng nghiêm trọng như tại nạn xe hơi, bị ngã, bị súng bắn hoặc bị dao đâm…
  • Hẹp ống sống thắt lưng gây chèn ép các dây thần kinh chùm đuôi ngựa
  • Mắc các dị tật bẩm sinh chẳng hạn dị dạng động mạch ở cột sống.
  • Xuất huyết cột sống dưới màng cứng, ngoài màng cứng hoặc xuất huyết dưới nhện…
  • Huyết khối tĩnh mạch chủ chi dưới.

Triệu chứng hội chứng chùm đuôi ngựa

Mức độ nghiêm trọng của hội chứng chùm đuôi ngựa thay đổi tùy thuộc vào mức độ dây thần kinh bị chèn ép. Đối với một số bệnh nhân, hội chứng này có thể phát triển đột ngột trong khi những bệnh nhân khác triệu chứng thường khởi phát dần dần.

Thêm vào đó, các triệu chứng của bệnh cũng tương tự với các vấn đề sức khỏe khác như rối loạn dây thần kinh ngoại biên, hội chứng tủy sống, hội chứng não tủy… do vậy bệnh thường được phát hiện muộn. Nếu bạn đang bị đau lưng và có thêm các triệu chứng dưới đây thì hãy nghĩ đến hội chứng chùm đuôi ngựa:

  • Các triệu chứng thần kinh vùng hạ vị: Yếu, ngứa ran, tê bì ở chân hoặc bàn chân là một trong những dấu hiệu phổ biến của hội chứng đuôi ngựa. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đứng hoặc đi lại.
  • Tê hoặc mất cảm giác ở vùng “yên ngựa”: Khi mắc hội chứng chùm đuôi ngựa, người bệnh có thể cảm thấy vùng “yên ngựa”  – là những vùng mà cơ thể tiếp xúc với yên khi ngồi trên ngựa như bẹn, mông, bộ phận sinh dục và phần bên trong đùi có cảm giác ngứa ran, tê hoặc yếu đi.
  • Rối loạn chức năng bàng quang hoặc đại tiện không tự chủ: Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang có thể bao gồm các triệu chứng như tiểu tiện không tự chủ, đi ngoài ra máu… cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo hội chứng chùm đuôi ngựa đang nặng lên. Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám ngay.
  • Đau nhói ở chi dưới: Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép và khiến người bệnh bị đau nhói ở mặt sau của đùi, thậm chí kéo xuống cẳng chân và bàn chân.
  • Đau thắt lưng: Người bệnh mắc hội chứng chùm đuôi ngựa có thể cảm thấy đau âm ỉ, liên tục ở vùng lưng dưới, xương chậu hoặc bị rối loạn chức năng tình dục đột ngột.
Đau chi dưới là triệu chứng phổ biến của hội chứng đuôi ngựa
Đau chi dưới là triệu chứng phổ biến của hội chứng đuôi ngựa

Hội chứng đuôi ngựa có nguy hiểm?

Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể gây ra những tác hại nguy hiểm về cả thể chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân. Người bệnh bị hội chứng chùm đuôi ngựa có thể gặp khó khăn khi thực hiện các công việc hàng ngày do bệnh gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội, yếu cơ, mất cảm giác.

Đặc biệt khi bị hội chứng chùm đuôi ngựa, các bệnh nhân thường bị rối loạn chức năng bàng quang và ruột, khiến quá trình tiểu tiện không tự chủ. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và các mối quan hệ xã hội của bệnh nhân.

Ngoài những tác hại với sức khỏe trên, người bệnh còn có thể bị rối loạn chức năng tình dục hội chứng này ảnh hưởng đến hoạt động cương cứng của dương vật và gây rối loạn cương cương, liệt dương. Thậm chí hội chứng chùm đuôi ngựa còn gây liệt chi dưới và ảnh hưởng đến việc đi lại.

Hội chứng chùm đuôi ngựa cực kỳ nguy hiểm, do vậy khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về tiền sử bệnh lý và tình hình sức khỏe và những triệu chứng mà bạn đang mắc phải. Nguyên nhân là do hội chứng chùm đuôi ngựa thường xảy ra do một số bệnh lý mãn tính như thoát vị đĩa đệm, huyết khối tĩnh mạch dưới… gây ra

Một vài bài kiểm tra thể chất để khảo sát độ phản xạ cũng như mức độ chuyển động của cơ thể… cũng sẽ được thực hiện. Ngoài những bài kiểm tra trên, người bệnh có thể phải thực hiện một số xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán hội chứng đuôi ngựa được chính xác:

  • Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ): Đây là phương pháp thường được sử dụng phổ biến để phát hiện hội chứng chùm đuôi ngựa. Bệnh nhân sẽ được chụp cộng hưởng từ vùng tủy sống, các rễ thần kinh để phát hiện sự bất thường. Hội chứng đuôi ngựa được chẩn đoán càng sớm thì bệnh nhân càng có cơ hội phục hồi và ít gặp những triệu chứng tổn thương dây thần kinh.
  • Chụp X-quang tủy sống: Người bệnh có thể được chỉ định chụp X- quang tủy sống hoặc ống sống để kiểm tra xem các dây thần kinh tủy sống có bị chèn ép hay không.

Điều trị hội chứng đuôi ngựa hiệu quả

Sau khi làm các xét nghiệm chẩn đoán, nếu bạn bị hội chứng chùm đuôi ngựa, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý. 3 phương pháp phổ biến thường được chỉ định để điều trị căn bệnh trên là  Tây y, Đông y, điều trị tại nhà.

Tây y

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất khi điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa. Thông thường người mắc hội chứng này thường phải phẫu thuật sớm khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Điều này sẽ giúp giảm hoặc loại bỏ áp lực lên các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên phẫu thuật càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng.

Mặc dù có nhiều nghiên cứu khác nhau về mốc thời gian cần thực hiện phẫu thuật, tuy nhiên theo các chuyên gia, phẫu thuật trong vòng 24 – 48 tiếng sau khi có triệu chứng của bệnh có thể giúp cải thiện tối đa những rối loạn về vận động và cảm giác mà hội chứng chùm đuôi ngựa gây ra. Các loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị hội chứng này là phẫu thuật loại bỏ gai xương hoặc khối u; phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo và phẫu thuật chỉnh hình cấu trúc của cột sống.

Mức độ hồi phục sau phẫu thuật của bệnh nhân mắc hội chứng chùm đuôi ngựa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn thời gian dây thần kinh bị chèn ép, mức độ tổn thương của dây thần kinh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tại thời điểm phẫu thuật.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa mà bạn có thể cần phải dùng thêm một số loại thuốc như thuốc corticosteroid liều cao để làm giảm viêm và sưng tấy, thuốc kháng sinh để giảm nhiễm trùng. Nếu hội chứng đuôi ngựa xảy ra do khối u, bạn có thể cần phải xạ trị hoặc hóa trị sau khi phẫu thuật. Ngoài những loại thuốc trên, người bệnh cũng có thể được kê một số loại thuốc giúp kiểm soát chức năng bàng quang và ruột của bệnh nhân.

Người bệnh nên thực hiện phẫu thuật càng sớm càng tốt sau khi xuất hiện các triệu chứng "cờ đỏ"
Người bệnh nên thực hiện phẫu thuật càng sớm càng tốt sau khi xuất hiện các triệu chứng “cờ đỏ”

Đông y

Theo Đông y, hội chứng đuôi ngựa bệnh học xảy ra khi huyết trong cơ thể bị hư trệ nặng dẫn đến ngoại tà xâm nhập. Do vậy, để điều trị bệnh, các thầy thuốc Đông y thường sử dụng các vị thuốc giúp bồi bổ khí huyết, giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm ở vùng thắt lưng.

3 bài thuốc phổ biến được dùng cho bệnh nhân bị hội chứng chùm đuôi ngựa:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị tế thảo, ngải diệp, trần bì, quế chi (vỏ của những cành cây quế nhỏ), phòng phong mỗi loại 8g, đan sâm, mộc thông, hồng đằng, sơn thục, hoài ngưu tất, độc hoạt mỗi loại 12g, kim mao cẩu tích 6g. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm và sắc lấy nước uống mỗi ngày nhằm cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Bài thuốc 2: Thân thảo cây, dâm dương hoắc, bo bo, huyết rồng mỗi vị 30g, thổ miết trùng, độc hoạt, xuyên khung, thương truật mỗi loại 10g,  tế thảo 4g, hoàng bá 9g, mộc qua 12g. Sắc các nguyên liệu trên và chia thuốc vừa sắc được thành 2 lần uống, nên uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị mao truật, phục linh, bách chiếu mỗi vị 12g, can khương, xuyên ô, mỗi vị 4g, cam thảo 6g, quế chi 8g, xuyên khung 10g. Sắc tất cả các nguyên liệu trên với nước sau đó uống hết trong ngày.

Có nhiều nguyên nhân gây hội chứng chùm đuôi ngựa, do vậy bạn nên đến gặp bác sĩ Đông y để được chỉ định dùng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình, tránh tình trạng tự ý dùng thuốc theo đơn của người khác. Thêm vào đó, các bài thuốc Đông y thường có hiệu quả khá chậm, do vậy bạn nên kiên trì khi áp dụng.

Điều trị tại nhà

Ngoài các biện pháp điều trị bằng Đông y và Tây y, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà dưới đây để giảm triệu chứng của bệnh.

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Phương pháp này có thể giảm tình trạng đau nhức các khớp do hội chứng chùm đuôi ngựa gây ra.
  • Massage: Phương pháp này giúp giãn cơ, làm ấm và giảm đau nhức cơ thể do dây thần kinh bị chèn ép gây ra.

Mặc dù các phương pháp điều trị tại nhà khá an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, nó chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh chứ không giúp trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Do đó người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhà để được thăm khám và điều trị y khoa.

Massage cũng là cách điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa hiệu quả
Massage cũng là cách điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa hiệu quả

Phòng ngừa hội chứng chùm đuôi ngựa thế nào?

Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Do vậy, chủ động phòng ngừa bệnh là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp hạn chế những biến chứng không đáng có do căn bệnh này gây ra. Dưới đây là một số lưu ý về cách phòng ngừa hội chứng đuôi ngựa:

  • Tập luyện điều độ để tăng cường sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng.
  • Hạn chế mang vác vật nặng hoặc làm những công việc phải đứng nhiều. Hạn chế thực hiện những hoạt động phải cuối gập người quá mức để tránh tình trạng chèn ép lên các dây thần kinh ở vùng đuôi ngựa.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho các khớp…
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để bệnh không tiến triển nặng lên.
  • Với những người cao tuổi, nên thăm khám xương khớp định kỳ để phát hiện sớm hội chứng chùm đuôi ngựa.
  • Hạn chế các thực phẩm có thể gây ảnh hưởng tới xương khớp như thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, rượu bia, thuốc lá.
  • Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý vì điều này giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp chúng luôn dẻo dai…

Hội chứng chùm đuôi ngựa nếu được phát hiện sớm thì các cơ quan trong cơ thể sẽ ít bị tổn thương hơn. Do vậy khi có triệu chứng mắc bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa vào bệnh án hội chứng chùm đuôi ngựa, từ đó tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *