Top 6 loại thuốc mỡ trị vảy nến được dùng phổ biến trên thị trường
Bảng tóm tắt
Thuốc mỡ bôi khá phổ biến với bệnh ngoài da như vảy nến. Đây là một dạng thuốc bôi với công dụng làm dịu da nhanh, giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm trị vảy nến dạng thuốc mỡ khác nhau. Để người bệnh rõ hơn, bài viết này sẽ đưa ra thông tin cụ thể về các loại thuốc mỡ trị vảy nến được sử dụng nhiều hiện nay.
Các loại thuốc mỡ trị vảy nến trên thị trường
Thuốc mỡ trị vảy nến corticoid
Loại thuốc này được sử dụng phổ biến để điều trị vảy nến/thường xuyên được chỉ định để điều trị các bệnh viêm da như vảy nến, viêm da tiết bã, viêm da cơ địa,…Các dẫn xuất của corticoid giúp chống viêm, ức chế miễn dịch, kháng dị ứng.
Dưới đây là một số sản phẩm thuốc corticoid trị vảy nến thường gặp:
Thuốc mỡ Synalar:
Sản phẩm này được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da thường gặp như vảy nến, eczema. Synalar còn được bào chế thành hai dạng là thuốc mỡ, kem bôi. Thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không có khả năng phòng ngừa bệnh.
- Thành phần chính: Fluocinolone acetonide 25mg (1 dạng corticoid) và Neomycin
- Chỉ định: Chàm (eczema), viêm da tiếp xúc, vảy nến, lở loét da, viêm da do bội nhiễm
- Công dụng: Giảm các triệu chứng trên da như sưng, mẩn đỏ, do dị ứng, viêm da.
- Cách dùng: Làm sạch da, thoa một lớp mỏng lên vùng da bệnh. Với trẻ em trên 1 tuổi, dùng 1-2 lần/ngày, không quá 8 ngày. Với đối tượng từ 2 tuổi, dùng 2-4 lần/ngày, không quá 2 tuần.
- Chống chỉ định: Mụn trứng cá, nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn, trẻ em dưới 1 tuổi. Không bôi lên vết thương ở vú nếu đang cho con bú.
- Tác dụng phụ: một số vấn đề có thể gặp phải như ngứa da, nóng rát vùng da dùng thuốc, sưng nang lông, da khô hoặc bong tróc, phát ban da.
- Giá bán: Dao động khoảng 40.000-50.000đ/ tuýp 15g. Có thể mua ở các hiệu thuốc trên toàn quốc hoặc cửa hàng đồ xách tay.
Thuốc mỡ Betnovate:
Betnovate thuộc nhóm thuốc corticoid bôi tại chỗ dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng da như viêm da, chàm, vảy nến. Sản phẩm này được bào chế dưới các dạng thuốc mỡ, kem bôi ngoài, kem dưỡng da.
- Thành phần chính: Betamethasone valates
- Chỉ định: Chàm da, viêm da tiết bã, vảy nến, viêm da tiếp xúc kích ứng, lupus ban đỏ, viêm da dị ứng, tổn thương da nghiêm trọng với các vết đốt của côn trùng
- Công dụng: Điều trị, giảm các triệu chứng viêm da do bệnh da liễu gây ra, kháng dị ứng
- Cách dùng: Đối với thuốc mỡ, bôi một lớp mỏng lên vùng da tổn thương, tần suất 1-2 lần mỗi ngày. Áp dụng với cả người lớn và trẻ em. Không dùng quá 50g/tuần. Với dạng kem bôi, thuốc xịt sẽ có cách sử dụng khác.
- Chống chỉ định: Các vùng da nhiễm trùng nặng. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú phải có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tác dụng phụ: Có thể bị ngứa rát sau khi thoa thuốc, da bị kích ứng, phồng rộp, bong tróc, các mạch máu dễ nổi lên do mỏng da.
Thuốc mỡ Lorinden C 15g
Lorinden C 15g dùng để điều trị các bệnh da liễu như viêm da dị ứng, viêm da khô, biến chứng bởi nhiễm trùng. Sản phẩm này được bào chế dưới dạng thuốc mỡ.
Ảnh
- Thành phần chính: Flumethasone, Clioquinol
- Chỉ định: Các bệnh viêm da khô, viêm da tiết bã, vảy nến lâu ngày, viêm da dị ứng, mề đay, chàm da, lupus ban đỏ, liken phẳng.
- Công dụng: Giảm viêm, cải thiện các triệu chứng gây tổn thương trên da
- Cách dùng: Làm sạch da, thoa một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương. Tần suất 2-3 lần/ngày. Khi tình trạng da cải thiện, giảm xuống bôi từ 1-2 lần/ngày.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Giá bán: Dao động 50.000đ/ tuýp 15g
Thuốc mỡ trị vảy nến chứa corticoid được ưa chuộng bởi ưu điểm kháng viêm hiệu quả và giá thành rẻ. Tuy nhiên, nếu dùng sai chỉ dẫn như lạm dụng thuốc và bôi trên diện rộng, sẽ gây ra tác dụng phụ. Người bệnh sẽ gặp tình trạng nổi mụn, teo da, giãn mao mạch xuất huyết, rạn da…Trước khi sử dụng loại thuốc này, hãy lưu ý những điều sau:
- Các trường hợp da bị loét, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, ký sinh trùng,…thì không nên dùng các loại thuốc chứa corticoid
- Người bệnh dễ mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thuốc cần phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Nếu tự ý dùng thì tình trạng da sẽ trở nên nghiêm trọng
- Không dùng quá liều, cũng không dùng quá ít. Nên theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
- Nếu vệ sinh vùng da bệnh, đợi khô hẳn rồi mới bôi thuốc. Bôi một lớp mỏng lên da cho mỗi lần dùng.
- Với các vùng da dày như bàn tay, bàn chân, bệnh lý như bệnh dày sừng vẩy nến, chàm da.. Người bệnh có thể băng bằng kín bông gạc để tăng hấp thu thuốc, đẩy nhanh quá trình điều trị. Thời điểm thích hợp để làm việc này là lúc ban đêm, khi đi ngủ. Lưu ý tránh lạm dụng băng kín quá nhiều, dễ sinh vi khuẩn và nhiễm trùng.
Thuốc mỡ bôi da Flucinar
Thuốc bôi Flucinar được dùng điều trị các bệnh ngoài da khá phổ biến. Đây là dạng thuốc mỡ và dùng thoa trực tiếp lên các vùng da bệnh. Flucinar xuất sứ tại Ba Lan, được cấp phép và đưa vào sử dụng nhiều năm tại Việt Nam.
- Thành phần chính: Fluocinolone acetonide 0.25mg
- Chỉ định: Vảy nến, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm, lupus ban đỏ, liken phẳng.
- Công dụng: Giảm ngứa, kháng viêm, cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh vảy nến, như vảy nến da đầu, vảy nến trên cơ thể.
- Cách dùng: Lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên vùng da bệnh. Tần suất từ 2 tới 4 lần mỗi ngày. Sử dụng trong khoảng 2 tuần đầu. Không bôi thuốc lên các vết thương hở trên da, một số vùng da ở bẹn, mặt, cổ.
- Chống chỉ định: Người bị vảy nến lan rộng. Thuốc ít gây ra tác dụng phụ. Nếu thấy bất thường ở da thì nên ngưng thuốc và tới gặp bác sĩ. Nếu dùng thuốc Flucinar trong thời gian dài cho trẻ em sẽ gây chậm phát triển, nặng hơn sẽ dẫn tới Cushing.
- Giá bán: Khoảng 33.000 đồng/tuýp 15gr
Thuốc mỡ trị vảy nến Acid Salicylic 5%
Acid Salicylic thuộc nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid, dạng mỡ và được dùng nhiều trong hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến da đầu.
Ảnh
- Thành phần chính: Axit Salicylic
- Chỉ định: Vảy nến thông thường, vảy nến da đầu
- Công dụng: Ức chế lên các vi nấm gây bệnh trên da đầu, kháng khuẩn, sát khuẩn, làm bong các lớp vảy da đầu một cách tự nhiên. Không dùng thuốc bôi lên các vết thương hở.
- Cách dùng: Bôi trực tiếp một lượng vừa đủ lên vùng da bị tổn thương. Tần suất ngày 1-3 lần.
- Chống chỉ định: Vảy nến diện rộng. Người dễ bị mẫn cảm với salicylat. Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Giá bán: Khoảng 30.000 đồng/ tuýp 15gr
Thuốc bôi vảy nến Daivonex
Thuốc bôi Daivonex thường được chỉ định để điều trị vảy nến thông thường mức độ nhẹ đến vừa, vảy nến da đầu. Được bào chế dưới dạng thuốc mỡ 30g, thành phần chính là Calcipotriol-chất dẫn tổng hợp của vitamin D3.
- Thành phần chính: Calcipotriol
- Chỉ định: vảy nến da đầu, vảy nến khu trú
- Công dụng: Giảm các triệu chứng ngứa ngáy, vảy bám, bong tróc trên da đầu, giúp bong các mảng vảy nến trên da tự nhiên, không gây tổn thương da. Daivonex còn làm ức chế sự phát triển của vi nấm trên da đầu.
- Cách dùng: Làm sạch da đầu, thoa một lớp mỏng lên vùng da tổn thương. Tần suất từ 1-2 lần mỗi ngày. Không dùng quá 100g/tuần. Lưu ý không bôi thuốc mỡ lên mặt. Nếu dùng duy trì từ 1-2 tháng, vùng da bệnh có thể phục hồi hoàn toàn.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, bị rối loạn chuyển hoá canxi.
- Giá bán: Dao động 300.000-320.000/tuýp 30gr
Thuốc mỡ trị vảy nến Dithranol (chứa Anthralin)
Đây là loại thuốc không steroid được dùng phổ biến để chữa bệnh vảy nến. Ngoài dạng thuốc mỡ, thành phần chính Anthralin còn được bào chế thành dầu gội. Thuốc chứa anthralin có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào thượng bì, chống viêm ở bệnh nhân vảy nến.
Ảnh
- Thành phần chính: Anthralin
- Chỉ định: Vảy nến, một số bệnh da liễu
- Công dụng: chống viêm, giảm tốc độ tăng sinh của các tế bào da, giúp làm bong tróc các mảng vảy nến.
- Cách dùng: Sau khi thoa một lượng vừa đủ, chờ từ 10-20 phút, tắm lại bằng nước mát để rửa sạch thuốc. Hạn chế tắm với nước nóng ít nhất 1 giờ sau khi bôi thuốc để da không bị kích ứng. Sử dụng thuốc duy trì 2 lần/tuần sau 2 tuần đầu tiên sử dụng.
- Chống chỉ định: Bệnh vảy nến cấp, vảy nến có mụn mủ, viêm da
- Tác dụng phụ: Có thể gây kích ứng, đổi màu da
Lưu ý gì trong khi sử dụng các loại thuốc mỡ trị vảy nến?
Với các loại thuốc Tây y dạng bôi (bao gồm thuốc mỡ) thường có tác dụng chính là hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng lâm sàng chứ không thể phòng ngừa, chữa bệnh khỏi hoàn toàn. Người bệnh khi dùng thuốc mỡ trị viêm da tiết bã cần nắm được những vấn đề sau:
- Dùng theo chỉ dẫn, tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc. Điều này sẽ dẫn đến các tác dụng phụ ngoài mong muốn. Hoặc kháng thuốc, khiến bệnh trở nặng hơn.
- Khi gặp tác dụng phụ, hãy ngưng dùng thuốc ngay và đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
- Nếu dùng thuốc hết thời gian yêu cầu, không thấy có tác dụng thì nên cân nhắc thay loại thuốc khác hoặc tìm hướng điều trị tốt hơn.
- Khi tới khám bác sĩ, cần trình bày rõ tiền sử bệnh, tình trạng sức khoẻ, các loại thuốc đã sử dụng trước đó. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp.
- Với tình trạng vảy nến từ vừa đến nặng. Nên kết hợp bôi thuốc mỡ với thuốc uống (theo chỉ dẫn của bác sĩ) để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục và điều chỉnh tâm trạng thoải mái. Việc này sẽ ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Trên đây là thông tin chi tiết về một số loại thuốc mỡ trị vảy nến phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ có độ phù hợp nhất định với từng thể trạng. Người bệnh chỉ nên tham khảo thông tin để cẩn trọng trong việc mua thuốc và sử dụng thuốc. Đặc biệt với các trường hợp mắc bệnh da liễu từ mức độ vừa đến nặng, cần phải có hướng dẫn điều trị cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!