Bồ công anh – vị thuốc với nhiều công dụng trị bệnh thần kỳ

Bồ công anh là loài hoa nổi tiếng nhờ vẻ đẹp mong manh, xinh đẹp. Thế nhưng, đây cũng là một vị thuốc trong Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh mà ít ai biết tới. Một số tác dụng của bồ công anh điển hình như tăng cường sức khỏe, phòng ngừa và điều trị ung thư hiệu quả. Ngay sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với quý bạn đọc những thông tin hữu ích về thảo dược này.

Những thông tin cần biết về cây bồ công anh

Cây bồ công anh là loài thực vật mọc dại phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận và phân biệt được chúng với nhiều loài cây dại khác. Dưới đây là một số thông tin tổng quan cũng như cách nhận biết cây bồ công anh như sau:

  • Tên gọi khác: diếp hoang, cây lưỡi cày, diếp trời, cây mũi mác, cây bồ cóc,…
  • Tên khoa học: Lactuca indica L
  • Thuộc họ: Cúc (Asteraceae)

Đặc điểm thực vật

Với những đặc điểm nổi bật sau đây, không khó để bạn có thể nhận biết chính xác bồ công anh trong tự nhiên:

Hình ảnh cây bồ công anh mọc dại tại Việt Nam
Hình ảnh cây bồ công anh mọc dại tại Việt Nam
  • Là loài cây thân thảo, có tuổi thọ ngắn chỉ khoảng từ 1 – 2 năm.
  • Thân cây ngắn, có độ cao trung bình khoảng 50 – 80cm nhưng có những cây có thể lên đến 2m, mọc thẳng đứng và có màu xanh đốm tía.
  • Lá bồ công anh mọc so le với thân, gần như không có cuống, dài khoảng 15 – 30cm và các mép lá hình răng cưa.
  • Hoa mọc từng cụm từ các nách lá hoặc ngọn cây. Mỗi bông hoa nhỏ xếp lại thành hình chùy, có màu trắng, màu vàng nhạt hay cũng có những cây hoa bồ công anh tím đặc trưng. Phần tràng hoa dài, có hình dùi và vòi nhụy. Khoảng tháng 6 – 7 hàng năm là thời điểm cây ra hoa.
  • Đến tháng 9, cây kết quả. Quả có màu đen, bên ngoài là lớp lông tơ trắng nhạt, dài và tiết ra dịch nhựa màu trắng khi bẻ. Quả bồ công anh chứa nhiều hạt nhỏ và thường rất dễ bị bay đi nhờ lực của gió nên chính vì thế, diện tích loài cây này nhanh chóng được lan rộng.

Cây bồ công anh mọc ở đâu phổ biến? Khu vực phân bố chủ yếu

Với sức sống mạnh mẽ và khả năng phát tán hạt rộng rãi, bồ công anh thường mọc theo từng đám lớn, sống ở nhiều khu vực khí hậu. Loài cây này phát triển thích hợp nhất tại các vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm như khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Cụ thể như các nước gồm Ấn Độ, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,…

Tại Việt Nam, bồ công anh mọc phổ biến ở một số tỉnh thành phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La,… Chúng dễ dàng được tìm thấy ở bờ ruộng, bãi cỏ hoang, ven đường, bìa rừng, cạnh các con suối,…

Ngày nay, nhằm cho mục đích khai thác, dược liệu này được trồng tại một số hộ gia đình và nhiều khu thảo dược.

Trong tự nhiên, cây bồ công anh có mấy loại?

Hiện nay trong tự nhiên có nhiều loại cây bồ công anh khác nhau và không phải loài nào cũng là cây bồ công anh làm thuốc. Tùy vào mỗi loài mà chúng có những đặc tính, giá trị sử dụng hoàn toàn khác nhau. Tại Việt Nam phổ biến gồm 3 loại sau:

Cây bồ công anh Trung Quốc - thảo dược quý trong Đông y
Cây bồ công anh Trung Quốc – thảo dược quý trong Đông y
  • Cây bồ công anh Việt Nam: Loài này còn được biết đến với cái tên là cây mũi mác, diếp hoang,… được tìm thấy nhiều ở khu vực Miền Bắc nước ta.
  • Bồ công anh Trung Quốc: Với độ cao chỉ khoảng 60cm, bạn có thể phân biệt được loài này với các loài khác. Đây chính là vị thuốc quý tốt cho sức khỏe được sử dụng trong Đông y. Chúng ta sẽ tìm hiểu cây bồ công anh chữa bệnh gì trong những nội dung tiếp theo của bài viết.
  • Cây bồ công anh chỉ thiên: Loài cây này thường mọc ở Miền Nam nước ta là chủ yếu và được trồng làm cảnh, hoặc làm rau trong bữa ăn chứ không có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Thu hái và bào chế

Theo các chuyên gia, các bộ phận từ thân đến rễ bồ công anh đều chứa nhiều dược chất. Chính vì thế, toàn bộ cây đều được thu hái để làm dược liệu. Thời điểm thu hái thường vào tháng 6 – 7 hàng năm, trời nắng to bởi lúc này, hàm lượng các dưỡng chất trong cây là cao nhất.

Sau khi hái về mang rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, cây cỏ dại khác. Theo Đông y, có 3 cách để bào chế thành dược liệu để sử dụng trong thời gian dài bao gồm:

  • Phơi khô: Rửa sạch thảo dược rồi phơi trực tiếp dưới nắng đến khi khô hoàn toàn.
  • Sấy khô: Bồ công anh rửa sạch, cắt thành những đoạn ngắn rồi bỏ lên chảo sao vàng. Đến khi thảo dược đã chuyển vàng và xuất hiện ít khói thì tắt bếp, đổ ra cho nguội.
  • Nấu cao bồ công anh: Phương pháp này thường được sử dụng trong các nhà máy điều chế dược liệu bởi quy trình bào chế phức tạp và yêu cầu về kỹ thuật cao hơn.

Dược liệu sau khi bào chế cần được bảo quản trong lọ hoặc túi bóng kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh không khí lọt qua gây nấm mốc hoặc côn trùng gây hư hại. Nếu thảo dược xuất hiện nấm mốc thì tuyệt đối không nên sử dụng.

Vị thuốc bồ công anh có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Công dụng của bồ công anh là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm từ xưa đến nay. Rất nhiều những tài liệu, nghiên cứu của các danh y nổi tiếng, nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh bồ công anh quả thực là một dược liệu quý.

Trong y học cổ truyền

Các tài liệu y Đông y ghi chép rất nhiều về đặc tính của loài này. Theo đó, thảo dược này có vị ngọt, tính bình, không chứa độc tố và quy vào 2 kinh Can, Vị là chủ yếu. Đồng thời cũng đã khẳng định nhiều tác dụng của lá bồ công anh như:

Sử dụng trà bồ công anh có tác dụng gì cho sức khỏe?
Sử dụng trà bồ công anh có tác dụng gì cho sức khỏe?
  • Thanh nhiệt cơ thể, giải độc.
  • Tiêu viêm, kháng khuẩn, trị ung nhọt.
  • Lợi niệu, ngăn ngừa viêm nhiễm đường bài tiết, tuyến vú và trị mụn ung nhọt.
  • Trị viêm amidan cấp tính.

Trong y học hiện đại

Bên cạnh y học cổ truyền, y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu về thành phần dược tính có trong cây bồ công anh. Kết quả chỉ ra rằng trong dược liệu này chứa nhiều hợp chất quý hiếm, có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Điển hình trong số đó phải kể đến như Taraxasterol, Inulin, Choline, Fructozo, Glucozo,…

Vậy những hợp chất này trong các bộ phận như thân, rễ, lá bồ công anh có tác dụng gì? Câu trả lời sẽ được chúng tôi tiết lộ trong nội dung ngay sau đây:

  • Điều trị tắc tuyến sữa, sưng tức vú.
  • Ngăn ngừa quá trình hình thành và phát triển của các khối u, hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
  • Chữa đau dạ dày, ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
  • Trị mụn nhọt, mưng mủ trên da, chữa lở loét để lâu.
  • Giải độc, chữa rắn, côn trùng cắn.
  • Chữa viêm gan, viêm amidan, viêm ruột thừa, dạ dày và viêm kết giác mạc cấp tính.
  • Nhuận tràng, hết táo bón.
  • Phòng ngừa loãng xương.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư vú.

Những bài thuốc từ bồ công anh hiệu quả nhất cho người dùng

Các chuyên gia đã khẳng định bồ công anh mang đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, tác dụng của cây bồ công anh chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi sử dụng đúng cách, phù hợp với từng mục đích. Ngay sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc những cách sử dụng cây bồ công anh mang đến hiệu quả tối ưu.

Sử dụng bồ công anh điều trị ung thư

Đối với các bệnh nhân ung thư, bên cạnh lộ trình điều trị y khoa, bài thuốc cũng này là một phương pháp hỗ trợ hiệu quả.

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm: rễ, lá bồ công anh mỗi loại 25gr và 45gr cây xạ đen.
  • Đem sắc kỹ cùng với 1 lít nước đến khi cô cạn thì loại bỏ bã chắt lấy nước uống hàng ngày.
  • Phần nước thuốc bạn có thể chia thành 2 lần uống sáng và chiều tối, dùng khi còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa tắc tuyến sữa, sưng đau vú ở phụ nữ cho con bú

Với bài thuốc này, bạn có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc khô đều mang lại kết quả điều trị tốt. Hai cách sử dụng được áp dụng phổ biến trong Đông y gồm:

  • Cách 1: Sử dụng 20gr dược liệu khô đun kỹ lấy nước uống hàng ngày.
  • Cách 2: Lấy 40gr bồ công anh tươi rồi rửa sạch, giã dập cùng với một ít muối tinh. Sau đó, phần bã được đắp lên chỗ sưng đau còn phần nước thì chắt lấy uống liền. Mỗi ngày dùng 1 lần, sau khoảng 2 – 3 lần sẽ có những chuyển biến tích cực.

Cách dùng bồ công anh chữa nóng trong, mụn ung nhọt

  • Sử dụng dược liệu khô khoảng 15gr, rửa sạch rồi sắc kỹ với 600ml nước.
  • Đến khi cô cạn còn 1/3 thì chắt lấy phần nước để uống.

Thông thường, người bệnh sử dụng trong 4 – 5 ngày các triệu chứng sẽ có dấu hiệu thuyên giảm. Nhưng có những trường hợp có thể kéo thời gian điều trị dài hơn.

Bài thuốc trị đau bao tử, viêm loét bao tử

Không chỉ giúp giảm đau, trị viêm dạ dày mà còn giúp người bệnh hết chán ăn, đầy bụng, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Các bước làm cho người bị đau bao tử như sau:

  • Chuẩn bị dược liệu bao gồm: bồ công anh khô 25gr, khôi tía khô 20gr cùng khổ sâm 15gr.
  • Bỏ tất cả nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 1 lít nước.
  • Đun nhỏ lửa đến khi cô cạn còn 1/3 thì chắt lấy nước, uống khi còn nóng.
Bài thuốc từ bồ công anh chữa bệnh dạ dày hiệu quả
Bài thuốc từ bồ công anh chữa bệnh dạ dày hiệu quả

Theo các chuyên gia, bài thuốc này cần uống duy trì liên tục trong vòng 10 ngày, ngưng thuốc và theo dõi các chuyển biến của bệnh. Nếu vẫn chưa thuyên giảm thì sau khi nghỉ dùng thuốc 3 ngày lại tiếp tục sử dụng thuốc trong 10 ngày tiếp theo đến khi khỏi hoàn toàn.

Mẹo trị côn trùng, rắn độc cắn

Sau khi được hút hết độc tố ở vết cắn có thể dùng lá bồ công anh để phục hồi hoàn toàn lại vết thương.

  • Trước tiên, dùng một nắm lá dược liệu tươi, rửa sạch rồi giã dập cùng một ít muối tinh.
  • Lấy phần bã đắp lên vùng có vết thương.

Thực hiện theo cách trên trong vòng 1 tuần sẽ giúp làm liền vết thương nhanh chóng, loại bỏ hết độc tố ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, công dụng của lá bồ công anh chỉ là biện pháp hỗ trợ, khi gặp rắn hay côn trùng độc cắn trực tiếp cần phải đến ngay cơ sở y tế để thực hiện sơ cứu đúng cách.

Bài thuốc chữa viêm túi mật, polyp túi mật

  • Dùng lá bồ công anh khô khoảng 30gr rồi rửa sạch.
  • Pha với nước sôi, ủ trong khoảng 20 phút để trà ngấm là có thể thưởng thức.

Trà bồ công anh có thể uống nhiều lần trong ngày, thay cho nước lọc.

Nấu rau bồ công anh

Rau từ bồ công anh là một trong những món ăn quen thuộc của nhiều gia đình vừa mang đến công dụng chữa bệnh, vừa chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Người dùng có thể chế biến theo nhiều cách tùy vào khẩu vị của gia đình.

  • Món rau luộc: Như nhiều loại rau khác, sau khi nước đã được đun sôi, thả rau vào và thêm một ít muối, mì chính rồi đun đến khi chín tới thì vớt rau ra đĩa.
  • Món rau xào: Trước tiên cần phi thơm tỏi rồi cho rau vào xào đến khi chín tới. Cuối cùng thì nêm gia vị vừa đủ, vớt rau ra đĩa.

Những lưu ý khi sử dụng bồ công anh

Để mang đến liệu trình điều trị an toàn, hiệu quả nhất, người dùng cần lưu ý những điểm sau:

Cần thận trọng trong quá trình sử dụng dược liệu
Cần thận trọng trong quá trình sử dụng dược liệu
  • Không nên sử dụng quá liều lượng mỗi ngày có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, nôn mửa, viêm da, túi mật,….
  • Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ cần cân nhắc trước khi sử dụng, tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để có lời khuyên về liều lượng cũng như quá trình điều trị phù hợp nhất.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú nên tham khảo ý kiến các chuyên gia, bác sĩ khi sử dụng.
  • Những người mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, suy tim, tắc nghẽn ống mật, tắc ruột, dị ứng với nhựa cao su, tỳ vị hư, tiêu chảy cần thận trọng trong quá trình sử dụng.
  • Nếu người dùng xuất hiện những dấu hiệu bất thường, dị ứng với thảo dược cần ngưng sử dụng ngay lập tức và đi khám xét kỹ lưỡng tại các cơ sở y tế để khắc phục kịp thời.
  • Bồ công anh có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, kháng sinh,…
  • Chưa có nghiên cứu chứng minh thảo dược này có thể giúp giảm cân, duy trì vóc dáng. Vì thế, hạn chế sử dụng thảo dược làm rau trong chế độ ăn kiêng.

Bài viết trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về thảo dược bồ công anh cũng như tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều vị thảo dược xung quanh chúng ta.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *